Đề cương tuyên truyền Hội cựu chiến binh Việt Nam |
HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM, 23 NĂM XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH VÀ TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIẾU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V I. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM Vào những năm cuối thập kỷ 80 (thế kỷ XX), tình hình thế giới và trong nước diễn biến cực kỳ phức tạp. Chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ. Nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức rất gay gắt cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, xoá bỏ CNXH ở Việt Nam. Trước tình hình đó, với tâm huyết và trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ XHCN, nguyện vọng thiết tha của CCB Việt Nam là nhanh chóng tập hợp lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng hình thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam, ngày 6 tháng 12 năm 1989, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Mục đích của Hội là: "Đoàn kết CCB, giữ gìn và phát huy truyền thống "Bộ đội cụ Hồ", tham gia bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng CSVN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, giúp đỡ lẫn nhau về tinh thần và vật chất, gắn bó tình bạn chiến đấu". Trong 3 năm đầu, từ khi thành lập đến Đại hội lần thứ nhất năm 1992, Hội đã hình thành tổ chức 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) với số lượng 68 vạn hội viên, đại bộ phận thuộc thế hệ CCB tham gia các lực lượng vũ trang thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ đầu chủ yếu ở cấp xã, phường, thị trấn, nay phần lớn thôn, ấp, bản, buôn làng, khu phố trong cả nước đều có chi Hội CCB. Về sau, theo Nghị định 487 của Chính phủ, tổ chức Hội đã phát triển trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học từ Trung ương đến cơ sở. Năm 2002, thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB", Đại hội III đã bổ sung Điều lệ để mở rộng kết nạp vào Hội thêm các đối tượng mới. Ngày 18 - 10-2005, Chủ tịch Nước công bố Pháp lệnh CCB đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua, nhằm thể chế hoá Nghị quyết của Đảng về CCB và Hội CCB Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho Hội CCB hoạt động và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Những quyết định trên của Đảng và Chính phủ đã tạo điều kiện cho Hội CCB không ngừng lớn mạnh, vì vậy dù chiến tranh đã đi qua nhưng Hội CCB vẫn tồn tại và phát triển lâu dài. Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Hội CCB đã tiến hành 4 lần Đại hội đại biểu toàn quốc và đang tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 20 12 - 2017. * Đại hội lần thứ I. Họp từ ngày 19 đến 20/11/1992 tại Hội trường Ba Đình Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 318 đại biểu, đại diện cho gần 70 vạn hội viên trong cả nước. Đây là Đại hội thành lập Hội, khẳng định tính chất, vai trò, vị trí của Hội là một tổ chức trong hệ thống chính trị, một đoàn thể nhân dân hoạt động chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam, là thành viên của MTTQ Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền lợi của CCB. Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự của Hội CCB Việt Nam và bầu BCHTƯ Hội gồm 75 uỷ viên. Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội. * Đại hội lần thứ II Họp từ ngày 17 đến 18/12/1997 tại Hội trường Ba Đình Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 432 đại biểu, đại diện cho 1.350.000 hội viên sinh hoạt trong hơn 13.300 tổ chức cơ sở Hội cả nước. Đây là Đại hội khẳng định vai trò, vị trí của Hội CCB Việt Nam trong đời sống xã hội của đất nước, Hội CCB thực sự là một đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động đồng đúng hướng, có hiệu quả thực hiện tất cả nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho, được xã hội thừa nhận, xứng đáng là một lực lượng nòng cốt của TTTQ, là Chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự và bầu BCH Tư khoá mới gồm 88 uỷ viên. Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu lại làm Chủ tịch Hội. * Đại hội lần thứ III Họp từ ngày 26 đến 28/12/2002 tại Hội trường Ba Đình Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 417 đại biểu đại diện cho hơn 1,7 triệu hội viên sinh hoạt trong hơn 14.000 cơ sở Hội trong cả nước. Đây là Đại hội quán triệt và bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết 09 của BCT về 'Tăng cường sự lãnh của Đảng đối với công tác CCB trong giai đoạn cách mạng mới". Đại hội cũng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, hội viên tiếp tục phát huy bản chất truyền thông Bộ đội Cụ Hồ, quán triệt sâu sắc mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Hội khi đất nước bước vào thế kỷ 21. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự và bầu BCH khoá III gồm 95 uỷ viên. Đồng chí trung tướng Đặng Quân Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội. * Đại hội lần thứ IV Họp từ ngày 12 đến 14/12/2007 tại Hội trưng Bộ Quốc phòng Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 497 đại biểu đại diện cho hơn 2,2 triệu hội viên đang sinh hoạt trong gần 16.000 cơ sở Hội trong cả nước. Đây là Đại hội quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, tiếp tục thực hiện hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, đoàn kết, tập hợp và phát huy tiềm năng đa dạng, phong phú của các thể hệ CCB, cựu quân nhân, tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống, Bộ đội Cụ Hồ", hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; là Đại hội đẩy mạnh đổi mới nội dung phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, nêu cao vai trò, vị trí của Hội, luôn luôn là lực lượng Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội, là chỗ dưa tin cậy, là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Danh dự và bầu BCH khoá IV gồm 99 uỷ viên. Đồng chí Trung tướng Trần Hanh được bầu làm Chủ tịch Hội: Các đông chí Phạm Hữu Bồng, Phùng Khắc Đăng, Đỗ Công Mùi, Lê Thành Tâm được bầu làm Phó Chủ tịch Hội. Nhìn lại 4 kỳ Đại hội và 23 năm xây dựng Hội cho thấy sự phát triển và trưởng thành của Hội CCB Việt Nam gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước, gắn liền với sự quan tâm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với Hội. II. KẾT ỌUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI IV (2007-2012) CỦA HỘI. 1. Hội đã tăng cường vận động CCB đoàn kết, phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Các cấp Hội và hội viên luôn gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tích cực tham gia ý kiến vào Nghị quyết của cấp ủy Đảng và chương trình phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của chính quyền địa phương. Trong dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đã đóng góp hàng vạn ý kiến tâm huyết vào văn kiện Đại hội và tích cực tham gia nhiều hoạt động góp phần vào thành công cửa Đại hội Đảng XI và cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII. Trong nhiệm kỳ này, trên 7 vạn hội viên CCB được bầu vào cấp ủy đảng các cấp, 35% Bí thư đảng bộ cơ sở và gần 70% bí thư chi bộ là hội viên CCB; gần 6 vạn hội viên được bầu cử tham gia công tác chính quyền, thể hiện sự tín nhiệm của Đảng, của nhân dân đối với CCB. Hội tích cực tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đoàn kết trong nội bộ Hội, đoàn kết giữa các thế hệ CCB, CQN. Đã phối hợp tham mưu và trực tiếp tham gia có hiệu quả trong đấu tranh giải quyết những vấn đề phức tạp về tôn giáo, dân tộc do các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan gây ra trên các địa bàn: 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng, giáo xứ Đồng Chiêm (Hà Nội), Tam Tòa (Quảng Bình), Bát Nhã (Lâm Đồng), Mường Nhé (Điện Biên), . . . . Tham gia làm tốt công tác tuyên truyền vận động thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, động viên CCB bám biển, bám rừng, bám đảo, tham gia tuần tra bảo vệ biên giới, gần 10 ngàn CCB giữ chức xã, phường đội trưởng và phó; gần 20 vạn CCB là tổ trưởng dân phòng, tổ an ninh nhân dân, góp phần giữ vững trật tự, trị an ở cơ sở. 2. Tổ chức, động viên CCB nêu cao ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững. Đẩy mạnh hoạt động tình nghĩa, giúp nhau nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu hợp pháp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Phối hợp với các cấp, các ngành làm tốt việc bồi dưỡng tập huấn chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho gần 1 triệu lượt CCB. Vận động CCB chuyển đổi ngành nghề, dồn điền đổi thửa, xóa bỏ vườn tạp thay giống mới, trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Toàn Hội đã khai thác quản lý, sử dụng có hiệu quả gần 16 ngàn tỉ đồng từ các nguồn vốn vay, hơn 1000 tỷ đồng quỹ nội bộ Hội do hội viên đóng góp giúp nhau phát triển kinh tế tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Đã có gần 14 vạn hộ CCB thoát nghèo, hơn 50% hộ có mức sống khá trở lên. Xóa được 23 ngàn nhà dột nát. Đến nay cơ bản không còn hộ đói, số CCB nghèo giảm từ 7,6% (năm 2007) xuống còn 3,6% (khoảng trên 90 ngàn hộ) có 19 tỉnh, thành Hội, 97 huyện, quận, 3054 xã, phường cơ bản không còn hộ CCB nghèo, miền núi, vùng sâu, vùng xa số hộ CCB nghèo còn từ 14-15%. Các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã do CCB làm chủ có sự phát triển nhanh về số lượng, chất lượng, đa dạng về ngành nghề kinh doanh. Đến nay đã có gần 6 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, 13 ngàn HTX, 6 ngàn tổ hợp tác, 36 ngàn trang trại, thu hút gần 50 vạn lao động là CCB, CQN và con em CCB. Nhiều doanh nghiệp có mức doanh thu hàng chục ngàn tỷ đồng trở lên. Gần 15 vạn CCB đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi từ cấp Trung ương đến cơ sở, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động "giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" trong các cấp Hội được đẩy mạnh. 3. Động viên CCB tích cực tham gia các cuộc vận động, chương trình quốc gia, các phong trào xây dựng đòi sống văn hóa-xã hội Động viên CCB tích cực tham gia phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động; gương mẫu trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nhiều CCB hiến đất làm đường, trường học, nhà văn hóa, nhiều công trình mang tên CCB. Đã làm được 30 vạn tìm đường giao thông nông thôn, 32 vạn tim kênh mương nội đồng, gần 5000 cầu bê tông, cầu gỗ các loại, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Hội còn tích cực tham gia triển khai các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường, phòng, chống tội phạm, HIV và tệ nạn xã hội, phong trào "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông". Các phong trào "Kho thóc CCB", "Trái dừa đồng đội", "Quỹ tấm lòng vàng" tiếp tục được nhân rộng. Nhiều nơi thành lập quy giảm nghèo", "Quỹ xóa nhà dột nát" đạt hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân CCB đã tích cực ủng hộ làm nhà tình nghĩa, hỗ trợ thiên tai, giúp đỡ CCB thoát nghèo vươn lên làm giàu, ủng hộ quỹ 27/7, quỹ "Nghĩa tình đồng đội", "Quỹ khuyến học, khuyến tài" hàng trăm triệu đồng, có doanh nghiệp ủng hộ hàng chục tỷ đồng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, ủng hộ đồng bào và CCB bị bão lũ thiên tai gần 200 tỷ đồng. Phối hợp tổ chức thành công chương trình "Thăng Long - Hồn thiêng sông núi" đưa đón 1000 mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng, tướng lĩnh tiêu biểu về dự Đại lễ, tạo dấu ấn lịch sử góp phần vào thành công Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 4. Phối họp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể tích cực tham gia giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ Trung ương Hội và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động với chủ đề "Xây dựng thế hệ trẻ giàu lòng yêu nước, có lý tưởng cách mạng, có lối sống đẹp, có bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam" giai đoạn 2008-2012 nhằm tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ trong thời kỳ mới. Công tác bồi dưỡng, giáo dục thanh niên ngày càng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, vừa phù hợp với tâm lý sở thích của thế hệ trẻ vừa gắn với các phong trào của Đoàn, như "Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ Tổ quốc"; "Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp"; chương trình "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam"… Các cấp Hội còn tham mưu cho cấp ủy trong việc phối hợp xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở theo phương châm "ở đâu có tổ chức Hội CCB vững mạnh, ở đó có tổ chức Đoàn, phong trào thanh, thiếu nhi tốt", bồi dưỡng được trên 6000 đoàn viên ưu tú để giới thiệu kết nạp vào Đảng. Nhiều hội viên được Đoàn suy tôn là "Đoàn viên danh dự", "Bí thư Đoàn đánh đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Hội đối với Đoàn thanh niên. 5. Hội đã tích cực đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Hiệp Hội CCB quốc gia Lào và Hội CCB Cămpuchia, duy trì quan hệ với tổ chức CCB các nước bạn bè truyền thống Liên xô cũ, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu ba, Venezuela,… Duy trì quan hệ với tổ chức CCB các nước đã từng tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam với tinh thần "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai ", tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh da cam/dioxin, MIA của cả hai phía và bom mìn còn sót lại. Hội đã tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các hoạt động của Hiệp Hội CCB các nước Đông Nam Á (VECONAC), Uỷ ban thường trực CCB Châu Á - Thái Bình Dương (SCAP) và Liên đoàn CCB thế giới (WVF). 6. Xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về thời sự, chính sách, phát huy hiệu quả của đội ngũ 1.200 báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp. Quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ hàng năm cho 25 vạn cán bộ từ Trung ương đến chi Hội. Nhờ đó, tình hình chính trị tư tưởng của toàn Hội cơ bản ổn định. Tuyệt đại đa số cán bộ, hội viên tích cực học tập, nâng cao kiến thức về mọi mặt, kiên định, vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2010 tổ chức cơ sở Hội TSVM đạt 96,06% hội viên CCB gương mẫu 96,19%, hộ CCB gia đình văn hóa 95,61%. Đã tích cực tuyên truyền vận động phát triển hội viên, nhất là các đối tượng mới ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, tôn giáo, góp phần củng cố xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Đã phát triển thêm 1.178 cơ sở Hội, gần 450 ngàn hội viên; đưa số tổ chức cơ sở Hội lên 16.705; số hội viên lên gần 2,6 triệu. Riêng khối bộ, ngành ở Trung ương từ 23 tổ chức Hội với gần 5000 hội viên, tên 33 tổ chức Hội với trên 13 ngàn hội viên. Ngoài ra, các tỉnh, thành có cựu quân nhân, Hội cơ sở đã thành lập được 29.200 Câu lạc bộ CQN, thu hút gần 1,1 triệu (49%) CQN tham gia sinh hoạt. Hội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành chức năng tham gia nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, kịp thời ban hành, sửa đổi một số chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi của CCB và người có công với cách mạng, từng bước điều chỉnh những chế độ, chính sách chưa phù hợp. Trên 1 vạn CCB qua đời đã được hưởng chế độ tiền tuất và tang lễ chu đáo, thêm 30 vạn CCB tham gia chống Pháp, chống Mỹ được cấp thẻ BHYT, thêm 20 vạn CCB được hưởng trợ cấp kháng chiến hàng tháng và trợ cấp một lần. Trong 5 năm qua, đã có 146 tập thể, 52 cá nhân được tặng Huân chương Lao động các hạng; Hội vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng nhất lần thứ 2; đến nay đã có 19 CCB được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Hàng chục vạn CCB đã được Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, chính quyền các cấp khen thưởng và tặng nhiều danh hiệu cao quý khác. Những thành tích đó khẳng đinh sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ V (2012-2017) Tiếp tục vận động các thế hệ CCB đoàn kết phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và bảo vệ nhân dân. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường giúp nhau giảm nghèo nhanh và bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp; duy trì và mở rộng hoạt động đối ngoại. Xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đổi mới, nâng cao hơn nữa phương thức và hiệu quả hoạt động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Những chỉ tiêu chính - Phấn đấu 100% hội viên kiên định, vững vàng về chính trị tư tưởng. - Phát triển được 85-95% trở lên đối tượng đủ điều kiện kết nạp vào Hội. - 100% cán bộ Hội được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. - Hàng năm 90% trở lên cơ sở Hội đạt TSVM, 95% trở lên "Hội viên gương mẫu và 90% trở lên gia đình CCB đạt "Gia đình văn hóa". - Mỗi năm giảm hộ nghèo từ 2,5- 3% hộ CCB nghèo theo chuẩn mới; các vùng khó khăn giảm từ 4 đến 4,5% hộ CCB nghèo/năm. Thu nhập bình quân của CCB tăng từ 1,5 đến 2 lần so với nhiệm kỳ IV. - Hoàn thành cơ bản xóa nhà dột nát cho CCB . - Hầu hết CCB còn độ tuổi lao động, còn sức khỏe đều được tư vấn, hướng dẫn, đào tạo nghề và có việc làm. ***** Hội CCB Việt Nam đã đi qua chặng đường 23 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng công cuộc đổi mới của Đảng, dân tộc và đất nước. Đứng trước nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới, Hội và các thế hệ CCB Việt Nam nguyện bày tỏ niềm tin tưởng sâu sắc, lòng trung thành vô hạn, phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, đổi mới cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Ra sức xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ và vị thế của một tổ chức chính trị - xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân./. Ban tuyên giáo hội CCB Việt nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét