Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn. Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013
Tuyết rơi ở Sa Pa (Lào Cai)
Mời quý độc giả chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp chưa từng có về tuyết rơi ở Sa Pa và Ô Quý Hồ (Lào Cai) của độc giả Phạm Quang Vinh chụp vào chiều 16 và sáng 17/12.
Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013
Thất bại về tiền bạc, thất bại về pháp luật, thất bại về trách nhiệm và thất bại về lòng tin.
Vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng xảy ra tại
Vietinbank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng. Và sẽ xảy ra một thảm
họa pháp lý nếu kết quả xét xử đúng như cáo trạng. Đó là một chuỗi thất bại về
tiền bạc, thất bại về pháp luật, thất bại về trách nhiệm và thất bại về lòng
tin.
Thất bại về tiền bạc
Vụ án có tới 23 bị cáo, nhưng toàn bộ số tiền thất thoát khổng lổ nói
trên đều qua một đầu mối Huyền Như gây ra trong khoảng thời gian 18 tháng (từ
3/2010 đến 9/2011).
Câu hỏi đặt ra là số tiền khổng lồ này đã đi đâu? Kết quả điều tra gần
như không chứng minh rõ được đường đi của đồng tiền.
Theo Cáo trạng, trong tổng số tiền mà bị cáo Huyền Như chiếm đoạt,
ngoài phần bù cho khoảng 200 tỷ đồng vay mượn từ đầu năm 2007 để kinh doanh bất
động sản bị thua lỗ và chi tiêu cá nhân, số còn lại chủ yếu dùng để trả lãi cho
các khoản tiền huy động.
Số tiền thất thoát đương nhiên là chỉ dùng để trả lãi, vì số tiền gốc
thì huy động bao nhiêu cũng chỉ phải trả lại bấy nhiêu, mà không có sự chênh lệch.
Nếu lấy số tiền huy động sau để trả cho số tiền huy động trước, thì mấy ngàn tỷ
đồng huy động trước đó đã đi đâu mà chỉ thu hồi được khoảng 600 tỷ đồng.
Nếu chỉ dùng để trả nợ gốc và lãi cho số tiền đã huy động trước đó,
thì trả cho những khoản huy động nào, của ai, bao giờ và tổng số tiền huy động
là bao nhiêu mà phần thiếu hụt do trả lãi lên đến hơn 3.900 tỷ đồng. Đặc biệt
là các khoản huy động và chi trả đều được lưu trên hệ thống ngân hàng.
Nhưng dù có bị quy kết chiếm đoạt vài tỷ hay gần năm ngàn tỷ đồng, thì
đòn phạt đối với Huyền Như cũng chẳng có gì khác nhau, vì mức hình phạt cao nhất
đối với tội lừa đảo chỉ là tù chung thân theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện
hành”
Đối với tội phạm về kinh tế, thì vấn đề quan trọng nhất là khắc phục hậu
quả, thu hồi tài sản bị thiệt hại, chứ không phải là nhằm trừng phạt người phạm
tội.
Nếu xét về số tiền thiệt hại, chỉ là tù chung thân theo quy định của Bộ
vụ này tuy không bằng vụ EPCO - Minh Phụng, nhưng mức độ thiệt hại thực tế thì
lại là lớn nhất trừ trước đến nay.
Vì vụ án EPCO - Minh Phụng đã thu hồi được phần lớn số tiền thông qua
việc xử lý khối tài sản khổng lồ, còn vụ án này thì thấy rõ nguy cơ mất trắng
3.300 tỷ.
Thất bại về pháp luật
Huyền Như đã bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với một loạt
thủ đoạn như: Làm giả hợp đồng ủy thác đầu tư, giả chữ ký của Giám đốc
Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè, làm giả hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, giả lệnh
chi, giả chữ ký chủ tài khoản, giả chữ ký của khách hàng trong việc lập và cầm
cố thẻ tiết kiệm để vay tiền,…
Nhưng dù có bị quy kết chiếm đoạt vài tỷ hay gần năm ngàn tỷ đồng, thì
đòn phạt đối với Huyền Như cũng chẳng có gì khác nhau, vì mức hình phạt cao nhất
đối với tội lừa đảo chỉ là tù chung thân theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện
hành.
Trong khi, nếu kết tội tham ô, chiếm đoạt tiền của Vietinbank thì chỉ
cần vài tỷ đồng là Huyền Như đã phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình.
Lừa lọc trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân, nhưng hầu hết số tiền
chiếm đoạt được lại là tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank.
Khi lượng tiền gửi từ các khách hàng đã được nhập vào trong hệ thống
ngân hàng, thì một lằn ranh pháp lý rõ rệt đã được hình thành: Tiền gửi của
khách hàng lập tức thuộc trách nhiệm quản lý của Viettinbank.
Là cán bộ của Vietinbank, với một loạt hành vi xảy ra đối với tiền của
khách hàng gửi tại chính Vietinbank, thì xét về pháp lý Huyền Như đã móc túi,
rút ruột Vietinbank. Dấu hiệu đó cũng cho thấy về mặt cấu thành tội phạm thì tội
danh tham ô tài sản của Vietinbank phải được đặt ra đối với Huyền Như thì mới
đúng người, đúng tội.
Và như vậy, thì Vietinbank phải có nghĩa vụ thanh toán đủ số tiền gửi
cho khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì Huyền Như đã không bị truy tố
tội tham ô, mặc dù Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã 2 lần trả lại hồ sơ để yêu
cầu điều tra làm rõ tội phạm này.
Đặc biệt liên quan hành vi giả chữ ký của khách hàng để cầm cố sổ tiết
kiệm, vay vốn và chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng của Vietinbank, một loạt cán bộ,
nhân viên Vietinbank đã bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng.
Đây là một nghịch lý lớn, vì nếu Huyền Như đã chiếm đoạt tiền của
khách hàng, thì các cán bộ này sẽ không bao giờ phạm tội vi phạm quy định về
cho vay, vì tội này chỉ có thể gây thiệt hại cho tiền bạc của chính Vietinbank,
là ngân hàng cho vay.
Ngược lại, nếu Huyền Như chiếm đoạt số tiền vay của Vietinbank, thì
khoản tiền bị chiếm đoạt này không thể coi là thiệt hại của các pháp nhân và cá
nhân đã gửi tiền vào Vietinbank. Như vậy, đây là vụ án chiếm đoạt tài sản lớn
nhất từ trước đến nay, nhưng có thể đang vuột mất khả năng trừng trị các bị cáo
theo đúng tội danh.
Thất bại về trách nhiệm
Câu hỏi day dứt nhất đặt ra trong vụ án này là các bị cáo hay
Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Phần Quyết định của Cáo
trạng nêu: Buộc các bị cáo phải bồi thường cho các bị hại theo quy định của
pháp luật. Nếu đúng như vậy, thì đồng nghĩa với việc Vietinbank sẽ vô can và
hàng loạt nạn nhân sẽ mất trắng 3.300 tỷ đồng, vì các bị cáo hầu như không còn
khả năng tài chính để bồi thường.
Tuy các bị cáo là những kẻ trực tiếp gây ra thiệt hại, nhưng trong vụ
án này không thể phủ nhận một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định chính
là sự sơ hở, yếu kém chết người đã chọc thủng hệ thống quản trị rủi ro của
Vietinbank: Nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra liên tiếp. Nhiều cán
bộ, nhân viên liên quan cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm.
Nhiều công đoạn sai sót chết người nối tiếp nhau mà không hề gặp trở
ngại. Nhiều chứng từ và chữ ký giả vẫn lọt qua mọi cửa kiểm soát. Nhiều ngàn tỷ
đồng đã được chuyển đi và rút ra bất hợp pháp một cách dễ dàng. Nhiều chục giao
dịch phạm tội đã hoàn thành một cách trót lọt.
Có thể nói, trong vụ án này, sự phòng ngự sơ hở của hệ thống quản trị
rủi ro tại Vietinbank chính là môi trường tạo ra các hành vi phạm tội của Huyền
Như.
Về nguyên tắc, cán bộ ngân hàng làm sai, thì trước hết ngân hàng phải
chịu trách nhiệm. Điều này cũng giống như lái xe gây tai nạn, thì công ty có
lái xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân, sau đó mới yêu cầu lái xe
bồi thường cho công ty.
Cũng tương tự như người thi hành công vụ là cán bộ, công chức nhà nước
thực hiện các hành vi trái pháp luật (gồm “không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật”) thì cơ quan nhà nước phải bồi
thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại theo quy định tại các Điều 2 và 3 của
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Nếu người làm việc cho pháp nhân có hành động sai trái hoặc vượt quyền,
gây ra thiệt hại cho người khác, mà pháp nhân lại đẩy hết rủi ro ra ngoài xã hội,
phủ nhận sạch trơn trách nhiệm của mình, thì pháp nhân đó khác nào một pháp
nhân "ma".
