Thấm nhuần phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, Hội Cựu chiến binh Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ luật, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức, tập hợp những người đã trực tiếp góp xương máu, công sức của mình trong các cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc, tiếp tục góp phần một cách có hiệu quả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đã mở rộng và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra những thời cơ, thuận lợi mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, có nhiều vấn đề đang tác động tới sự đồng thuận xã hội, đó là: những biến đổi mạnh mẽ của cơ cấu giai cấp, xã hội, sự đa dạng về lợi ích kinh tế, sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng, phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư; các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí có chiều hướng ngày càng gia tăng; đồng thời các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiến hành những hoạt động diễn biến hoà bình, dưới chiêu bài đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền… “đòi đa nguyên, đa đảng”, hòng hạ thấp uy tín, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá Đảng ta, chế độ ta. Những khó khăn đó đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên cần nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Với đội ngũ cựu chiến binh, Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa. Động viên cựu chiến binh giúp nhau cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo, góp phần giáo dục lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở trong sạch vững mạnh”.(1)
Đó chính là định hướng, là yêu cầu đối với hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong nhiệm kỳ tới.
Để thực hiện tốt nội dung định hướng trên, các cấp Hội cần tăng cường lãnh đạo giáo dục chính trị, tư tưởng làm cho cán bộ, hội viên nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng; giữ vững lập trường cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức năng lực, có uy tín trước quần chúng, đáp ứng yêu cầu công tác; nhạy bén về chính trị, luôn bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của cán bộ, hội viên và nhân dân. Đặc biệt, phải có tâm huyết và tính năng động sáng tạo, luôn đổi mới nếp nghĩ, cách làm để phát huy cao độ bản chất, truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ” trong điều kiện mới. Đoàn kết vận động cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; đấu tranh chống mọi quan điểm thù địch sai trái, góp phần tích cực bảo vệ đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức Hội các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở; nêu cao tinh thần gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng và chính quyền cơ sở; thu thập ý kiến của cựu chiến binh, của nhân dân về những chủ trương xây dựng địa phương, về những chính sách liên quan đến đời sống người dân và cựu chiến binh, phản ánh với cấp ủy Đảng, chính quyền, đề xuất những biện pháp giải quyết có lý, có tình, đúng pháp luật, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Tích cực phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, nhất là những lĩnh vực quan trọng như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thiên tai… Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn; góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm, tăng cường quan hệ bền chặt giữa cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, nêu cao kỷ cương, phép nước.
tích cực chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các chủ trương cải cách hành chính, về hoạch định chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và làm nòng cốt xây dựng chính trị ở cơ sở vững mạnh.
Cùng với đó, trên cơ sở sơ kết thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh trong giai đoạn cách mạng mới”, các cấp Hội tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết với chiều sâu và hiệu quả ngày càng thiết thực.
Tổ chức, vận động cựu chiến binh nêu cao ý chí, tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp nhau nâng cao đời sống, thi đua làm giàu hợp pháp; tham gia các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương. Tập trung chỉ đạo xóa nghèo cho cựu chiến binh ở các vùng còn nghèo, nhất là vùng miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Giúp đỡ cựu chiến binh về vốn, tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt. Đề nghị với chính quyền tạo điều kiện để cựu chiến binh tham gia các chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.Động viên cựu chiến binh làm nông nghiệp ở nông thôn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển nhanh lao động sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, có chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường.
Động viên cựu chiến binh là chủ doanh nghiệp, chủ hợp tác xã, chủ trang trại nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế. Tham gia hoạt động từ thiện, trước hết là giúp đỡ cựu chiến binh nghèo. Hội khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ để phát triển hình thức hiệp hội, câu lạc bộ, ban liên lạc các doanh nghiệp cựu chiến binh… để giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh.
Với cựu chiến binh, cựu quân nhân sinh sống ở nước ngoài, trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại nhân dân, Hội cần tăng cường quan hệ, định hướng hoạt động, phù hợp với điều kiện của anh em và luật pháp nước sở tại. Động viên anh em hướng về Tổ quốc, tham gia xây dựng đất nước và giúp đỡ các cựu chiến binh còn khó khăn.
Các cấp Hội Cựu chiến binh tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân và phát huy vai trò gương mẫu của mình tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá theo chủ trương của cấp ủy, chính quyền. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng môi trường, lối sống lành mạnh trong cộng đồng dân cư. Tích cực vận động, giúp đỡ, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nhiều hình thức đa dạng, thích hợp. Hội viên cựu chiến binh phải sống gương mẫu và bằng sự gương mẫu của mình giáo dục con cháu xây dựng gia đình văn hoá mới, nêu gương sáng cho lớp trẻ noi theo.
