Thời ngày xưa lúc bom rơi đạn nổ đã không biết bao người hi sinh dâng hiến mạng sống của mình cho tổ quốc. Vì vậy, dân tộc ta không phải là dân tộc không biết dâng hiến, trải qua hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ nhân dân ta đã đổ bao xương máu, sức người, sức của để thống nhất đất nước. Nhiều bà mẹ anh hùng đã dâng hiến lần lượt những người con ra mặt trận có ngày đi không có ngày trở lại, nhiều người vợ đã dâng hiến người chồng nằm lại với chiến tranh.và còn nữa hàng vạn người mang trên mình thương tích hoặc chất độc hóa học họ vẫn lạc quan vui sống với nỗi đau riêng tuy rằng Đảng và nhà nước đã có chính sách "Đền ơn đáp nghĩa"Nhưng cứ thử hỏi xem có ai muốn vậy để rội nhận lại sự ưu đãi không.
Và trong thời nay không phải chúng ta không có những người biết dâng hiến. Nhưng thử lắng nghe nhiều ý kiến chia sẻ những câu chuyện cụ thể khi họ dâng hiến hết mình. Có người tâm sự rằng đã cống hiến nhiều năm cho một cơ quan, làm việc không ngừng nghỉ và đôi khi phải hi sinh lợi ích bản thân vì những người xung quanh nhưng lại không được ghi nhận, không được đánh giá cao và không được tạo cơ hội để phát huy hết khả năng của mình, không được trân trọng những giá trị
Có thể nói rằng xã hội ngày nay không ít người đang cống hiến hàng ngày trong sự bế tắc như vậy. Với họ luôn đau đáu và bi quan bởi sự cố gắng cống hiến đó để làm gì khi không được công nhận. Và đáng buồn hơn là sự dâng hiến đó không được sự đồng lòng của tập thể, của cộng đồng Hoặc có những ý kiến trăn trở rằng sự cống hiến làm việc hăng say đó lại không được cấp trên ngó ngàng đến, không được tạo điều kiện bằng những nhân viên có thể được xếp vào hàng "nịnh nọt, nói nhiều làm ít" thì lại được đánh giá cao hơn.
Đó là với những người sống và làm việc ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình. Còn với những người xa xứ, đi học ở nhiều phương trời khác, khi được hỏi họ có muốn trở về quê hương để cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước không thì hầu như ai cũng trả lời rằng muốn lắm chứ, sống ở nơi đất khách tha hương cô đơn lắm, ai chẳng muốn được sống đầm ấm giữa tình cảm gia đình, quê hương. Nhưng điều cản trở là về nước không có cơ hội để phát triển ví dụ như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu hoặc những tài năng về nhiều lĩnh vực khác...
Và cò nhiều câu chuyện cụ thể khác về sự cống hiến này. Nhìn ra ngoài thế giới, chẳng hạn như Nhật Hoàng tự nguyện dâng hiến quyền lực cho nền dân chủ Nhật Bản từ 1886 vậy. Nước Nhật có nền dân chủ đúng nghĩa, có kinh tế phát triển và Nhật Hoàng vẫn tồn tại và được người dân kính trọng, ngưỡng mộ. Đó chính là bài học "biết dâng hiến" mà chúng ta cần phải học tập .
Bác Hồ đã từng dạy: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công
bằng. Lòng tin là sự khởi đầu cho tất cả. Có lòng tin thì mới
có động lực để cống hiến. Vì vậy, trong mỗi người hôm nay
vẫn đang đi tìm câu trả lời Dâng hiến vì ai? Và cống hiến vì
điều gì?. Đó chính là câu hỏi lớn của thời đại khi bàn đến
chuyện cống hiến cho đất nước hôm nay.
bằng. Lòng tin là sự khởi đầu cho tất cả. Có lòng tin thì mới
có động lực để cống hiến. Vì vậy, trong mỗi người hôm nay
vẫn đang đi tìm câu trả lời Dâng hiến vì ai? Và cống hiến vì
điều gì?. Đó chính là câu hỏi lớn của thời đại khi bàn đến
chuyện cống hiến cho đất nước hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét