Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Thước đo học vấn.

Nếu một người vừa được học nhiều vừa có lòng nhân ái thì đó chính là vật báu đáng quý nhất, bởi hiền tài là nguyên khí của quốc gia. 
 Khi người nhìn người với ánh mắt của tình yêu thương thì mọi hành vi cư xử sẽ trở nên chuẩn mực, đạo đức, và văn hóa. Trong thời đại thông tin ngày nay, khi một đất nước có danh tiếng về "cư xử đạo đức và văn hóa" cộng với tiềm năng kinh tế thì sẽ thu hút sự tò mò và quan tâm của thế giới, từ đó, sự thu hút du lịch và đầu tư là rất hứa hẹn. Đây chính là điều mà Việt Nam đang thiếu, và là nguyên nhân cho sự kém hiệu quả trong đầu tư và phát triển hiện nay.                                                                                                                  Vài  năm trước đây cả xã hội nức lên vì một anh giáo sư lúc còn nhỏ anh học tại quê lớn lên thì đi du học ở bên tây gì đó được giải thưởng Fields  được coi là giải Nobel cho toán học. Rốt cuộc anh ta cũng để dân tộc và Tổ quôc mình ở sau lưng . Thật là uổng công kỳ vọng .Hàng năm cứ đến mùa thi trước đó một hai tháng cả xã hội này cũng hồ hởi  với biết bao kỳ vọng và mong mỏi đến khôn cùng của các đấng sinh thành. Điều này cho thấy bằng cấp, giải thưởng, tước hiệu luôn được coi là thước đo chuẩn mực cho trình độ học vấn của cá nhân thời đại ngày nay.
          Nhưng tước hiệu, bằng cấp, giải thưởng đó không làm nên tính nhân văn cho con người - một phẩm chất mà theo tôi chính là chuẩn mực để đo trình độ học vấn. Các phương tiện thông tin đại chúng, các chính sách của các nhà lãnh đạo luôn hô hào "xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh".

          Yếu tố quan trọng nhất, theo họ, để xây dựng thành công một xã hội như vậy là đầu tư cho giáo dục, và hậu quả là nhà nhà chạy đua "vũ trang" để cho con mình được vào trường điểm để sau này thi đỗ vào đại học để có một mảnh bằng "nở mặt nở mày" với thiên hạ. Điểm cốt yếu của các bậc phụ huynh là mong con mình được coi là người có "học vấn".


Học vấn= Trái tim+lòng nhân ái
                                                                        

 Nhưng xã hội và các đấng sinh thành này chưa hiểu hay "cố tình không hiểu"  giá trị nhân văn, lòng trắc ẩn mới làm nên "một con người có học".
          Không biết có phải tôi có cảm nhận khác số đông mà khi gặp hoặc nghe một ai đó có bằng cấp, danh hiệu đáng giá, cảm thấy rất dửng dưng và hờ hững.




Ngược lại, tôi luôn cảm thấysống mũi cay cay, trái tim run lên từng hồi khi biết một bà lão đã gần 80 tuổi nghèo khổ đến tận cùng vẫn dang tay nâng đỡ một số phận cũng bất hạnh không kém mình, một người lái tàu (Ông Trương Xuân Thức) đã hy sinh thân thể mình để cứu những người hành khách gặp nguy hiểm để rồi mình thì phải chịu tàn phế mấy trăm hành khách thì an toàn, một đứa bé mới hơn 5 tuổi đã từng đêm thức giấc để xoa bóp cho mẹ bị bệnh ung thư, một chàng trai chung thủy với tình yêu rất đỗi trong sáng của mình khi tình nguyện ở bên chăm sóc bạn gái bị bệnh hiểm nghèo...
  Còn nhiều lắm những tấm lòng trắc ẩn, nhân ái bao la trên khắp thế gian này mà ta không thể biết.
          Những con người đó, nếu theo tiêu chuẩn học vấn của xã hội, đều là những người không có bằng cấp và không được học nhiều, nghĩa là họ được coi là "người ít học vấn". Nhưng trong mắt tôi, họ là những người có học vấn cao nhất vì họ sở hữu những phẩm chất đáng trọng nhất của con người. Nghĩ tới họ, tôi chợt thấy mình thật nhỏ bé và quá bình thường dù tôi có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nào đi nữa.
         Chính những "thiên thần" đó với "trình độ học vấn" của mình đã và đang làm cho xã hội tốt đẹp và văn minh hơn. Họ đã cho tôi niềm tin rằng tính nhân văn của con người sẽ không bao giờ khánh kiệt. Và quay lại nhìn nhiều người được coi là có "trình độ học vấn" theo tiêu chuẩn của xã hội, tôi thấy một sự bất thiện trong cách đối xử của họ với mọi người xung quanh, và nỗi thất vọng cứ đắng ứ trong cổ họng.
          Thật lòng tôi không phủ nhận tầm rất quan trọng của "việc học nhiều" khi nó góp phần tạo nên nguồn nhân lực để phát triển đất nước, nhưng đừng quy kết rằng tất cả những người "học nhiều" là những người "có học vấn" nếu cách đối xử với người khác của họ không mang dấu ấn của lòng trắc ẩn. Điều này có nghĩa là "trình độ học vấn" của họ còn thua một bà lão gần 80 tuổi không được học hành, một cậu bé chưa đầy 6 tuổi, hay một chàng trai chỉ tốt nghiệp cấp ba.
           Nếu một người vừa được học nhiều vừa có lòng nhân ái thì đó chính là vật báu đáng quý nhất, bởi hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Có thể nhiều người cho rằng "lòng nhân ái" sẽ không giúp nhiều cho một dân tộc, một quốc gia để trở nên hùng cường, và họ có lý do xác đáng cho nhận định của mình. Nhưng một quốc gia "hùng cường" không đồng nhất với một quốc gia  "văn minh", trong khi đó, lòng nhân ái là yếu tố quyết định làm nên "sự văn minh".
          Khi người nhìn người với ánh mắt của tình yêu thương thì mọi hành vi cư xử sẽ trở nên chuẩn mực, đạo đức, và văn hóa. Trong thời đại thông tin ngày nay, khi một đất nước có danh tiếng về "cư xử đạo đức và văn hóa" cộng với tiềm năng kinh tế thì sẽ thu hút sự tò mò và quan tâm của thế giới, từ đó, sự thu hút du lịch và đầu tư là rất hứa hẹn. Đây chính là điều mà Việt Nam đang thiếu, và là nguyên nhân cho sự kém hiệu quả trong đầu tư và phát triển hiện nay.
         Sự "bất tien" trong nhiều hành xử trên đường phố, quán ăn, điểm du lịch của cả những người  được cho là "học nhiều" đang làm đất nước của chúng ta ngày càng xấu xí trong con mắt của khách du lịch quốc tế. Và thấy buồn và thương cho những người nông dân lam lũ nhưng thật thà, hồn hậu, cho những số phận nhỏ nhoi leo lét nhưng có một trái tim bao la như trời biển.
         Và tự hỏi "liệu số phận có công bằng?", có lẽ, không tồn tại sự công bằng khi đã là một xã hội, một khi người ta phải "sống" chứ không chỉ "tồn tại". Phải chấp nhận thực tế này, nhưng nỗi day dứt và bức xúc vẫn không nguôi.
         Trong xã hội này, học hành, danh dự và giải thưởng sẽ luôn được coi trọng và là chuẩn mực hàng đầu để đánh giá về con người. Lòng trắc ẩn, mối cảm thương giữa người với người nhiều khi đã bị quên lãng, nhưng chính nó, từ sâu xa nhất, là nguồn gốc của "văn minh" duy trì bản chất "người" của xã hội .
                     Ghi thêm :.Ngành giao thông vận tải tuyên dương hành động dũng cảm của lái tàu Trương Xuân Thức. Đây là hành động cao cả, ứng xử theo cách “mình vì mọi người”, chấp nhận sự nguy hiểm cho bản thân để cứu nguy cho hành khách trên chuyến tàu đó. Ông Thức xứng đáng được xã hội tôn vinh về tấm gương dũng cảm.
    


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Cựu chiến binh phường Thọ xương chú trọng công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Cô phó hiệu trưởng khai mạc buổi giao lưu.(Ảnh đinhphong)

Các chău học sinh  chăm chú nghe các bác kể chuyện truyền thống. (Ảnh đinhphong)
Học sinh trường Hoàng Văn Thụ tặng hoa các bác cựu chiến binh(Ảnh đìnhphong)




Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sinh ra và lớn lên trong thời bình, khi bom đạn chiến tranh đã đi qua. Vì thế, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ sẽ giúp họ hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người. Bằng cách tổ thức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, tọa đàm, kể chuyện các gương chiến đấu dũng cảm của các anh hùng, liệt sĩ.Công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương được thường vụ và ban chấp hành hội xây dựng kế hoạch phát đọng phong trào “nghe thanh niên nói và nói với thanh niên”.Sáng ngày 28-4-2012 tại trường trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ phường Thọ xương hội CCB phối hợp với Đoàn thanh niên và BGH nhà trường tổ chức buổi giao lưu "Tiếp bước truyền thống 30-4"Các bác cựu chiến binh nhân chứng trong cuộc chiến tranh cùng các chău học sinh ôn lại lich sử đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước  tới dự buổi giao lưu có : 
- Phường Thọ xương :
                Bà :Thân thị thu Thủy           Phó bí thư đảng ủy phường.
                Ông :Đồng Văn Thuần          Chủ tịch cựu chiến binh
                Ông :Nguyễn Văn Bảy         Phó chủ tjch hội đòng nhân dân
                Bà   Nguyễn Thị Vân            Bí thư đoàn thanh niên phường
và các ông ban thường vụ hội cựu chiến binh,Các đoàn thể xã hội phường Thọ xương.
- Nhà trường :
                BGH các thầy,cô cùng đông đủ các em học sinh tù lớp 6 đến lớp 9 Trường phổ thông cơ sở Hoàng Văn Thụ phường Thọ xương thành phố Bắc giang.
Bà Thân thị thu Thủy và các bác cựu chiến binh tham dự buổi giao lưu.(Ảnh đìnhphong)


   Hội Cựu chiến binh phường hiện có 618 hội viên sinh hoạt ở 16 chi hội gồm 15 tổ dân phố và cơ quan phường. Xác định giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hội đã xây dựng chương trình cụ thể triển khai đến từng chi hội tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động thanh niên chăm lo phát triển kinh tế, thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương Cùng với đó, các gia đình cựu chiến binh luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, cam kết không có con em vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa.Bên cạnh đó phong trào văn nghệ của cựu chiến binh thường xuyên tổ chức giao lưu, biểu diễn, phục vụ quần chúng nhân dân ở từng khu phố. trong phong trào thi dua lập thành tích chào mưng đại hội cựu chiến binh các cấp hội đã tổ chức thành 4 cụm giao lưu văn nghệ thể dục thể thao đạt kết quả cao, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, vận động thế hệ trẻ thực hiện nếp sống mới. Nhiều thanh thiếu niên đã tự nguyện xin vào đội văn nghệ của hội và được các cựu chiến binh hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức về văn hóa, âm nhạc truyền thống, tập hát những ca khúc cách mạng… Thông qua mỗi giai điệu, lời ca mang đậm nội dung giáo dục truyền thống yêu nước, văn hóa của dân tộc, các cựu chiến binh đã khéo léo lồng ghép tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội để thanh niên tránh xa .hàng năm đã thành nề nếp vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc hội đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở cơ sở tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, tọa đàm, kể chuyện truyền thống của dân tộc tại các trường học nói chuyện thân mật chính là dịp để thanh niên được giao lưu với những người lính “bộ đội Cụ Hồ”, những nhân chứng sống trở về từ bom đạn chiến tranh. Bản chất cương quyết, lời nói hùng hồn của các chú, các bác cựu chiến binh đã tạo nên không khí sôi nổi, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Qua những hoạt động này, thế hệ trẻ được bồi dưỡng thêm tri thức, vốn sống và những hiểu biết nhất định về cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, cũng như truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha ông. Từ đó, mỗi thanh thiếu niên tự nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, định hướng cho mọi hành động hiện tại và tương lai hội còn thiết thực tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, truyền đạt những kinh nghiệm hay, những cách làm hiệu quả để họ áp dụng vào thực tế, xây dựng các mô hình kinh tế làm ăn tốt, tạo việc làm cho lao động địa phương.
                                               Bác Đỗ Xuân Nhị kể chuyện về chiến thắng 30-4-1975(Ảnh đìnhphong)                                                                                 Ngược dòng lịch sử vua Lê Thánh Tông đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy”. Thiết nghĩ, hiền tài trước tiên phải là người có lòng yêu nước, có ý thức và lòng tự tôn dân tộc chân chính, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì thế, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một công tác quan trọng, là tiền đề, tạo nên hiền tài cho mai sau. Và cựu chiến binh trong lịch sử là những người đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ tổ quốc, đến thời bình họ lại nỗ lực xây dựng quê hương mạnh giàu ,Đăc biệt là góp sức cùng nhà trường giáo dục thế hệ trẻ chủ nhân tương lai cho đất nước.

                                28/4/2012.Nguyễn Đình Phong

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Có lòng tin thì mới có động lực cống hiến




 Thời chiến tranh người ta nói đến dâng hiến với một niềm tươi vui lạc quan. Nhưng dường như trong xã hội ngày nay, người ta nói đến cống hiến với một tâm trạng trầm ngâm ưu tư.  Hai từ dâng hiến, cống hiến có nghĩa khi bạn tự nguyện cho đi mà không đòi hỏi phải được nhận lại. Là khi bạn hi sinh bản thân mình vì một ai đó mà không cần họ phải đối xử lại như thế với bạn. Là lúc bạn làm những điều tốt đẹp nhất cho những người xung quanh mà không cần họ phải đáp trả. Bất cứ một hành động gì bạn đều nghĩ cho người khác hơn là nghĩ đến bản thân mình.
           Thời ngày xưa lúc bom rơi đạn nổ đã không biết bao người hi sinh dâng hiến mạng sống của mình cho tổ quốc. Vì vậy, dân tộc ta không phải là dân tộc không biết dâng hiến, trải qua hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ nhân dân ta đã đổ bao xương máu, sức người, sức của để thống nhất đất nước. Nhiều bà mẹ anh hùng đã dâng hiến lần lượt những người con ra mặt trận có ngày đi không có ngày trở lại, nhiều người vợ đã dâng hiến người chồng nằm lại với chiến tranh.và còn nữa hàng vạn người mang trên mình thương tích hoặc chất độc hóa học họ vẫn lạc quan vui sống với nỗi đau riêng tuy rằng Đảng và nhà nước đã có chính sách "Đền ơn đáp nghĩa"Nhưng cứ thử hỏi xem có ai muốn vậy để rội nhận lại sự ưu đãi không.
           Và trong thời nay không phải chúng ta không có những người biết dâng hiến. Nhưng thử lắng nghe nhiều ý kiến chia sẻ những câu chuyện cụ thể khi họ dâng hiến hết mình. Có người tâm sự rằng đã cống hiến nhiều năm cho một cơ quan, làm việc không ngừng nghỉ và đôi khi phải hi sinh lợi ích bản thân vì những người xung quanh nhưng lại không được ghi nhận, không được đánh giá cao và không được tạo cơ hội để phát huy hết khả năng của mình, không được trân trọng những giá trị 
                                                                                                                                                                        Có thể nói rằng xã hội ngày nay không ít người đang cống hiến hàng ngày trong sự bế tắc như vậy. Với họ luôn đau đáu và bi quan bởi sự cố gắng cống hiến đó để làm gì khi không được công nhận. Và đáng buồn hơn là sự dâng hiến đó không được sự đồng lòng của tập thể, của cộng đồng  Hoặc có những ý kiến trăn trở rằng sự cống hiến làm việc hăng say đó lại không được cấp trên ngó ngàng đến, không được tạo điều kiện bằng những nhân viên có thể được xếp vào hàng "nịnh nọt, nói nhiều làm ít" thì lại được đánh giá cao hơn.
            Đó là với những người sống và làm việc ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình. Còn với những người xa xứ, đi học ở nhiều phương trời khác, khi được hỏi họ có muốn trở về quê hương để cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước không thì hầu như ai cũng trả lời rằng muốn lắm chứ, sống ở nơi đất khách tha hương cô đơn lắm, ai chẳng muốn được sống đầm ấm giữa tình cảm gia đình, quê hương. Nhưng điều cản trở là về nước không có cơ hội để phát triển ví dụ như Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu hoặc những tài năng về nhiều lĩnh vực khác...
         Và cò nhiều câu chuyện cụ thể khác về sự cống hiến này. Nhìn ra ngoài thế giới, chẳng hạn như Nhật Hoàng tự nguyện dâng hiến quyền lực cho nền dân chủ Nhật Bản từ 1886 vậy. Nước Nhật có nền dân chủ đúng nghĩa, có kinh tế phát triển và Nhật Hoàng vẫn tồn tại và được người dân kính trọng, ngưỡng mộ. Đó chính là bài học  "biết dâng hiến" mà chúng ta cần phải học tập .
           Bác Hồ đã từng dạy: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công

 bằng. Lòng tin là sự khởi đầu cho tất cả. Có lòng tin thì mới

có động lực để cống hiến. Vì vậy, trong mỗi người hôm nay

vẫn đang đi tìm câu trả lời Dâng hiến vì ai? Và cống hiến vì

điều gì?. Đó chính là câu hỏi lớn của thời đại khi bàn đến

chuyện cống hiến cho đất nước hôm nay.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

NHÂN QUYỀN TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



Trong những năm qua, một số thế lực thù địch đang cố tình dựng lên cái gọi là "nhân quyền" để vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân quyền. Không biết vô tình, hay họ không hiểu lịch sử. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề nhân quyền lên vị trí hàng đầu. Mở đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đọc tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập được trích trong bảnTuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. 

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người luôn hoà quyện với nhau và luôn nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người. Con đường cách mạng mà Người đã chọn, cuộc cách mạng mà Người lãnh đạo, những chủ trương, chính sách mà Người đề ra, và cả những việc làm rất cụ thể của Người, tất thảy đều nhằm bảo vệ con người. Không phải ngẫu nhiên mà khi mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại câu mở đầu trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và tiếp theo, Người còn nêu lên một câu nữa trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyềncủa Cách mạng Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi "
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng hai câu trong hai bản tuyên ngôn cách mạng Tư sản của hai cường quốc lớn là Mỹ và Pháp như một chân lý, không ai chối cãi được; Thông qua chân lý đó, Hồ Chủ Tịch muốn khẳng định rằng, nhân dân Việt Nam hoàn toàn tán đồng và có chung ý tưởng với nhân loại về quyền bình đẳng, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người; và lẽ dĩ nhiên, nhân dân Việt Nam cũng có những quyền đó như nhân dân Mỹ và nhân dân Pháp. Bằng những hành động và việc làm cụ thể của Người trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự phát triển của "Bản yêu cầu” mà Người đã gửi đến Hội nghị Véc-xây năm 1919, là sự phát triển chương trình hành động của Việt Minh mà Người đã viết năm 1941Đồng thời, đó cũng là sự kết tinh tất cả những quyền lợi cơ bản và nguyện vọng thiết tha nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người không thể tách rời quyền của dân tộc. Chính vì vậy, mà Người đã đi từ khẳng định quyền con người đến quyền của dân tộc. "Tất cả các dân tộc trên thế giới, đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng  quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"(3)Với cách suy luận biện chứng đó, quyền của mỗi con người là lẽ tự nhiên thì quyền của mỗi dân tộc cũng là lẽ tự nhiên. Từ đó, Người kết tội các thế lực đế quốc xâm lược, áp bức bóc lột dân tộc Việt nam là trái với lẽ tự nhiên, là vi phạm trắng trợn quyền con người mà cách mạng Tư sản Mỹ và cách mạng Pháp đã công nhận. Với việc nâng tầm quyền con người thành quyền dân tộc, không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột khác trên thế giới. Đối với nước ta, khẳng định quyền bình đẳng giữa mọi người và mọi dân tộc là lẽ tự nhiên, là chân lý không thể nào phủ nhận được. Lôgic biện chứng của lập luận đó, về thực chất là Hồ Chí Minh đã đi đến một điều khẳng định lớn lao hơn: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời cũng hoàn toàn hợp với lẽ tự nhiên, không ai có thể phủ nhận được. Thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đó.
Quyền con người và quyền dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt Nam qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc trong đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống kẻ thù xâm l­ược. Người đã từng khẳng định: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Mỗi khi có giặc xâm lăng thì tinh thần đó lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, Nó lướt qua, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Trong các cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống giặc cướp nước, mỗi cá nhân luôn hoà quyện với cộng đồng dân tộc, tìm thấy giá trị của mình trong giá trị chung của quê hương, đất nước. Mặt khác, cũng xuất phát từ thực tế Tổ quốc đang bị bọn đế quốc vùi dập. Cho nên, giành lại quyền sống, quyền tự do độc lập, quyền làm người từ tay bọn đế quốc là mục tiêu chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam và trên thực tế Người đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên làm cách mạng Tháng tám thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam á.
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945, đã vĩnh viễn xoá bỏ mọi sự ràng buộc bất bình đẳng giữa Việt Nam với Pháp. "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Giữ vững lời thề độc lập, ngay sau khi cuộc mít tinh kết thúc, ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Chính phủ, đề ra những nhiệm vụ cấp bách: cứu đói, chống dốt, xoá bỏ những thứ thuế bất hợp pháp lý do thực dân Pháp áp đặt, ban hành những quyền tự do dân chủ cho nhân dân, chuẩn bị tổng tuyển cử, thực hiện nam nữ bình đẳng, tự do tín ngưỡng, thực hiện nền giáo dục nhân dân... Đó là những việc làm rất cụ thể của Người và Chính phủ ta nhằm thực hiện quyền con người. Đặc biệt, sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đánh dấu một bước tiến quan trọng về thực hiện dân chủ và quyền con người, quyền công dân trên một đất nước đã hơn 80 năm bị thực dân, phong kiến đô hộ, mọi quyền tự do dân chủ của con người và của dân tộc bị chà đạp. Tiếp theo, đó là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, kéo dài 30 năm cũng không ngoài mục đích tiếp tục bảo vệ những giá trị về quyền con người và quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, chính là sự kế tục và phát triển những tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người của Đảng ta trong điều kiện mới. Để đạt được mục tiêu đó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010, Đảng ta xác định: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2010, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước tới nay. Chúng ta đã tham gia đầy đủ các hoạt động bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc, và các tổ chức quốc tế như: Tham gia ký công ước quốc tế về quyền trẻ em; chăm sóc bảo vệ người cao tuổi; tham gia tích cực các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc...
 Sự thật về nhân quyền ở Việt Nam đã được lịch sử chứng minh, bầu bạn trên thế giới ca ngợi, thế mà trớ trêu thay, một số thế lực hàng năm vẫn cứ lặp đi, lặp lại luận điệu cũ rích, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân quyền. Nhắc lại Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lần nữa để khẳng định rằng, nhân quyền là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước từ trước tới nay, đó là một chân lý không một ai có thể thay đổi được.
                            Bài viết của :Tiến sĩ: Vũ Đăng Hiến.                   

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Những mốc son lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Từ buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân, trải qua 68 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống vẻ vang của quân đội, xứng đáng với danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ".
Quân đội Việt nam những ngày đầu thành lập



Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân : Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng, chia thành 03 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12 được xác định là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân.
Một số chiến thắng đầu tiên của Nam bộ kháng chiến: Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp có quân Anh tiếp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay trong những ngày đầu, quân và dân Sài Gòn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu hao sinh lực địch, phá huỷ một phần cơ sở của chúng. Nổi bật là các trận đánh ở Thị Nghè, cầu Bến Phân, đánh phá Khám lớn Sài Gòn, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn.
Một sộ chiến công mở đầu cuộc kháng chiếnn toàn quốc: Đêm 19 rạng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", các chiến sĩ vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đánh địch rất dũng cảm. Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, Nhà ga, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân. Cùng với Hà Nội, quân và dân ta ở nhiều thành phố khác cũng tiến công và vây hãm địch.
Trong thời gian từ năm 1947 đến 1950 quân đội ta đã tổ chức hai chiến dịch lớn: chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới nhằm đánh chặn và phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Từ khi thành lập cho tới 1954 ở hai miền Nam Bắc, quân đội ta đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu hao sinh lực địch, phá huỷ một phần cơ sở của chúng. Quân đội ta đã tổ chức hai chiến dịch lớn là chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới nhằm phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.



Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công lần thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bức quân địch ở Bản Kéo đầu hàng, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm. Ngày 30/3/1954, ta mở đợt tiến công lần thứ 2 diệt các cứ điểm phía Đông, cuộc chiến đấu giành đi giật lại giữa ta và địch rất quyết liệt. Vòng vây của quân ta khép chặt dần, hãm quân địch vào tình thế rất khốn đốn. Ngày 01/5/1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu; quân ta lần lượt đánh chiếm các cứ điểm phía đông và phía tây, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch. Ngày 07/5/1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.Bắt sống tướng Đờcats.

Ở Miền Nam trong giai đoạn từ 1959 đền 1963 các phong trào yêu nước đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam bộ, Tây Nguyên và miền tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Tiêu biểu là phong trào “đồng khởi” Bến Tre và chiến thắng Ấp Bắc.
Ở Miến Bắc từ 1965 đền 1968 Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh trả địch, giành thắng lợi ngay từ trận đầu, tiếp đó lần lượt đập tan những bước leo thang của chúng, lập nên những chiến công oanh liệt. Trước sự thất bại nặng nề ở miền Bắc và cả miền Nam, ngày 01/1/1968, Jiôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc, sau đó chấp nhận họp Hội nghị bốn bên tại Pa-ri.

Xác máy bay mỹ bị lực lượng phòng không miền bắc bắn rơi.



Sau 1954, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc trở thành hậu phương vững mạnh chi viện cho Miền Nam đánh Mỹ. Trong suốt thời gian từ 1959 đến 1968 Miền Nam có nhiều phong trào yêu nước, Miền Bắc anh dũng đập tan những âm mưu của đế quốc Mỹ
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân: Ngày 30 và 31/1/1968, quân và dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở 64 thành phố, thị xã, đánh vào sào huyệt cơ quan đầu não của địch. Ở Sài Gòn - Gia Định, ta tiến công nhiều mục tiêu quan trọng: tòa đại sứ Mỹ, Dinh Tổng thống Ngụy, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh… Ở Huế, ta đánh chiếm 39 mục tiêu quan trọng, làm chủ hầu hết thành phố và chốt giữ 25 ngày đêm, thành lập chính quyền cách mạng. Đây là đòn quyết định làm phá sản chiế n lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải "xuống thang chiến tranh", tạo ra bước ngoặt mở đầu thời kỳ đi xuống về chiến lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tòa Đại sứ Mỹ ở dường Hàm nghi bị biệt động tấn công năm 1968

Trong thời gian từ năm 1971 đến 1972 quân dân ta đã mở được những chiến dịch lớn, tiến công chiến lược trên toàn chiến trường Miền nam: chiến dịch đường 9 Nam Lào và 17 cuộc tổng tiến công khác Kết quả, ta giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị, phần lớn tỉnh Kon-Tum, bắc Bình Định, một khu vực rộng lớn các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và khu 5, giải phóng và giành quyền làm chủ hơn 1 triệu dân.

Chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”: cay cú trước những thất bại nặng nề, đêm 18/12/1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác trên miền Bắc liên tục trong 12 ngày đêm. Quân dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, trừng trị đích đáng không quân Mỹ, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của địch ở Hà Nội, Hải Phòng.
Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân, quân dân ta đã mở được những chiến dịch lớn, tiến công chiến lược trên toàn chiến trường Miền nam. Quân dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, trừng trị đích đáng không quân Mỹ, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của địch ở Hà Nội, Hải Phòng buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pari.

Đại thắng mùa xuân năm 1975:
Ngày 04/3/1975 bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
Phát huy thắng lợi, ngày 21/3/1975 ta mở chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng. Từ ngày 21 đến 26/3, ta tiến công chia cắt và giải phóng Huế-Đà Nẵng, tiếp đó giải phóng tỉnh Quảng Ngãi. Từ 27 đến 29, ta phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng. Từ Tây Nguyên bộ đội ta tiến xuống hỗ trợ lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà.
Trước những thắng lợi có ý nghĩa quyết định, ngày 04/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Tổ Quốc tung bay trước Dinh Độc lập, đất nước ta đã liền một dải.



Quân đội nhân dân Việt nam sau chiến tranh
Sau chiến tranh, mồ hôi và công sức của anh bộ đội Cụ Hồ đã in dấu trên mọi miền đất nước, nhất là ở những nơi khó khăn, nghèo khổ dọc biên giới, ven biển và hải đảo xa xôi, giúp dân tổ chức lại cuộc sống, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế. Tại các nông trường Mộc Châu, Tây Hiếu, Việt Trung, Sao Đỏ, vùng tứ giác Long Xuyên, vùng ven biển Kim Sơn - Ninh Bình quân đội biến những nơi này từ hoang vu lau, lách thành các khu kinh tế mới sầm uất. Lực lượng quân đội còn tham gia xây dựng các công trình lớn của đất nước như thuỷ điện Hoà Bình, đường Hồ Chí Minh, các công trình dầu khí.
Như vậy QĐND Việt Nam không những đã dũng cảm chiến đấu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn lao động quên minh, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất”.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Chiếm lấy Phố Wall phong trào cách mạng của nhân dân mỹ

Occupy Wall Street (Hãy chiếm lấy Phố Wall) là một cuộc biểu tình đang diễn ra tại Thành phố New York. Nhóm chống chủ nghĩa tiêu thụ Adbusters Canada ban đầu kêu gọi phản đối và  mục đích của cuộc biểu tình là để bắt đầu chiếm đóng lâu dài Phố Wall, khu tài chính của Thành phố New York, lên án giới ngân hàng, thủ phạm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Phong trào này đã kêu gọi 20.000 người đến tập hợp để tràn ngập vào khu vực Hạ Manhattan vào ngày 17 tháng 9 năm 2011.
Hàng nghìn người biểu tình hàng ngày tại khu phố thương mại của New York. Những người biểu tình có mặt đông đảo trên quảng trường Liberty Plazza. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự tham lam của giới tài chính, ảnh hưởng của giới tài chính lên nền chính trị Hoa Kỳ, ảnh hưởng của tiền tệ và các tập đoàn đối với chế dân chủ , và một tác động trở lại về pháp lý và chính trị cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Những người tổ chức có ý định chiếm đóng Phố Wall sẽ kéo dài đến khi yêu cầu của họ đạt được. Các yêu cầu cụ thể đang trong quá trình triển khai. Trên các biểu ngữ, có thể đọc thấy hàng chữ: “Tất cả các chủ ngân hàng đều là phát xít”. 
                                                                 

Có 1.500 người, trong đó có thanh niên và thành viên công đoàn tham gia biểu tình ngày 1 tháng 10. Khoảng 700 người biểu tình chống Phố Wall đã bị cảnh sát bắt giữ, giữa lúc họ đang chuẩn bị tuần hành qua cầu Brooklyn New York. Tuy nhiên, cảnh sát đã thả hầu hết số này một ngày sau đó. Vào ngày 1 tháng 10, các cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chứctạiLosAngeles,SanFrancisco, Boston, Chicago, Albuquerque, Tampa, Charlotte, Seattle, Denver, và Portland, Maine.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công tỉnh Bắc Giang: Đền ơn đáp nghĩa với tất cả tấm lòng

Trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng TBB nặng và người có công tỉnh Bắc Giang được thành lập từ tháng 10-1976.
 Trước đó, trung tâm đã thay đổi tên gọi nhiều lần: Đoàn an dưỡng 255 Bộ Quốc phòng, Khu điều dưỡng thương binh thuộc Bộ LĐ-TBXH (năm 1976), Khu điều dưỡng TBB và người có công (năm 1986), Trại an dưỡng Hà Bắc (năm 1991), Trung tâm bảo trợ xã hội (năm 1993). Ngày 13-4-1991 trung tâm chính thức được chuyển về tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 269/UB của UBND tỉnh Hà Bắc. Hiện nay trung tâm có 35 cán bộ, viên chức, trong đó có gần 20 CCB và 2 lao động hợp đồng.
Thương binh đang điều dưỡng tại trung tâm vui vẻ chơi cờ tướng một môm ưa thích của các anh.

Ngoài việc chăm sóc TBB nặng của các tỉnh phía Bắc, hàng năm trung tâm còn đón tiếp những đối tượng đến điều dưỡng, luân phiên 36 đợt trong một năm, mỗi đợt từ 70 - 80 đối tượng. Hàng tuần, cứ sáng thứ hai người của trung tâm đi đón các đối tượng từ các huyện lo chỗ ăn, nghỉ và đưa các đoàn đi tham quan du lịch, đảm bảo chế độ ăn uống, thuốc thang theo quy định. Trong cả một chặng đường dài phục vụ, hàng nghìn lần cán bộ, nhân viên y bác sĩ đã thức thâu đêm suốt sáng để nâng giấc, phục vụ từ vệ sinh cá nhân tới ăn uống cho những thương binh nặng. Trung tâm đã để lại những ấn tượng tốt đẹp với các đoàn về điều dưỡng. Trong những buổi giao ban đầu tuần, cuối tuần, Ban giám đốc đều biểu dương những cá nhân, tập thể làm tốt các khâu trong công việc hàng ngày, trong tuần luôn nhắc nhở cán bộ công nhân viên phải coi TBB và người có công như chính người ruột thịt của gia đình mình, coi nỗi đau của TBB là nỗi đau của chính mình. Chỉ tính riêng trong năm 2008 trung tâm được giao chăm sóc, nuôi dưỡng cho 43 TBB nặng của các tỉnh phía Bắc; điều dưỡng luân phiên tập trung cho 1.500 đối tượng có công của tỉnh Bắc Giang gồm các Bà mẹ VNAH, các cụ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, TBB, thân nhân liệt sĩ và các đối tượng có công khác…
Trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Năm 1979, Huân chương Lao động hạng ba; năm 1999, Huân chương Lao động hạng ba lần thứ hai; năm 2001 Chính phủ tặng bằng khen; năm 2003, Huân chương Lao động hạng nhì...
Gặp tôi, Giám đốc trung tâm Nguyễn Đình Hội cho biết: Trung tâm đã vinh dự được đón các đồng chí cán bộ cao cấp của Nhà nước về thăm như Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Nguyễn Gia Khiêm và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Các đồng chí đã trồng cây lưu niệm và thăm hỏi tặng quà TBB, các Bà mẹ VNAH và người có công đang điều dưỡng và an dưỡng tại trung tâm.
Đặc biệt, trung tâm được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND, Sở LĐTBXH tỉnh và các ban ngành trong tỉnh. Năm 2011, Bộ LĐTBXH đã đầu tư cho trung tâm 3,5 tỷ đồng để xây dựng một khu nhà 3 tầng, mới hoàn thành tháng 1-2012. Tới đây chúng tôi sẽ nâng cấp đón các đoàn về điều dưỡng luân phiên từ 1.500 đến 2.500 trong năm 2012 và từ 50-60 lên 70-80 đối tượng trong mỗi đợt.
Tôi đã được tiếp xúc với một số TBB nặng trung tâm nuôi dưỡng từ năm 1990. Thương binh 1/4 Nguyễn Văn Phiếm, quê Vạn Ninh, Gia Bình, Bắc Ninh cho biết: “Tôi đã được trung tâm nuôi dưỡng từ 1990 tới nay. TBB chúng tôi được y bác sĩ và cán bộ, nhân viên chăm sóc rất chu đáo từ vật chất đến tinh thần, coi TBB chúng tôi như những người ruột thịt”. Bệnh binh Thân Văn Chuyền ở Tân Độ, Tân Liễu, Bắc Giang xúc động: “Hàng năm tôi được về an dưỡng ở đây, từ giám đốc đến cán bộ nhân viên rất niềm nở đón tiếp. Đặc biệt, anh Hội còn đến từng phòng, từng giường động viên chúng tôi, làm anh em ấm lòng mỗi khi về điều dưỡng”. Còn thương binh 1/4 Nguyễn Văn Trung, quê Thái Bình cho biết: “Hơn 10 năm ở trung tâm này, tôi chưa hề thấy nhân viên cáu gắt với thương binh bao giờ. Mặc dù thương binh có những người đau đớn do vết thương tái phát, sinh ra khó tính, nhưng các anh các chị vẫn niềm nở, ân cần động viên”. Thương binh 1/4 Phan Thanh Quế, quê Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh thì bộc bạch: “Hơn 10 năm nay tôi coi trung tâm là nhà của chúng tôi. Những việc làm của cán bộ, công nhân viên của trung tâm khiến TBB chúng tôi vô cùng cảm động. Những cử chỉ của các anh, các chị là những việc làm “đền ơn đáp nghĩa” mang tính nhân văn cao cả”.
Trung tâm có nhà tập đa năng, phòng phục hồi chức năng, căng-tin và có một đội văn nghệ “cây nhà lá vườn”, cứ vào thứ sáu hàng tuần tổ chức giao lưu, biểu diễn văn nghệ giữa công nhân viên chức với TBB và các đơn vị xung quanh. Tinh thần làm việc của tập thể cán bộ công nhân viên ở trung tâm là tinh thần tất cả vì TBB và người có công, “đền ơn đáp nghĩa” là không bao giờ trả hết.
Chuyên muc Tiêng nói CCB bài viết của Hồng Ánh Phê đăng trên báo Cựu chiến binh Việt nam.

Tham vấn & Phản biện

Bài học về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc .
Cách đây 67 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dân tộc Việt Nam từ bùn đen nô lệ đã trở thành người làm chủ cuộc sống. Đất nước Việt Nam từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến thành một nước độc lập, tự do. Có được thành quả ngời sáng vinh quang ấy, chính là dân tộc Việt Nam có sự đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, từ miền núi đến miền xuôi, triệu người như một đứng dậy làm cuộc cách mạng long trời lở đất.


Đem sức ta mà giải phóng cho ta
Trước Cách mạng tháng 8-1945, xã hội Việt Nam trong tình thế "thù trong, giặc ngoài”. Trong nước, bọn phong kiến cấu kết với đế quốc Pháp và phát xít Nhật tiến hành cai trị Việt Nam khiến dân ta phải chịu cảnh "một cổ ba tròng”. Chúng cho rằng Việt Nam là "miếng mồi ngon”, phải nắm trọn trong tay, quyết không chia sẻ. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đỉnh điểm mâu thuẫn giữa Nhật - Pháp.
Tình hình thế giới lúc này diễn biến phức tạp. Quân đội Liên Xô liên tiếp giành nhiều thắng lợi trên các chiến trường Châu Âu. Phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Liên Xô tuyên chiến với Nhật và chỉ trong vài ngày đã tiêu diệt toàn bộ đội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật, đẩy Nhật vào thế thất bại không thể tránh khỏi.
Trước tình hình ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định, phải tiến hành nhanh chóng khởi nghĩa để giành thắng lợi vì thời cơ thuận lợi đã chín muồi, không thể chậm trễ. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào đã thông qua "10 chính sách lớn của Việt Nam”, thông qua "Lệnh Tổng khởi nghĩa”, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, chọn bài "Tiến quân ca” làm Quốc ca và bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng do Bác Hồ làm Chủ tịch. Trước tình thế không thể trì hoãn, để khơi dậy và phát huy lòng yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: "Giờ quyết định vận mệnh dân tộc đã đến, toàn thể đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân từ Bắc đến Nam đã đồng loạt vùng dậy, tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa đưa cuộc Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi. Cuộc Tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ ra từ ngày 14 đến 18-8 và giành được thắng lợi ở nông thôn, đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung và các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hội An (Quảng Nam). Tại Hà Nội ngày 17-8, Tổng hội Viên chức của chính quyền bù nhìn tổ chức cuộc mít tinh lớn tại Nhà hát thành phố. Cuộc mít tinh này có hàng vạn người tham gia. Trong cuộc mít tinh ấy, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội, quần chúng cách mạng đã giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng, chiếm diễn đàn mít tinh. Cán bộ Việt Minh đã diễn thuyết thông báo cho nhân dân biết quân phiệt Nhật đã đầu hàng, kêu gọi nhân dân đứng dậy đánh đổ quân phiệt Nhật. Cuộc mít tinh đã trở thành cuộc biểu tình tuần hành thị uy, bắt đầu từ Quảng trường Nhà hát thành phố qua phố Tràng Tiền, Hàng Đào, Hàng Ngang đến chợ Đồng Xuân ra Cửa Bắc. Quần chúng vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu "Ủng hộ Việt Minh. Đả đảo bù nhìn. Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Cả Hà Nội bừng bừng khí thế cách mạng tiến công, sôi sục khởi nghĩa. Ở ngoại thành Hà Nội, cờ đỏ sao vàng giương cao công khai, một số nơi đã thành lập chính quyền cách mạng.
Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi trọn vẹn ở Hà Nội ngày 19-8 và nhanh chóng lan tỏa đi cả nước. Cùng ngày với Hà Nội, chính quyền các tỉnh Yên Bái, Thái Bình, Phúc Yên, Thanh Hóa, Khánh Hòa đã về tay nhân dân. Thừa thắng, nhân dân cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa. Từ ngày 20 đến 28-8 hầu hết các địa phương trên cả nước từ Móng Cái đến Hà Tiên đã khởi nghĩa thắng lợi. Địa phương cuối cùng khởi nghĩa thắng lợi là Đồng Nai và Hà Tiên ngày 28-8. Ngày 2-9-1945, trong tiết mùa thu tháng Tám, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tuyên bố với thế giới rằng "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập”.
Bài học giữ chủ quyền ngày nay
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giành thắng lợi ngoạn mục, mở đầu thời kỳ oanh liệt nhất, đánh dấu bước biến đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan chính quyền phong kiến thực dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; đưa nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người chủ thực sự của đất nước, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật thành một đảng cầm quyền, đưa dân tộc ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới.
Thành công vang dội của Cách mạng Tháng Tám cách đây 67 năm về trước, không chỉ khẳng định cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa bị đế quốc bao vây bốn phía, mà còn khẳng định sức mạnh nội lực của khối đại đoàn kết toàn dân. Sức mạnh ấy là đỉnh cao của lòng yêu nước nồng nàn và lòng yêu nước đó - như Bác Hồ khẳng định - "đã kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Sức mạnh ấy quy tụ triệu người như một, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, giai cấp. Đó là sức mạnh của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một bài học vô giá của Cách mạng Việt Nam. Bài học đó càng có giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước nhằm xây dựng xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh cũng như trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
                                      Nguồn Báo Đại đoàn kết.