Vận động cựu chiến binh hoạt động trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật… phát huy tiềm năng, trí thức, đóng góp vào phát triển văn hoá, xã hội của đất nước và địa phương.
Thực hiện lời Di chúc của Bác “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, bằng tâm huyết và sự từng trải của mình, cựu chiến binh tiếp tục góp phần giáo dục làm cho lớp trẻ hiểu đúng, trân trọng với truyền thống của đất nước, của Đảng, của địa phương và chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Truyền thụ những kinh nghiệm đã được nghiên cứu tổng kết cho thế hệ trẻ, coi đó là một nhiệm vụ vẻ vang của Hội và là trách nhiệm, tình cảm của cựu chiến binh đối với thanh, thiếu niên; có trách nhiệm kế thừa, nuôi dưỡng, phát huy lý tưởng cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Vận động thanh, thiếu niên thực hiện chủ trương “xây dựng xã hội học tập”; chống tiêu cực trong học đường; tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Ở các vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, cựu chiến binh cần quan tâm giúp đỡ, nâng cao trình độ hiểu biết của lớp trẻ, chống các hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Các cấp Hội tích cực phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức đoàn cơ sở; phát hiện, bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú giới thiệu kết nạp vào Đảng.
Quán triệt quan điểm, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng, Nhà nước, Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp chặt chẽ với bộ, ban, ngành đoàn thể liên quan, phát triển rộng rãi hoạt động đối ngoại nhân dân. Đưa quan hệ hợp tác với Hiệp hội Cựu chiến binh Lào, Hội Cựu chiến binh Căm-pu-chia đi vào chiều sâu. Đẩy mạnh quan hệ với cựu chiến binh các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống. Tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác mới phù hợp với khả năng và điều kiện của ta. Phát huy vai trò Hội là thành viên trong các tổ chức cựu chiến binh ở khu vực và thế giới. Hội đã tăng cường quan hệ với các tổ chức cựu chiến binh Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Ô-xtrây-lia và Niu-Di-lân. Thúc đẩy hoạt động hữu nghị hợp tác song phương, tập trung trao đổi việc khắc phục hậu quả chiến tranh, như tìm kiếm MIA, thực hiện dự án rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, đặc biệt khắc phục hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin. Làng Hữu nghị, nơi nuôi dưỡng chữa trị cho cựu chiến binh, con em cựu chiến binh bị chất độc da cam/đi-ô-xin, trở thành điểm đến của hàng ngàn khách trong nước và quốc tế, có sức thuyết phục đối với dư luận quốc tế trong cuộc đấu tranh với phía Mỹ về tác hại đối với nhiều thế hệ người Việt Nam sau chiến tranh. Thông qua quan hệ với các tổ chức cựu chiến binh thế giới và khu vực, Hội đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cựu chiến binh nhiều nước đối với Việt
Tiếp tục phát triển phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Chỉ tiêu thi đua phải nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu Đại hội các cấp, Đại hội toàn quốc của Hội đề ra; sát với từng vùng, từng miền, từng đối tượng; lồng ghép với chỉ tiêu thi đua chung của cả nước, của địa phương. Hết sức coi trọng nhân rộng điển hình với từng nhiệm vụ, từng loại hình cơ sở; biểu dương khen thưởng kịp thời, chính xác.
Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Hội, tổ chức hoạt động phải lấy hiệu quả làm mục tiêu, khắc phục những biểu hiện hành chính hoá, phô trương, hình thức. Chủ trương, kế hoạch công tác phải sát cơ sở, với từng đối tượng cựu chiến binh, với từng vùng, từng miền. Cán bộ Hội các cấp cần đề cao dân chủ, tập thể, chủ động, sáng tạo; đề cao vận động, thuyết phục; chủ động tham mưu với cấp ủy và chính quyền; có chương trình hoạt động toàn khóa và hằng năm. Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề đi sâu chỉ đạo một số mặt công tác của Hội.
Các cấp Hội thường xuyên thu thập ý kiến của cựu chiến binh về những vấn đề chính sách liên quan đến cựu chiến binh sau chiến tranh, phản ánh, đề đạt với các cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước nghiên cứu giải quyết; giám sát việc thực hiện đúng những chính sách đã ban hành. Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý hướng dẫn cựu chiến binh giải quyết những vụ việc bị xử lý oan sai, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cựu chiến binh.
Tiến tới đại hội V các cấp Hội dấy lên phong trào thi đua sôi nổi hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
*1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007, tr 120 - 121(Theo Hội CCB Việt Nam )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét