Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Những mốc son lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Từ buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, trải qua 68 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống vẻ vang của quân đội, xứng đáng với danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ".
Quân đội Việt nam những ngày đầu thành lập



Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân : Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành 03 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân.
Một số chiến thắng đầu tiên của Nam bộ kháng chiến: Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp có quân Anh tiếp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay trong những ngày đầu, quân và dân Sài Gòn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu hao sinh lực địch, phá huỷ một phần cơ sở của chúng. Nổi bật là các trận đánh ở Thị Nghè, cầu Bến Phân, đánh phá Khám lớn Sài Gòn, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn.
Một sộ chiến công mở đầu cuộc kháng chiếnn toàn quốc: Đêm 19 rạng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", các chiến sĩ vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đánh địch rất dũng cảm. Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, Nhà ga, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân. Cùng với Hà Nội, quân và dân ta ở nhiều thành phố khác cũng tiến công và vây hãm địch.
Trong thời gian từ năm 1947 đến 1950 quân đội ta đã tổ chức hai chiến dịch lớn: chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới nhằm đánh chặn và phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Từ khi thành lập cho tới 1954 ở hai miền Nam Bắc, quân đội ta đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu hao sinh lực địch, phá huỷ một phần cơ sở của chúng. Quân đội ta đã tổ chức hai chiến dịch lớn là chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới nhằm phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.



Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công lần thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bức quân địch ở Bản Kéo đầu hàng, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm. Ngày 30/3/1954, ta mở đợt tiến công lần thứ 2 diệt các cứ điểm phía Đông, cuộc chiến đấu giành đi giật lại giữa ta và địch rất quyết liệt. Vòng vây của quân ta khép chặt dần, hãm quân địch vào tình thế rất khốn đốn. Ngày 01/5/1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu; quân ta lần lượt đánh chiếm các cứ điểm phía đông và phía tây, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch. Ngày 07/5/1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.Bắt sống tướng Đờcats.

Ở Miền Nam trong giai đoạn từ 1959 đền 1963 các phong trào yêu nước đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam bộ, Tây Nguyên và miền tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Tiêu biểu là phong trào “đồng khởi” Bến Tre và chiến thắng Ấp Bắc.
Ở Miến Bắc từ 1965 đền 1968 Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh trả địch, giành thắng lợi ngay từ trận đầu, tiếp đó lần lượt đập tan những bước leo thang của chúng, lập nên những chiến công oanh liệt. Trước sự thất bại nặng nề ở miền Bắc và cả miền Nam, ngày 01/1/1968, Jiôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc, sau đó chấp nhận họp Hội nghị bốn bên tại Pa-ri.

Xác máy bay mỹ bị lực lượng phòng không miền bắc bắn rơi.



Sau 1954, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh chi viện cho Miền Nam đánh Mỹ. Trong suốt thời gian từ 1959 đến 1968 Miền Nam có nhiều phong trào yêu nước, Miền Bắc anh dũng đập tan những âm mưu của đế quốc Mỹ
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân: Ngày 30 và 31/1/1968, quân và dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở 64 thành phố, thị xã, đánh vào sào huyệt cơ quan đầu não của địch. Ở Sài Gòn - Gia Định, ta tiến công nhiều mục tiêu quan trọng: tòa đại sứ Mỹ, Dinh Tổng thống Ngụy, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh… Ở Huế, ta đánh chiếm 39 mục tiêu quan trọng, làm chủ hầu hết thành phố và chốt giữ 25 ngày đêm, thành lập chính quyền cách mạng. Đây là đòn quyết định làm phá sản chiế n lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải "xuống thang chiến tranh", tạo ra bước ngoặt mở đầu thời kỳ đi xuống về chiến lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tòa Đại sứ Mỹ ở dường Hàm nghi bị biệt động tấn công năm 1968

Trong thời gian từ năm 1971 đến 1972 quân dân ta đã mở được những chiến dịch lớn, tiến công chiến lược trên toàn chiến trường Miền nam: chiến dịch đường 9 Nam Lào và 17 cuộc tổng tiến công khác Kết quả, ta giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị, phần lớn tỉnh Kon-Tum, bắc Bình Định, một khu vực rộng lớn các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và khu 5, giải phóng và giành quyền làm chủ hơn 1 triệu dân.

Chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”: cay cú trước những thất bại nặng nề, đêm 18/12/1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác trên miền Bắc liên tục trong 12 ngày đêm. Quân dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, trừng trị đích đáng không quân Mỹ, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của địch ở Hà Nội, Hải Phòng.
Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân, quân dân ta đã mở được những chiến dịch lớn, tiến công chiến lược trên toàn chiến trường Miền nam. Quân dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, trừng trị đích đáng không quân Mỹ, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của địch ở Hà Nội, Hải Phòng buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pari.

Đại thắng mùa xuân năm 1975:
Ngày 04/3/1975 bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
Phát huy thắng lợi, ngày 21/3/1975 ta mở chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng. Từ ngày 21 đến 26/3, ta tiến công chia cắt và giải phóng Huế-Đà Nẵng, tiếp đó giải phóng tỉnh Quảng Ngãi. Từ 27 đến 29, ta phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng. Từ Tây Nguyên bộ đội ta tiến xuống hỗ trợ lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà.
Trước những thắng lợi có ý nghĩa quyết định, ngày 04/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Tổ Quốc tung bay trước Dinh Độc lập, đất nước ta đã liền một dải.



Quân đội nhân dân Việt nam sau chiến tranh
Sau chiến tranh, mồ hôi và công sức của anh bộ đội Cụ Hồ đã in dấu trên mọi miền đất nước, nhất là ở những nơi khó khăn, nghèo khổ dọc biên giới, ven biển và hải đảo xa xôi, giúp dân tổ chức lại cuộc sống, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế. Tại các nông trường Mộc Châu, Tây Hiếu, Việt Trung, Sao Đỏ, vùng tứ giác Long Xuyên, vùng ven biển Kim Sơn - Ninh Bình quân đội biến những nơi này từ hoang vu lau, lách thành các khu kinh tế mới sầm uất. Lực lượng quân đội còn tham gia xây dựng các công trình lớn của đất nước như thuỷ điện Hoà Bình, đường Hồ Chí Minh, các công trình dầu khí.
Như vậy QĐND Việt Nam không những đã dũng cảm chiến đấu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn lao động quên minh, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét