Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Một Dân tộc, một Tổ quốc, một ngọn cờ, năm thành phần xã hội

Ngày Độc lập 67 năm trước, một nhà báo nước ngoài có hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng. Bác trả lời đại ý như sau: Màu vàng là màu của dân tộc Việt Nam, là một trong những dân tộc châu Á. Ngôi sao năm cánh thể hiện năm thành phần xã hội của chúng ta là “sĩ, nông, công, thương, binh (trí thức, nông dân - người làm ruộng, công nhân - người làm thợ, thương nhân - người buôn bán, binh lính - người suốt đời theo nghiệp nhà lính). 5 thành phần xã hội ấy đã đoàn kết chiến đấu - tượng trưng cho màu đỏ, nền của ngôi sao.
   

Đây không phải là một cách “giải thích” vào thời điểm năm ấy mà là một giải thích “lịch sử” của quá trình hình thành, phát triển, dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt. Các nhà khoa học nhiều ngành, thế kỷ XXI này gần như đã thống nhất cho rằng: Người Việt là một cộng đồng dân cư lâu đời nhất trên thế giới, là người đầu tiên thuần hóa cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước cho vùng Đông Nam Á và toàn cầu.

Người Việt, từ trước đời Vua Hùng đã có chữ viết riêng. Người Hoa đã cải biên chữ Việt cổ cho mình và buộc người Việt sử dụng.

Người Việt - do đặc điểm khách quan - thiên thời, địa lợi, nhân hòa, do điều kiện chủ quan chi phối đã phải chịu 1.000 năm Bắc thuộc. Trong ngàn năm đó, đã có bao lần người Việt khởi nghĩa, đánh tan quân đô hộ. Những thất bại tạm thời như những cục than hồng ủ trong lòng tự tôn dân tộc, yêu nước, thương nòi.

Còn người, còn dân tộc. Còn văn hóa, còn dân tộc, còn Tổ quốc. Nghìn năm cai trị, áp bức, đàn áp, quyết tâm xóa bỏ văn hóa của dân tộc Việt, người Hoa rất muốn nhưng không làm được. Tâm địa độc ác ấy vẫn còn truyền mãi đến sau này.

Khi quân Mông - Nguyên đã xâm lược, đã chiếm đóng Trung Quốc, lập triều đại mới, quân Hoa và Mông - Nguyên đã 3 lần xâm phạm nước Việt và cả 3 lần đều thất bại nhục nhã với một Bạch Đằng mới, bài học mới.

Rồi đến các chiến công: Chi Lăng, Đống Đa, Xoài Mút, Điện Biên Phủ... người Việt đã cho thấy là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, ăn ở “trước sau như một” (lời của Tổng thống Nga Putin năm 2012), hiền lành như nước trên sông, nhưng không ươn hèn, sợ hãi, quy phục bất cứ sức mạnh nào.

Vì sao mà một “đại gia đình”, với 54 dân tộc anh em, vì sao mà Tổ quốc Việt Nam là một, không thể chia cắt, không thể để cho bất cứ ai “cướp” lấy dù một mảnh đất nhỏ, trên biên cương, ngoài hải đảo? Chính lá cờ đỏ sao vàng đã giải thích, đã tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi: Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết không phải chỉ 2, 3 thành phần xã hội mà đoàn kết cả 5 thành phần xã hội, như 5 thành phần xã hội trên sao vàng, đó là đại đoàn kết của dân tộc, trong chính quyền chuyên chính nhân dân, toàn dân...

Để mất lòng dân, để thành phần xã hội này có “vấn đề” với thành phần xã hội khác - không kết liền như 5 cánh của ngôi sao trên ngọn Quốc kỳ, Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Nếu không đại đoàn kết được giữa nhân dân, dân tộc với người thủ lĩnh, cầm quyền... không bao giờ có được thắng lợi ổn định, bền vững. Đại đoàn kết toàn dân, tất cả 5 thành phần xã hội đó là ngọn cờ đưa nhân dân ta tới đài vinh quang, bất diệt!

TS Nguyễn Văn Khoan

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Bắc Giang: Giao lưu nghệ thuật "Sâu nặng nghĩa tình"

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ, tối 25/7, Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Bắc Giang phối hợp Đài PT - TH tỉnh tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Sâu nặng nghĩa tình".
                 
Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Trần Sỹ Thanh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư  Tỉnh ủy; Thân Văn Khoa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh, Bùi Văn Hạnh, Lại Thanh Sơn cùng lãnh đạo Cục người có công ( Bộ LĐTB & XH), các ban, ngành đoàn thể tỉnh, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm có thành tích trong công tác "đền ơn đáp nghĩa" và 400 người có công tiêu biểu toàn tỉnh.
                                       
Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc, tỉnh Bắc Giang đã có hàng trăm nghìn thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, trong số đó có người mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ, có người trở về với gia đình nhưng đã gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường.  Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống thương binh, gia đình đình chính sách, người có công được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và thường xuyên thực hiện.
                                   
Trong chương trình giao lưu, xen giữa các tiết mục ca múa nhạc ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đấu tranh và sự hy sinh thầm lặng của những người vợ, người mẹ, các đại biểu đã được giao lưu trực tiếp với  khách mời là những thương binh, bệnh binh vượt qua thương tật, trở về với cuộc sống đời thường họ vẫn chịu thương, chịu khó lao động, sản xuất, giành được nhiều thành công trong cuộc sống, luôn giữ mãi hình ảnh đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ; được lắng nghe những lời tâm sự, nghị lực vượt khó của những người vợ liệt sĩ đã nén đau thương thay chồng nuôi con trưởng thành;  được giao lưu với các đơn vị doanh nghiệp, địa phương làm tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
                                                       
Ngay tại chương trình giao lưu, nhiều cá nhân, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tham gia ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" với tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Nhân ngày Quốc khánh nói về sức mạnh Việt Nam ở đâu?

Dân tộc nào trên thế giới cũng có niềm tự hào về lịch sử, đất nước và con người của chính họ.
Cụ Hồ mở đầu Tuyên ngôn thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2-9-1945 trên Lễ đài tại Quảng trường Ba đình bằng câu: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Theo cố nhà văn Phùng Quán, ông Nguyễn Hữu Đang đã “tổ chức xây lễ đài bằng gỗ, ván, đinh, vải trong vòng 48 tiếng và biến mất khỏi mặt đất như một lâu đài trong cổ tích sau lễ tuyên ngôn”. Ông Nguyễn Hữu Đang, khi đó là một thanh niên, được chính Cụ Hồ giao phó nhiệm vụ trọng trách này.
Nhà văn già từng rơi lệ vì những cảm xúc dâng trào khi nhớ đến lễ đài mong manh, nhưng tầm vóc, hình dáng và kiến trúc đã tạc sâu vào ký ức của dân tộc. Chính ngày 2-9 đó, đất nước bước ra khỏi trăm năm nô lệ.
Sau đó là Tuần lễ Vàng, người dân Việt Nam tự nguyện đóng góp sức người, sức của, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có người nộp hàng chục cân vàng mà không cần bất kỳ một thứ hóa đơn nào vì họ tin Cụ Hồ. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống sau mấy cuộc chiến tranh. Vì sao cả dân tộc có một niềm tin mãnh liệt như thế?
Khi cả hai đã gác kiếm, tướng McNamara tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội đã nói, theo thống kê của Mỹ, quân đội Việt Nam đã thương vong quá lớn, khó mà đương đầu với quân đội Mỹ, tại sao các anh vẫn tiếp tục chiến tranh.
Đại tướng đã cười và nói, chính người Mỹ các ông đã lầm, không hiểu hết dân tộc này. Họ có thể chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ đất nước.
Mấy năm trước, tôi có dịp xem cuốn phim tài liệu Trong phim, có đoạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu, giọng sang sảng giữa âm thanh của súng đạn, máy bay gầm rú, người xem chợt hiểu vì sao dân tộc Việt Nam bé nhỏ dám đương đầu với một đế quốc to lớn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert McNamara, đưa ra 11 bài học cho cuộc đời mình. Nhưng ông quên bài học thứ 12 về Việt Nam, rằng, kẻ nào dòm ngó biên giới nên nhớ hộ, người dân nơi đây sẵn sang "đốt cả dãy Trường Sơn" để bảo vệ Tổ quốc.
Sức mạnh ấy có được vì ai ra trận cũng biết rằng, ngày mai đất nước hòa bình, chính họ hay con cháu có “quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” như tạo hóa đã dành cho. Hàng triệu người đổ máu vì niềm tin như thế. Đó cũng là một nguồn sức mạnh làm nên Việt Nam gần 70 năm trước.
Hòa bình đã qua mấy thập kỷ. Đã lúc nào chúng ta tự hỏi, sức mạnh năm xưa có còn không? Và giá trị thời đại của Việt Nam bây giờ là gì trong thế giới toàn cầu hóa này? Sức mạnh đoàn kết ấy ở đâu. Mấy chục năm qua, có ai dám đặt lên vai trọng trách quốc gia cho tuổi trẻ như Cụ Hồ đã từng tin chàng trai Nguyễn Hữu Đang khi xây dựng lễ đài Ba Đình.
Cần tìm lại sức mạnh ấy của Việt Nam bây giờ ở đâu? 

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Phong trào “Đoạn đường tự quản “ Ở phường Thọ xương Thành phố Bắc giang.

  Sự hình thành những “Đoạn đường tự quản” đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm văn minh đô thị, trật tự, an toàn giao thông, giữ cho đường thông, hè thoáng.

                       Họp rút kinh nghiệm sau buổi lam việc (Ảnh Chu Bá Căn )
Thực hiện chỉ đao của hội CCB thành phố Băc giang hội CCB phường Thọ xương xây dựng kế hoạch phát động  phong trào xây dựng “Đoạn đường tự quản”, trong đó hội CCB là nòng cốt ông Đồng Văn Thuần Chủ tịch Hội CCB phường cho biết Những năm trước, việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên đoạn đường Trần Nguyên Hãn trung tâm phường Thọ xương Từ chợ Hà vị đến cổng nhà máy Hóa chất Đạm Hà Bắc  còn nhiều bất cập , hạn chế. Nhiều hộ gia đình còn vứt rác bừa bãi, dựng xe dưới lòng đường, cơi nới, lấn chiếm vỉa hè để buôn bán. Trước thực trạng trên, Hội đã nhanh chóng lập kế hoạch  triển khai giao cho 3 chi hội :Chi hội tổ dân phố số 6 , Chi hội tổ dân phố số 5 ,Chi hội tổ dân phố số 3 thực hiện mô hình “Đoạn đường tự quản”. Để phong trào đi vào nền nếp, Hội đã xây dựng quy chế hoạt động thực hiện “Đoạn đường tự quản”. Trong đó hội viên CCB là hạt nhân, tiên phong gương mẫu, tuyên truyền, động viên gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện và làm theo; theo dõi, vận động nhân dân không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi  buôn bán, trông giữ xe.Các hộ dân đã ký kết với hội quy chế tự quản, tham gia giải quyết ách tắc giao thông khi cần. Từ khi có “Đoạn đường tự quản”, ý thức chấp hành về giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông của người dân được cải thiện rõ rệt. Thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần, hội viên CCB  tổ chức vận động người thân trong gia đình và nhân dân quét dọn vệ sinh , các chi hội đươc giao nhiệm vụ tổ chức đăng ký thi đua thực hiện sạch, đẹp, văn minh đô thị khi tham gia xây dựng mô hình “Đoạn đường tự quản”
.
                                  Chủ tịch hội Tham gia cùng đội tự quản ( Ảnh dnh phong )
Ở phường Thọ xương mô hình  những “Đoạn đường tự quản”tuy là mới được vận dụng thực hiện nhưng rõ ràng đã góp phần làm giảm tình trạng vi phạm Luật Giao thông trên địa bàn, cảnh quan môi trường ngày càng xanh – sạch - đẹp hơn và ý thức bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Để phát huy hơn nữa hiệu quả của phong trào này, thời gian tới cần được nhân rộng, có kế hoạch tiếp tục triển khai đến tất cả các chi hội chưa tham gia. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia phong trào, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội.

                           Đội viên đội tự quản trong giờ làm việc ( Ảnh dinhphong )
 Mô hình “Đoạn đường tự quản” không chỉ tác động tích cực đến nhận thức của người lớn mà còn làm thay đổi nhận thức của trẻ em trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Từ khi các con đường được gắn biển tự quản, tình hình vệ sinh môi trường được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ gia đình ký cam kết thực hiện quy chế cao ( Đã có 160 hộ kinh doanh,làm dịch vụ tham gia cam kết )  việc tổ chức tổng vệ sinh khu vực nhà ở, đường sá, tạo bộ mặt khang trang cho đường phố cũng được phát động thường xuyên, nhất là vào các dịp ngày lễ, Qua đó, góp phần gắn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, các hoạt động khác của khu dân cư, khu phố cũng được triển khai thuận lợi hơn. Ở các đoạn đường cựu chiến binh tự quản về vệ sinh môi trường đã không còn xảy ra tình trạng vứt rác, đổ nước thải ra đường.

 Ảnh  4 Đường thông , hè thoáng .(Ảnh dinhphong)
Ông Nguyễn Ngọc Sơn một cán bộ nghỉ hưu cho cho biết: “Từ khi  triển khai thực hiện mô hình “Đoạn đường tự quản”, mỗi người dân ở đây đều đã nêu cao ý thức trong việc giữ gìn đường phố chung, không còn cảnh “cha chung không ai khóc”  Bây giờ, trong các ngõ , tuyến đường lúc nào cũng được bảo đảm xanh – sạch – đẹp...”.

Phong trào xây dựng “Đoạn đường tự quản” của hội cựu chiến binh đến nay đã phát  huy hiệu quả tích cực hy vọng thời gian tới, những “Đoạn đường tự quản” sẽ tiếp tục được nhân rộng đến các chi hội trong toàn phường Với việc xây dựng những “Đoạn đường tự quản”, người dân không chỉ đóng góp công sức cải tạo môi trường bảo đảm xanh – sạch – đẹp mà còn thể hiện ý thức, trách nhiệm của mình với cộng đồng.
                                                                             

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Lời nói cần đi đôi với hành động

Những hành động liều lĩnh trong thời gian gần đây khiến lời hứa ổn định và thịnh vượng Trung Quốc trình làng từ thập kỷ trở lại đây bị đặt dưới chấm hỏi lớn?
Kết thúc chuyến đi năm ngày tới 3 nước Đông Nam Á Indonesia, Brunei và Malaysia, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhân định rằng mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN đang tiếp tục phát triển khi ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Ngoại trưởng Dương còn tin rằng quan hệ sẽ tiếp tục được cải thiện tích cực với việc cam kết của nước này trong vai trò tác nhân ổn định, duy trì hòa bình và ổn định tại vùng. Tuy vậy, ngược lại với ngôn từ trên bàn ngoại giao, Trung Quốc đang ngày càng thể hiện một phương thức tiếp cận thô bạo hơn  trong vấn đề biển Đông. Những hành động liều lĩnh trong thời gian gần đây khiến lời hứa ổn định và thịnh vượng của nước này trình làng từ thập kỷ trở lại đây bị đặt dưới chấm hỏi lớn.
Chiến lược "phát triển hòa bình" đã đổ vỡ?
Được đề cập chính thức từ tháng 10/2003 tại diễn đàn Bác Ngao bởi giáo sư Trịnh Tất Nhiên, chỉ một năm sau khái niệm "phát triển hòa bình" đã được đưa vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc và thường xuyên được đề cập trên báo chí và các diễn đàn quốc tế.
Với chiến lược "phát triển hòa bình", Trung Quốc xem đây là cơ hội để nước này giải trừ mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về mối đe dọa khi nước này lớn mạnh. Nói cách khác, đây là lời cam kết của Trung Quốc với thế giới về sự hội nhập tích cực và mang tính xây dựng tại khu vực.
Tuy nhiên, cho đến nay chiến lược "phát triển hòa bình" ngày càng lộ rõ là lời vỗ về, an ủi được gói ghém khéo léo dưới lớp vỏ bọc mang tính hiền hòa, vô hại. Lời tuyên bố rằng Trung Quốc không đe dọa ai, không xưng bá hoàn toàn đi ngược lại với thái độ và hành động của nước này tại biển Đông.
Từ "phát minh" chủ quyền lịch sử đối với 80% diện tích biển Đông (đường lưỡi bò), Trung Quốc tiếp tục thành lập "Tam Sa", tăng cường các tàu hải giám, ngư chính để đánh đuổi các tàu thuyền đánh cá của các nước khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang nhiên vi phạm UNCLOS, không tuân thủ DOC và dùng chiêu bài kinh tế để lôi kéo một số nước ASEAN ngả về phía mình. Bằng cách này, Trung Quốc đang xem mình như một "trọng tài kiêm cảnh sát biển" tại biển Đông. Ở đó, luật quốc tế được hiểu và thực thi theo cách của Trung Quốc; an ninh khu vực biển Đông phải do Trung Quốc kiểm soát.
Một hình ảnh Trung Quốc ôn hòa như tuyên bố "phát triển hòa bình" hiện nay không thể xóa đi một hình ảnh Trung Quốc hiếu chiến với lời lẽ đanh thép, thái độ quá đáng và các hành động ngày càng thiếu tính kiềm chế. Cộng đồng khu vực và thế giới lo ngại liệu các cam kết của Trung Quốc chỉ là "lời nói gió bay". Chính sách "giấu mình chờ thời" của Trung Quốc đã sớm tan thành bọt biển.

           
Mất "nhân hòa"
Những hành động đầy khiêu khích của Trung Quốc khiến cho tâm lý nghi ngại dâng cao tại các nước láng giềng xung quanh, đặc biệt tại khu vực ASEAN. Chủ nghĩa dân tộc "Đại Hán" đang được chính phủ Trung Quốc sử dụng như là một con bài để có thế thu hút được sự ủng hộ của dân chúng, cũng như phần nào đó chuyển hướng sự chú ý của dư luân trong nước ra bên ngoài trong bối cảnh hàng loạt những xì-căng-đan nổ ra gần đây.
Bắc Kinh đang chật vật để giữ "nhân hòa" trong chính bên trong của mình. Quá trình phát triển quá nhanh và quá nóng của nền kinh tế đã tạo ra nhiều mặt trái mà Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt và tập trung giải quyết. Bất ổn xã hội là điều mà những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn muốn tránh, nhất là khi Đại hội Đảng toàn quốc sắp diễn ra. Không gì tuyệt vời hơn việc khích lệ đoàn kết trong dân chúng bằng các vấn đề chủ quyền.
Tuy nhiên việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc lai có mặt trái: nó khiến cho những sự lựa chọn bị giới hạn và không cách nào khác hơn là chính quyền Bắc Kinh phải đi theo sự lựa chọn của mình tới cùng.
Chính sự lựa chọn bị giới hạn đó đã đẩy căng thẳng tại biển Đông leo thang và khiến cho các nước láng giềng xung quanh mất đi sự tin tưởng vào Trung Quốc. Có vẻ như với bất kỳ ai, Bắc Kinh cũng luôn muốn "gây sự", từ các nước yếu hơn nhiều như Việt Nam, Philippines đến các nước lớn hơn như Ấn Độ, Nhật Bản và thậm chí là Nga.
Sự thèm khát tài nguyên cũng như tâm lý muốn khẳng định chính mình, tâm lý của một quốc gia nằm ở "trung tâm thế giới" vốn đã bị chèn ép từ quá lâu, sự tự ti, những đặc điểm ấy đã khiến cho Trung Quốc có những hành động bộc lộ bản thân như hiện nay.
Từ việc mất đi "nhân hòa" trong nước cho đến "nhân hòa" với các nước láng giềng, đó là một chuỗi các nguyên nhân và hệ quả. Phải nhớ rằng, niềm tin là thứ khó có thể lấy lại được, một khi đã bị mất đi.
Cán cân lực lượng đang thay đổi
Nếu Trung Quốc kiềm chế, có lẽ châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi Trung Quốc thể hiện hình ảnh tích cực và vị thế nước lớn có trách nhiệm của mình. Tiếc thay, Trung Quốc đã không theo kịch bản ấy.
Các phản ứng gay gắt và căng thẳng do Trung Quốc châm ngòi trên biển Đông từ năm 2008 đã nhận được lời đáp trả của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội (2010) với lời nhấn mạnh rằng tự do đi lại ở biển Đông là "lợi ích quốc gia" của Mỹ. Mỹ cũng tích cực bố trí quân sự và lực lượng tại khu vực với kế hoạch đưa gần 60% lực lượng hải quân.
Châu Á - Thái Bình Dương đang trở lại một kịch bản trước Chiến tranh lạnh với việc các đồng minh chiến lược của Mỹ là Hàn Quốc, Nhật Bản đến Philippines và Úc tạo thành một vòng cung bao lấy Trung Quốc.
Việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN 2012 (AMM-45) kết thúc mà không đạt được thông cáo chung có lẽ là thắng lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã lầm!
Với vị thế của mình và đối mặt với những hành động của Trung Quốc, ASEAN chắc chắn sẽ tìm ra biện pháp thắt chặt các quan hệ chiến lược mà một hệ thống an ninh mới trong bối cảnh mới là ví dụ. Khi ấy, "chiêu bài chia rẽ ASEAN" của Trung Quốc có nguy cơ trở thành "gậy ông đập lưng ông".
Tính liên kết của ASEAN có thể được củng cố bằng cách duy trì và củng cố quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc từ ngoại giao, kinh tế đến quốc phòng. Xu thế liên kết này khiến cán cân khu vực đang nghiêng về phía Mỹ, ASEAN và các cường quốc vốn là đồng minh của Mỹ và là những nước luôn nhấn mạnh hòa bình, hợp tác cũng như có các lợi ích chiến lược liên quan mật thiết đến an ninh biển Đông.
Cũng rất dễ nhận ra Trung Quốc đang khiến cụm Mỹ với các đồng minh và ASEAN có khuynh hướng liên kết với nhau. Với việc bất chấp luật quốc tế, tham vọng vô căn cứ và các hành động tăng cường tính khiêu khích như đe dọa dùng quân sự tại biển Đông, Trung Quốc đang tái hiện kịch bản liên minh Thục - Ngô cùng đối phó nước Ngụy trong Tam quốc. Câu chuyện Xích Bích đã quá nổi tiếng với thất bại tan tành của nước Ngụy.
Nếu xử lý không khéo các quan hệ này bằng tham vọng quá đáng và các hành động mang tính hiếu chiến tại biển Đông, Trung Quốc có nguy cơ đẩy mình vào thế tự cô lập bằng việc đẩy ASEAN sát lại gần với Mỹ. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc nếu đổ vỡ thì Trung Quốc xem như đã tự chặt mất đôi cánh của mình, khi đánh mất đi một môi trường ổn định và hòa bình cho mục tiêu phát triển kinh tế như Ngoại trưởng Dương đã tuyên bố. Vì vậy, khả năng Trung Quốc có thể cạnh tranh với cán cân còn lại là rất mong manh.


Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Bão số 5 đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng.

Tại cuộc họp khẩn triển khai ứng phó bão số 5 sáng  nay, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ Cao Đức Phát nhấn mạnh, đây là cơn bão mạnh còn có thể diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương ở miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh và Hải Phòng, khẩn trương triển khai công tác ứng phó bão. Các tỉnh miền núi phía Bắc cần đặc biệt lưu ý hoàn lưu bão số 5 có thể gây mưa lớn cục bộ. Ngay sau cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã đề nghị Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cử 1 đoàn công tác đi chỉ đạo công tác ứng phó bão số 5 tại Quảng Ninh.
                               
Theo báo cáo từ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến 6h sáng 17/8,  lực lượng biên phòng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng thông tin về bão số 5 đến hơn 33.000 phương tiện, với khoảng 132.000 người biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, hơn 22.000 phương tiện, lồng bè ở vùng biển Vịnh Bắc bộ, với gần 86.000 người được hướng dẫn ứng phó bão….

Bộ Quốc phòng cũng huy động gần 20.000 cán bộ, chiến sĩ, 8 máy bay trực thăng, 72 tàu, 445 phương tiện, hơn 1.000 xuồng ứng trực bão số 5.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Tình hữu nghị Việt – Nga luôn sâu sắc, vững bền

Đó là khẳng định của ông Đào Trọng Thi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục - Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, khi trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về các hoạt động và những đóng góp của Hội trong nhiệm kỳ 2006-2011, nhân Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga chính thức diễn ra vào ngày mai (25/12/2011).
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang (LB) Nga (Hội Việt - Nga) đư¬ợc tiến hành vào những ngày cuối năm 2011 - năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng trong quan hệ Việt-Nga. Với tư cách là Chủ tịch Hội, ông đánh giá như thế nào về những hoạt động của Hội nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt - Nga trong nhiệm kỳ vừa qua?
Năm 2011 là năm chúng ta kỷ niệm 10 năm tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và LB Nga – nước lớn đầu tiên trên thế giới mà Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nhân dịp Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thăm Việt Nam (từ 28/02 đến 2/3/2001). Những thành tựu to lớn mà nhân dân hai nước Việt Nam và LB Nga đạt được trong những năm qua, vị thế và uy tín ngày càng cao của hai nước trên trường quốc tế và quan hệ nồng ấm giữa nhân dân hai nước là nền tảng vững chắc cho mọi mặt hoạt động của Hội Việt - Nga.
Hội Việt-Nga là một tổ chức xã hội, hoạt động vì mục đích góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị truyền thống, sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hiệu quả trên tinh thần đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga. Trong nhiệm kỳ 2006-2011, Hội Việt - Nga đã triển khai nhiều hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường và phát triển quan hệ với LB Nga trong hoạt động đối ngoại nhân dân.
                      
Thỏa thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt – Nga và Hội hữu nghị Nga – Việt giai đoạn 2011 – 2015 được ký kết ngày 31/10/2010 dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.Hội đã chủ trì, phối hợp chủ trì, chủ động đề xuất nhiều hoạt động kỷ niệm các sự kiện lớn của hai nước. Ngoài ra, Hội cũng đã tăng cường hoạt động hợp tác với Hội hữu nghị Nga – Việt và cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga. Nhìn chung, các hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần làm cầu nối cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước càng trở nên gắn bó, sâu sắc hơn.
Theo ông, những hoạt động nào của Hội để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Nga?
Tất cả các hoạt động của Hội đều nhằm mục đích góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trong nhiệm kỳ vừa qua, có rất nhiều hoạt động có thể nói là “để lại dấu ấn sâu đậm”.
Trước hết phải kể đến các hoạt động nhân kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (07/11/1917 – 07/11/2007); các hoạt động kỷ niệm 50 năm Hội hữu nghị Nga – Việt/Xô - Việt (2008) ở cả LB Nga và Việt Nam; Gặp mặt giao l¬ưu văn nghệ nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2009) và 64 năm chiến thắng phát xít. Năm 2009, Trung ương Hội  Việt – Nga đã chủ động và tích cực tham gia vào việc xây dựng tại Cam Ranh, Khánh Hoà “Đài tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Nga và Việt Nam hy sinh vì hoà bình ổn định ở khu vực”.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô nay là LB Nga (ngày 18/1/1950 – 18/1/2010), Hội cũng đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Thày trò Xô - Việt” vào ngày 17/1/2010 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Chương trình đã gây xúc động lớn, thể hiện đạo lý “Tôn s¬ư trọng đạo- Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 10/2010, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev, Trung ương Hội Việt-Nga cùng Vinacorvuz phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức thành công Cuộc gặp mặt của Tổng thống với những người Việt Nam đã học tập và công tác tại Nga/Liên Xô.
Cuộc gặp đã để lại tình cảm sâu đậm của nhân dân Việt Nam với nhân dân Nga và cá nhân Tổng thống, được dư¬ luận xã hội đánh giá cao. Gần đây nhất, nhân dịp kỷ niệm 70 năm cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Đỏ cũng như năm bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 7/11/1941, Hội Việt-Nga đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Cầu truyền hình đặc biệt với hai đầu cầu là thủ đô Hà Nội và thủ đô Matxcơva mang tên “Bài ca chiến thắng” vào ngày 31/10/2011. Chương trình đã để lại những dấu ấn rất xúc động.

Ông Đào Trọng Thi.Sau một năm thoả thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt – Nga và Hội hữu nghị Nga – Việt giai đoạn 2011 – 2015 được ký kết (ngày 31/10/2010 nhân dịp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev sang thăm Việt Nam), việc hợp tác có đạt được như mong muốn hay không, thưa ông?
Ở đây có một câu chuyện đặc biệt đối với cả ngoại giao chính thức và lẫn ngoại giao nhân dân của Việt Nam và LB Nga. Thỏa thuận hợp tác giữa hai Hội được ký kết cùng với các thỏa thuận hợp tác về nhiều lĩnh vực khác dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Dmitry Medvedev.
Theo các nhà ngoại giao, đây là lần đầu tiên một thỏa thuận hợp tác giữa hai hội hữu nghị được ký kết trong khung cảnh có sự chứng kiến của các nguyên thủ quốc gia. Thỏa thuận được ký kết nhằm tôn vinh quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc, song riêng với phía Nga thì thỏa thuận này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của bạn vì một khi được sự công nhận chính thức của Nhà nước thì Hội Nga – Việt sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ Nhà nước. Nhìn chung, thỏa thuận đã được thực hiện một cách tích cực và có kết quả.
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến, ông nhận định như thế nào về quan hệ Việt – Nga trong thời gian tới? Và Hội Việt – Nga sẽ cần phải có những hoạt động ưu tiên gì để đóng góp tích cực hơn nữa vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước?
Tuy tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp theo nhiều chiều hướng khác nhau, nhưng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – LB Nga vẫn có nhiều triển vọng. Cả hai nước đều thể hiện quyết tâm đưa quan hệ hợp tác chiến lược lên tầm cao mới theo hướng tăng quy mô hợp tác nhiều mặt và đi vào chiều sâu. Sự hợp tác này mang tính toàn diện: bên cạnh tình hữu nghị lâu đời, thì còn sự hợp tác về kinh tế, xã hội, đặc biệt về an ninh, quốc phòng. Hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng trong quan điểm chính trị đối với các sự kiện thế giới. Đó là một điểm mới và sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao hơn.
Với tư cách là Hội hữu nghị tham gia vào hoạt động đối ngoại nhân dân, Hội Việt – Nga cũng sẽ tăng cường vai trò của mình để góp phần vào sự phát triển của tình hữu nghị giữa hai nước. Hội sẽ tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc theo hướng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cố gắng trở thành cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, xã hội giữa hai nước cũng như giữa địa phương của hai nước. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã làm rất tốt việc này: đã có rất nhiều địa phương của Nga thông qua Hội đã thiết lập được quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội với nhiều địa phương của Việt Nam.
Ngoài ra, Hội Việt – Nga đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra nhiều tiếng vang, nhưng vẫn phải tiếp tục mở rộng hơn nữa để làm sao tình cảm đó không chỉ tập trung trong đội ngũ hội viên và những người có quan hệ gắn bó với Hội mà còn đến được với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ - những người sẽ kế tục cha anh xây dựng tương lai của đất nước và tiếp nối tình hữu nghị Việt – Nga.
Bên cạnh đó, Hội Việt – Nga cũng sẽ tăng cường hợp tác với các đối tác, trong đó đối tác chính là Hội Hữu nghị Nga – Việt và một số hội hữu nghị khác có sự gắn bó với Hội Việt – Nga từ nhiều năm trước, Quỹ Hòa bình Matxcơva và một số nhân vật có tình cảm thân thiết với Việt Nam. Quan hệ hợp tác đó cần phải phát triển theo chiều sâu và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng tình hình mới ở LB Nga.
Con người Nga rất nhân hậu, chân thành. Dân tộc Nga có tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng rất đáng ngưỡng mộ. Những đặc trưng, tính cách ấy có sự tương đồng lớn với con người và dân tộc Việt Nam. Vì vậy, hai bên luôn thực sự quý trọng lẫn nhau và dành cho nhau những tình cảm sâu sắc, bền vững.
Xin chân trọng cảm ơn ông!

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI HỮU NGHỊ VIỆT - TRUNG (TIẾN SĨ VŨ CAO PHAN ) TRẢ LỜI PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH PHƯỢNG HOÀNG TRUNG QUỐC.


Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) của TS Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc như một góc nhìn cần tham khảo.
Tiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền  hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011.

Phía Trung Quốc luôn leo lên trước
Câu hỏi :Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị một thái độ gì ?
Trả lời : Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ  không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều các tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.
Có lần tivi Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).
Nhà nước  Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường.

                                         
Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói.
Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.
Câu hỏi :Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán ?
Trả lời :Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra; tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).
Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.                                  Thứ nhất là vì Chính phú hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.
Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.
Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.
Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có muốn một cuộc chiến tranh chứ ?
Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.
Điểm dấu đỏ  là vị trí Trung quốc gây rối cắt cáp tàu bình minh 02 của Việt nam cách bờ biển Phú yên 120 hải lý.
                               
Bản chất của tranh chấp Trung - Việt

Câu hỏi :Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền ? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác" như thế nào ?
Trả lời :Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trưng Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc "gác tranh chấp, cùng khai thác". Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi.
Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: "Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác", có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là "chủ quyền"! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?
Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.
Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.

Làm gì để duy trì quan hệ hữu hảo Việt - Trung?

Câu hỏi :Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào ? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước ?
Trả lời :Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là "thân Trung Quốc" cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại.
Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.
Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:
Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác. Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà "song phương" ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa "con đường song phương".
Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao ?Ư
Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc.  Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt với lớn Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.
Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 - 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?
Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm những liên minh để chống Trung Quốc.
Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi ...

                             
Để Biển Đông không nổi sóng, các bên cần thẳng thắn và thiện chí.

Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giếng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân  tôi là một người lính trong chiến tranh, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt.
Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến.
Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau.
Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không ? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì ...
Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.
.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời phỏng vấn báo chí về việc Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa bài bình luận với những lời lẽ không chính đáng, mang tính chất đe dọa về vấn đề biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:
"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam chủ trương giải quyết mọi vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời báo Hoàn cầu đã đưa ra những bình luận thiếu thiện chí, không đúng với sự thật, và điều này hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước, gây ra những tổn thương về tình cảm cho nhân dân Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng Thời báo Hoàn cầu cũng chỉ là tiếng nói của một nhóm người nhất định, chứ không phải đại diện cho nhân dân Trung Quốc. Tôi tin rằng nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới đều không thể đồng tình và chia sẻ với những bình luận thiếu thiện chí như vậy của Thời báo Hoàn cầu".
"Về phía Việt Nam, chúng ta bao giờ cũng nói rất rõ ràng về chủ trương giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn chủ trương phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Hai nước đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, nhân dân hai nước cũng như hai Đảng, hai nhà nước đều rất nỗ lực phát triển mối quan hệ vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Trường Sa thật gần

   - Với người dân Việt Nam, Trường Sa mang một khái niệm khác về biển. Sóng không dịu êm mà dậy vang. Gió không mơn man mà rám vị mặn. Triển lãm ảnh Trường Sa của Vũ Anh Tuấn (8-14/8) tại Hà Nội mang đến cho họ những trải nghiệm mà họ muốn nhưng chưa biết bao giờ được trải qua.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Vũ Anh Tuấn đã chuẩn bị “cây súng” tốt nhất để mang đến Trường Sa - chiếc D700 mẫu máy gần như mới nhất của Nikon. Cùng với đó là lòng yêu những người lính đảo - thứ tình yêu có trước cả khi anh đặt chân lên phần đất thiêng luôn đón sóng gió của Tổ quốc. Thời gian trên đảo cũng không nhiều, bởi thuyền chở người ra từng đảo nhỏ chỉ mang nặng từng mười người một. Thế nên thời gian đã ngắn lại càng ngắn hơn, thách thức anh.
                                             

Ảnh Chủ quyền biển đảo Việt nam
Xuyên suốt triển lãm là một Vũ Anh Tuấn kỹ thuật chắc tay với cái nhìn khá trầm và không phô diễn. Một làn nước sóng sánh với chú vịt thản nhiên bơi. Những hạt nước rơi xuống từ dây thừng trông như rèm nước. Dù ít thời gian, anh vẫn cố gắng chau chuốt cho từng chi tiết cuộc sống Trường Sa. Dường như, anh đã chọn cảm xúc lạc quan, cái nhìn đôn hậu, tiết tấu chậm làm cảm hứng chủ đạo cho mình.
                                 
Ảnh Bờ biển trong chiều vàng
Những bức ảnh quan trọng nhất trong bộ ảnh của anh, cũng là điều người xem yêu hơn cả là những khoảng khắc đời thường của người lính trên đảo. Một nụ cười chiến sĩ chân thành. Một trận tắm đã đời trên đảo sau khi tích đủ nước ngọt nhờ mưa. Một lời thì thầm của người hậu phương ra thăm đảo bên tai anh lính. Góc ảnh không lạ nhưng sự chân thành và chân thực khiến người xem rưng rưng. Lòng thương mến giữa người ở và người ra đảo vốn đã được truyền tai như truyền thuyết giờ hiện cả là đây - trên mỗi tấm hình. Trường Sa ở đây, rất thật!
                                     
Ảnh Chuyện của hai người
“Nếu có thể đến Trường Sa thì phải đi ngay. Bởi tiền có thể đưa bạn tới nhiều nơi, nhưng Trường Sa thì không”, một nhà báo của TTXVN tâm sự. Chính vì thế, khi cả nước đang dõi theo từng điểm nhỏ trên tấm bản đồ, từng biến động nhỏ trong xung đột Biển Đông thì việc nhìn thấy Trường Sa mới nhất ra sao là nhu cầu không chỉ của nhận thức. Chuyến đi hồi tháng 4 của Vũ Anh Tuấn đáp ứng nhu cầu đó của công chúng.
                                       
Ảnh Lộng gió Trường Sa
Trường Sa còn nguyên độ nóng mà Vũ Anh Tuấn mang về đẹp hơn, đáng mong chờ hơn trong những ngày cả nước đang bày một cuộc cờ để giữ Trường Sa. Cuộc cờ này cũng có trong một ẩn dụ ảnh của anh. Tác phẩm có tiền cảnh là bàn cờ đang bày, đằng xa là con thuyền của người lính biển.
                                             
Ảnh Bày sẵn ván cờ
Trường Sa đó cũng can trường hơn, đanh thép hơn trong từng tiếng sóng, từng dáng đứng của những chiếc cột bê tông chĩa thẳng lên gần bờ. Nếu sự liên tưởng vốn đa dạng thì những bài học lịch sử Bạch Đằng đã khiến liên tưởng của người xem chỉ có thể là chiến thắng ấy trên bãi học năm nào, khi chúng ta đánh bại những cuộc xâm lăng lớn. Bức ảnh chụp (phần rất nhỏ) bãi cọc gợi nhiều hơn là tả đã chạm được vào lòng yêu nước thầm kín của nhiều người. Từ lòng yêu những rèm nước, những màu biển, tới lo lắng trong cuộc cờ Biển Đông, ảnh Trường Sa của anh dẫn người xem đến niềm tự hào vô bờ bến về quốc gia muôn đời yêu độc lập tự chủ. Lòng tự hào ấy vốn có sẵn, chạm vào bức ảnh của anh trỗi dậy mạnh mẽ.


Ảnh Lưu luyến phút chia tay
Ảnh của Vũ Anh Tuấn nóng trên các trang mạng xã hội từ khi còn chuẩn bị hậu trường. Những bức ảnh chủ quyền với lá cờ kích thước dung dị đã lan đi trên mạng theo cấp số nhân. Bởi công chúng đang dõi theo từng hơi thở nơi biển đảo Trường Sa. Và Vũ Anh Tuấn mang Trường Sa về gần nữa, ngay khi Trường Sa đã luôn trong tim họ.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

B52 Trong chiến tranh ở Việt nam

                                                   
Máy bay B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, tầm xa, rất nổi tiếng của Không quân Hoa Kỳ, do hãng Boeing sản xuất từ năm 1954. B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường và có thể tham gia trong các loại chiến tranh thế giới tổng lực và chiến tranh khu vực. Lần đầu tiên B-52 tham chiến là tại Chiến tranh Việt Nam và được nổi tiếng với uy lực ném bom rải thảm tàn phá ghê gớm của nó. Cũng tại Chiến tranh Việt Nam B-52 lần đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không SAM-2 do Liên Xô cung cấp. Các thông tin tuyên truyền chính thức của Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng cho rằng B-52 cũng đã bị máy bay tiêm kích MiG-21 của Việt Nam, do phi công Phạm Tuân điều khiển, bắn rơi trong cuộc chiến tranh này. Cho đến nay máy bay ném bom B-52 vẫn là máy bay ném bom chủ lực của lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ. Lực lượng không quân chiến lược là một trong ba nền tảng trụ cột của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ đó là tên lửa hạt nhân chiến lược, tầu ngầm mang đầu đạn hạt nhân và không quân chiến lược. Lực lượng này cũng được nhiều người xem là “con át chủ bài” trong các cuộc chiến tranh thông thường mà quân đội Hoa Kỳ có tham gia.
Lần đầu tiên máy bay B-52 tham chiến là tại Chiến tranh Việt Nam, và tại đây nó đã thể hiện được sức mạnh tàn phá rất ghê gớm của nó. Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9-10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là 500 lb (gần 250 kg) thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom cao như vậy xác suất huỷ diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao.

Không quân Hoa Kỳ đã dùng B-52 để ném bom rải thảm dọn đường, ném bom tạo bãi đáp đổ quân cho các cuộc hành quân của kỵ binh bay, đánh vào các khu nghi ngờ tập trung quân và vào các khu hậu cần kho tàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam và đã gây ra các huỷ diệt rất lớn và gây cảm giác rất ghê sợ, hãi hùng trong hàng ngũ đối phương và những người đã từng trải qua các trận bom B-52.

Hiệu quả to lớn của B-52 được thể hiện rõ nhất ở trận Khe Sanh: đầu năm 1968 khi quân đội Nhân dân Việt Nam định dùng hai sư đoàn lập trận địa bao vây để tiêu diệt căn cứ tiền tiêu của vài tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị để lập lại một Điện Biên Phủ mới. Nếu Khe Sanh thất thủ sẽ có một tiếng vang chính trị, quân sự rất bất lợi cho chính phủ Mỹ. Tại đây máy bay B-52 đã phát huy được sở trường ném bom của nó bằng cách đánh vào các trận địa bao vây của quân đội Bắc Việt Nam và đã gây ra tỷ lệ thương vong vô cùng lớn. Loại máy bay này là vũ khí quyết định để Khe Sanh đứng vững. Sau các trận ném bom cày xới của B-52, với thương vong quá cao, quân đội Bắc Việt Nam đã phải bỏ tham vọng bao vây tiêu diệt Khe Sanh. Khi vòng vây của quân Bắc Việt Nam được rút bỏ, quân Mỹ đếm thấy hàng nghìn xác đối phương trong các hầm hố, chiến hào đổ sập trên các triền núi và cánh rừng gần Khe Sanh và theo ước tính số thương vong của quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận bao vây này là 1 – 1,5 vạn người chủ yếu do bom B-52 gây ra.

Thấy được hiệu quả to lớn của phương tiện ném bom này phía Hoa Kỳ đã sử dụng rất rộng rãi máy bay này trên chiến trường Nam Việt Nam, Lào, Campuchia và trên đường mòn Hồ Chí Minh và cực nam Miền Bắc Việt Nam tại khu vực tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh là nơi đối phương không có phương tiện phòng không để đối chọi với loại máy bay này và tên "B-52" liên tưởng đến sự chết chóc huỷ diệt ghê gớm và được coi là vũ khí huỷ diệt ghê gớm nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

B-52 trong Chiến dịch Linebacker II
Cuối năm 1972, từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 30 tháng 12, Sau khi hội nghị Paris đổ vỡ, Quân đội Hoa Kỳ đã huy động lực lượng không quân chiến lược (SAC – Strategic Air Command) vào cuộc tập kích đường không lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên của miền Bắc Việt nam. Đây là chiến dịch tập kích đường không lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam mà lực lượng nòng cốt là 200 trong tổng số 400 chiếc máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ (50% lực lượng B-52 của không quân Mỹ) kết hợp với khoảng 1.000 chiếc máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (30% lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ). Cuộc tập kích được phía Mỹ gọi là cuộc tập kích Linebacker II.

Phía Mỹ đặt trọng tâm chiến dịch này vào các cuộc tập kích của máy bay B-52 vào ban đêm, còn ban ngày là các máy bay chiến thuật tập kích liên tục với cường độ cao vào các trận địa tên lửa và các sân bay của không quân tiêm kích Bắc Việt Nam. Phía Mỹ cho rằng đối thủ chính của B-52 là các máy bay tiêm kích MiG-21 của Bắc Việt Nam nên tập trung đánh phá rất mạnh các sân bay trấn áp các loại radar dẫn đường và radar của máy bay tiêm kích. Việc B-52 đánh vào ban đêm cũng là để hạn chế không quân tiêm kích quan sát thấy máy bay B-52 bằng mắt. Theo quan điểm của không quân Mỹ với cường độ gây nhiễu chủ động và nhiễu thụ động đậm đặc thì lực lượng tên lửa phòng không của Bắc Việt Nam không đáng ngại vì không thể đánh trúng được các máy bay B-52.

Phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì xác định tên lửa phòng không là vũ khí chủ lực để chống lại máy bay B-52 của đối phương. Ngay từ những tháng trước đó đặc biệt sau sự kiện 16 tháng 4 năm 1972 khi Hoa Kỳ đưa máy bay B-52 đánh phá Hải Phòng mà lực lượng phòng không Bắc Việt Nam không làm gì được, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ra chỉ thị cho quân chủng Phòng không – không quân phải tìm ra bằng được phương thức thích hợp chống lại thủ đoạn gây nhiễu của máy bay B-52 và phải bắn hạ bằng được loại máy bay này. Các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhận định: với diễn biến chính trị và ngoại giao phức tạp lúc đó rất nhiều khả năng Không quân Hoa Kỳ sẽ dùng B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.

.
Trong năm 1972, sau ngày 16 tháng 4, Hoa Kỳ ném bom hạn chế Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở vào, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chỉ thị cho Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Hà Nội lần lượt đưa 1 đến 2 trung đoàn tên lửa vào đường Trường Sơn để tiếp xúc với B-52, nghiên cứu mức độ gây nhiễu điện tử của B-52. Các đơn vị tên lửa sau khi vào Trường Sơn và Bắc Quảng Trị đã tổng hợp các ghi nhận về chiến thuật chống B-52 của tên lửa phòng không SAM-2. Các ghi nhận này đã được cơ quan tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam đúc kết thành cuốn "cẩm nang bìa đỏ" rất nổi tiếng sau này của quân chủng. Cuốn cẩm nang này vào tháng 10 năm 1972 được tổng kết và phát xuống cho tất cả các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu luyện tập phương án đánh B-52.

Cuốn "cẩm nang bìa đỏ" này chỉ rõ:

Tuy không quân địch gây nhiễu dày đặc nhưng trong mớ hỗn loạn các loại tín hiệu nhiễu trên màn hiện sóng, B-52 không phải là hoàn toàn vô hình nếu tinh mắt vẫn có thể phát hiện được mục tiêu B-52 một cách gián tiếp đó là các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B-52. Tuy các đám nhiễu này kích thước to không hiển thị rõ rệt để có thể xác định mục tiêu chính xác và điều khiển tên lửa chính xác nhưng cẩm nang đã đề ra biện pháp bắn theo xác suất: bắn một loạt các quả đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao, phương án bắn xác suất này được "cẩm nang" gọi là "phương án P".
Đồng thời "cẩm nang" cũng chỉ ra khi mục tiêu B-52 đi thẳng vào đài phát cường độ nhiễu sẽ tăng lên nhưng tín hiệu mục tiêu sẽ tăng mạnh hơn, mục tiêu sẽ hiển thị khá rõ nét, đây là thời cơ có thể bắn điều khiển tên lửa chính xác theo "phương án T" khi đó chỉ cần 1 đến 2 quả tên lửa B-52 sẽ phải rơi tại chỗ.
Trong "cẩm nang" đồng thời cũng đề ra các hướng dẫn cụ thể cho các cấp chỉ huy các tiểu đoàn tên lửa về công tác chỉ huy, cách chọn giải nhiễu, chọn thời cơ phát sóng, cự ly phóng đạn, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu trong nhiễu...
Ngay trong chiến dịch, lực lượng phòng không Việt Nam tiếp tục tổng kết, rút kinh nghiệm và nhanh chóng phổ biến kinh nghiệm tới các đơn vị:

Có thể lợi dụng những điểm yếu trong chiến thuật sử dụng B-52 của không quân chiến lược Mỹ: khi bay trong đội hình ban đêm, để giữ liên lạc với lực lượng tiêm kích yểm hộ để khỏi bị đâm nhau và bắn nhầm máy bay B-52 luôn phát tín hiệu vô tuyến và bật đèn để làm tiêu giữ cự ly giãn cách. Điều này đã bị đối phương khai thác triệt để, các đơn vị radar và tên lửa không phát sóng, chỉ mở máy thu định vị vẫn biết được tình hình di chuyển của các toán B-52. Các đơn vị tên lửa của Quân dội nhân dân Việt Nam chỉ phát sóng sục sạo tìm mục tiêu và sóng điều khiển tên lửa ở các thời điểm thuận lợi nhất.
Chiến thuật gây nhiễu chủ động của Mỹ cũng có thiếu sót và bị đối phương khai thác tối đa: các máy gây nhiễu chủ động của không quân Mỹ chỉ tập trung trấn áp các tần số sóng của radar tên lửa và không quân mà không trấn áp các radar điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác vì cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B-52. Điều này đã được phòng không Bắc Việt Nam khai thác triệt để: tất nhiên các radar của pháo phòng không không thể tích hợp điều khiển tên lửa, nhưng các số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52. Đặc biệt các loại radar này đã góp phần phát hiện thủ đoạn của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của Bắc Việt Nam.
Thêm nữa phía Quân đội nhân dân Việt Nam nhận được sự giúp đỡ rất to lớn của Liên Xô về mặt kỹ thuật, cố vấn chiến thuật và đặc biệt là các thông tin tình báo cảnh báo sớm. Các toán máy bay B-52 cất cánh từ căn cứ tại đảo Guam trên Thái Bình Dương và các tin điện của Hải quân Mỹ trong vùng đều được Hải quân Xô Viết xác định và thông báo cho phía Việt Nam.

Kết quả: ngay trong đêm tập kích đầu tiên 18 tháng 12 năm 1972 vào Hà Nội, lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội đã bắn hạ 3 B-52 trong đó 2 chiếc rơi tại chỗ. Và càng chiến đấu lực lượng phòng không Bắc Việt Nam càng tự tin, hiệu suất chiến đấu càng nâng cao và đỉnh điểm là trận đánh nhau to đêm 26 tháng 12: Sau một ngày tạm nghỉ lễ Noel, không quân Mỹ huy động nỗ lực cao nhất thay đổi đường bay tập kích từ nhiều hướng dồn dập chủ yếu vào Hà Nội, sau hơn một giờ chiến đấu các lực lượng phòng không Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên bắn rơi 8 chiếc B-52. Trong đó tại Hà Nội Mỹ tung vào 48 chiếc bị bắn hạ 5 chiếc trong đó 4 chiếc rơi tại chỗ đạt hiệu quả chiến đấu rất cao.

Sau trận đêm 26 tháng 12, số phận của chiến dịch Linebacker II đã được định đoạt, cường độ tập kích của B-52 giảm hẳn, B-52 dạt ra ngoại vi đánh Thái Nguyên và các mục tiêu hạng hai để tránh "tọa độ lửa" Hà Nội, Hải Phòng... Tổng thống Richard Nixon ra tín hiệu đề nghị nối lại đàm phán và ngày 30 tháng 12 đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch ném bom, quay lại đàm phán tại Paris và chấp nhận phương án cũ của hiệp định Paris mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết.

Trong chiến dịch Linebacker II, phía Việt Nam công bố đã bắn hạ 34 máy bay B-52 còn phía Mỹ chỉ công nhận mất 15 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng. Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn, nó phù hợp với thống kê của hãng thông tấn AP: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng".

Sau Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ trang bị lại cho loại máy bay này, các máy bay B-52 được trang bị tên lửa hành trình và sẽ phóng tên lửa từ xa thậm chí không cần bay vào vùng trời mục tiêu. Phương án vũ trang này làm giảm nguy cơ bị bắn hạ của B-52 nhưng nó chỉ thích hợp với loại chiến tranh hạt nhân hoặc chiến tranh thông thường với các mục tiêu đơn lẻ có giá trị cao. Hiệu ứng tâm lý gây choáng bị ném bom rải thảm sẽ không còn nữa.

Đánh giá máy bay B52

Ngoại trừ nhược điểm nhỏ trong thiết kế khi bố trí khẩu đại liên thừa thãi và vô dụng đằng sau đuôi, B52 được xem là loại máy bay có hiệu quả, ổn định và có độ tin cậy cao. Nó còn được sử dụng cho tới tận ngày hôm nay trong lĩnh vực quân sự và nó cũng còn được cải tiến để phục vụ cho các mục đích khác như làm bệ phóng trên không chở các tên lửa đẩy phóng các vệ tinh loại vừa và nhỏ với chi phí thấp.

B52 một thời được xem là niềm tự hào của các nhân viên công ty Boeing cũng như các chuyên viên kỹ thuật quân sự Mỹ. Tuy nhiên đối với những người có thân nhân bị nạn trong các vụ ném bom rải thảm ở Việt Nam thì B52 là một biểu tượng của tội ác.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Mỹ-Trung: Hiệp đấu ngoại giao sẽ phá 'thế lưỡng nan'?


Ngày 3/8 Mỹ tuyên bố sẽ theo dõi sát sao tình hình Biển Đông và kêu gọi các bên cần có những bước đi làm giảm bớt căng thẳng, theo đúng tinh thần DOC giữa Trung Quốc và ASEAN. Ngay sau đó, ngày 4/8, Trung Quốc đã triệu Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh để phản đối việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 năm nay, kể từ khi Trung Quốc tiến hành cuộc leo thang ngày càng công khai và quyết liệt trên Biển Đông, chính phủ Mỹ, thông qua hình thức người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã đưa ra một tuyên bố dài nhất từ trước đến nay. Bản tuyên bố gần 500 từ được giới phân tích cho là trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng quan điểm hiện nay của chính phủ Hoa Kỳ về tranh chấp trên Biển Đông.

Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên cả hành pháp và lập pháp Mỹ, hầu như trong cùng một thời điểm, đã bày tỏ lập trường của Hợp chủng quốc về vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay trong khu vực.

Có gì mới trong lập trường của Mỹ?

Ngày 3/8, theo giờ Washington, Chính quyền Tổng thống Obama lần đầu tiên đã ra tuyên bố về Biển Đông, ngay sau khi Thượng viện Mỹ vừa thông qua Nghị quyết S.Res 524 vào tối 2/8 tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ do Phó Phát ngôn Patrick Ventrell nêu rõ, là một quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp tại khu vực Biển Đông.



  Ảnh: Reuters
Bản tuyên bố tiếp tục nhắc lại lập trường trước đây của Mỹ là “không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và không có tham vọng tranh chấp lãnh thổ tại khu vực Biển Đông”; đồng thời khẳng định: “Mỹ tin tưởng các quốc gia trong khu vực phối hợp chặt chẽ và sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp không sử dụng biện pháp ép buộc, dọa dẫm, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Mỹ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông và đang theo dõi sát sao tình hình tại khu vực này”.

Theo đánh giá của bản Tuyên bố, những diễn biến gần đây trên Biển Đông bao gồm sử dụng lời lẽ căng thẳng, các hành động kinh tế cưỡng bức, và các sự việc xảy ra xung quanh bãi cạn Scarborough, đặc biệt việc Trung Quốc nâng cấp mức quản lý hành chính với “thành phố Tam Sa” và đặt đồn trú quân sự tại đây để quản lý khu vực Biển Đông đang tranh chấp, tất cả đã đi ngược lại với những nỗ lực ngoại giao mang tính hợp tác để giải quyết những bất đồng, đồng thời làm cho căng thẳng trong khu vực Biển Đông ngày càng gia tăng.

Nghị quyết S.Res 524 của Thượng viện Mỹ được thông qua trước đó một ngày cũng đã nhất trí tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với tuyên bố DOC năm 2002. Nghị quyết S. Res 524 này do Thượng nghị sỹ Mỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cùng 6 thượng nghị sỹ Mỹ khác đồng bảo trợ. Nghị quyết về Biển Đông năm nay đưa ra vào đúng thời điểm vừa tròn một năm Nghị quyết về Biển Đông năm 2011 do Thượng nghị sĩ Jim Webb bảo trợ và được dư luận đánh giá cao về nội dung. Bên cạnh những tương đồng với lập trường cũ, Nghị quyết mới cũng ghi nhận một số điểm khác biệt.

Nghị quyết lần này đã đề cập nhiều hơn tới vai trò của ASEAN và khẳng định ủng hộ sự hợp tác của Chính phủ Mỹ đối với tổ chức này trên nhiều lĩnh vực. Đây có thể coi là thông điệp ủng hộ từ các nhà lập pháp đối với chính sách “chuyển hướng” tới châu Á của Chính quyền Obama, mà gần nhất thể hiện qua chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton tới khu vực hồi đầu tháng Bảy.

Việc bản Tuyên bố của Chính phủ Mỹ gián tiếp lên án “các biện pháp ép buộc, dọa dẫm, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” của Trung Quốc trên Biển Đông rõ ràng thể hiện những sắc thái mạnh mẽ hơn so với Nghị quyết trước đó của Thượng viện.

Phá vỡ “tình thế lưỡng nan”?

Tuyên bố của Chính phủ Mỹ kết thúc bằng việc thúc giục các bên cần có những bước đi làm giảm bớt các căng thẳng và giữ đúng tinh thần của Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN năm 1992 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên tại khu vực Biển Đông DOC năm 2002. Mỹ khuyến khích ASEAN và Trung Quốc có những bước tiến để đi tới thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử (COC), tạo ra các quy định và nguyên tắc để giải quyết các bất đồng một cách hòa bình. Mỹ ủng hộ nguyên tắc 6 điểm gần đây của ASEAN về vấn đề Biển Đông. Mỹ thúc giục tất cả các bên hãy làm rõ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tuân theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của LHQ.

Ngày 4/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Phó Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh Robert S. Wang lên để phản đối việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc về việc họ thành lập lực lượng đồn trú đóng trên Biển Đông. Trung Quốc cáo buộc Washington khuấy động sóng gió trong khu vực(?!). Cùng ngày 4/8, Tân Hoa Xã dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao gọi việc Mỹ chỉ trích chuyện thành lập khu cảnh bị của Trung Quốc trên Biển Đông là “một thông điệp sai lạc” và đe dọa hòa bình tại vùng biển đang có tranh chấp nóng bỏng này (?!)

Trên trang mạng tiếng Anh của THX có bài xã luận gọi những chỉ trích của Mỹ là không có cơ sở; yêu cầu Mỹ “rút lại bàn tay can thiệp khỏi các tranh chấp” ở Biển Đông và cho rằng, việc Mỹ ủng hộ một vài nước đòi chủ quyền sẽ dẫn đến những hành động gây hấn và đối kháng (?!)

Trong bối cảnh giữa cuộc tranh cử cho nhiệm kỳ hai trước đối thủ Cộng hòa Mitt Romney, Tổng thống Barack Obama không thể tỏ ra mềm yếu trước Trung Quốc, nhất là vì ông Romney vẫn chỉ trích ông Obama nhượng bộ Bắc Kinh quá nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ trích Bắc Kinh quá nặng nề thì sẽ gây tổn hại đến quan hệ với cường quốc đang trổi dậy, nhưng nếu để mặc cho Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” thì sẽ phá hỏng những nỗ lực ngoại giao nhằm tăng cường vị thế của Mỹ đối với các quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép. Đó chính là “tình thế lưỡng nan” của Mỹ trên vấn đề Biển Đông.

Trong một động thái không mấy ai chờ đợi, việc Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức ra tuyên bố về Biển Đông, không chỉ gián tiếp bênh vực các nước thuộc ASEAN đang bị Trung Quốc uy hiếp và chèn ép, chính phủ Mỹ trên thực tế còn muốn phá vỡ “tình thế lưỡng nan” nói trên. Thông điệp quan trọng nhất mà chính quyền Tổng thống Obama trong thời gian qua đã thường xuyên chuyển đến Trung Quốc qua nhiều cuộc đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau cả về quân sự cũng như thương mại với Trung Quốc, có thể đã được giải mã!

“Làn ranh đỏ” mà Trung Quốc phải dừng lại trong cuộc diễu võ dương oai ngoài khơi thềm lục địa của các nước Đông Nam Á có được chuyển đến nhà cầm quyền Trung Quốc với Tuyên bố của Chính phủ Mỹ và Nghị quyết của Quốc hội Mỹ lần này? Chỉ biết rằng, phá “tình thế lưỡng nan” nói trên cũng là để phá thế cờ hiểm mà Trung Quốc đang giăng trên Biển Đông đối với ASEAN và đối với cả Mỹ. Là một siêu cường thế giới, liệu Mỹ có đủ bài bản để đối phó với Trung Quốc, loại trừ được kịch bản mà chính quyền Obama từng né tránh, đó là tranh chấp chủ quyền Biển Đông không được đẩy các quyền lợi chiến lược của Mỹ vào thế đối đầu với Trung Quốc? Câu trả lời nằm ở những phối trí sau hiệp đấu ngoại giao lần này./.

Hoàng Dũng Nhân