Hay như Điều 618 về “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây
ra” Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã quy định rõ: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt
hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao;
nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong
việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Và muốn trốn tránh trách nhiệm, thì chỉ cần chứng minh mỗi điều là
nhân viên phạm tội hình sự. Điều này thì dường như quá dễ dàng đối với các vụ
việc thất thoát tiền tỷ. Và như vậy thì chẳng hóa ra, nhân viên của pháp nhân
gây ra thiệt hại càng lớn, thì pháp nhân càng “mừng”, vì họ càng có nhiều cơ hội
“thoát tội”, thoát khỏi trách nhiệm bồi thường.
Nếu không quy được trách nhiệm của pháp nhân, thì pháp luật sẽ luôn thất
bại trong việc bồi thường cho nạn nhân và người bị hại.
Thất bại về lòng tin
Trên thực tế, đã xảy ra quá nhiều trường hợp cán bộ ngân hàng phạm tội,
chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng, đồng thời cũng chính là của ngân hàng. Báo
động một tình trạng đặc biệt nguy hiểm là, ngân hàng làm mất tiền tỷ của khách
hàng mà cứ cho rằng không liên can gì về trách nhiệm bồi thường.
Ngân hàng cứ nhất quyết từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi đã
phát hành thư bảo lãnh có chữ ký thật của giám đốc ngân hàng và con dấu thật của
ngân hàng. Ngân hàng cứ đẩy được cán bộ vi phạm vào tù, thì cũng đồng thời đẩy
được trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Đó chính là những vụ nổ phá tan uy
tín của từng ngân hàng nói riêng và của cả ngành Ngân hàng nói chung.
Đặc biệt, nếu ngân hàng nhận tiền gửi cứ giũ bỏ trách nhiệm của mình
chỉ vì lý do cán bộ phạm tội, thì hàng vạn tổ chức kinh tế và hàng triệu người
dân mang tiền gửi vào ngân hàng có thể bị mất trắng tiền gửi bất kỳ lúc nào. Vì
ai có thể đoán chắc được rằng, mình không bị “dính” phải một cán bộ nào đó, như
giao dịch viên, thủ quỹ, kế toán viên, kiểm soát viên, trưởng phòng hay giám đốc,…
có hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của
Nếu khách hàng cứ gửi tiền vào ngân hàng rồi bị mất do bị cán bộ ngân
hàng lừa đảo, thì khách hàng sẽ mất hết niềm tin vào toàn bộ hệ thống ngân
hàng. Mà dân chúng không còn lòng tin vào ngân hàng, thì không thể lường trước
được điều tồi tệ gì có thể xảy ra!
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013
"Cận cảnh" nguyên nhân Liên Xô tan rã
Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác-Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.
Trong giai đoạn 1918 - 1920, nước Nga Xô viết nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và bị bọn Bạch vệ (được sự hậu thuẫn của nước ngoài) tấn công từ bốn phía. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Nga Xô viết non trẻ lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bonsevich, nước Nga Xô viết đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển.
Sau hơn bảy chục năm tồn tại, phát triển không ngừng, vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Với sức mạnh to lớn về quân sự, khoa học công nghệ và kinh tế, Liên xô đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ hòa bình thế giới.
Liên Xô tan rã khi đã đạt đến đỉnh cao.Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.
1. Hệ thống XHCN hiện thực với Liên Xô làm trụ cột đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của thế giới.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 22 năm Liên Xô tan rã, vẫn có 59% người Nga được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực, và đa số người Nga vẫn nuối tiếc thời Xô viết vàng son.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm cho hệ thống XHCN hùng mạnh được họ dẫn dắt hàng trăm triệu người xây dựng nên sụp đổ, tan rã. Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Liên Xô, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCHTƯ đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Liên Xô tan rã. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSLX đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình" cũng là một nguyên nhân làm cho Liên Xô tan rã, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
liên xô sụp đổ, Lênin, Đảng Bonsevich, đấu tranh vô sản - tư sản
2. Đảng Cộng sản Liên Xô đã tha hóa, biến chất như thế nào?
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:
- Một là: Đảng Cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ "cái uy" của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù. Kết quả là trong sinh hoạt, đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Sinh hoạt đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, độc thoại một chiều. Trong điều kiện đó nhiều đảng viên trung kiên, trong sáng không được trọng dụng, cố nín nhịn để tồn tại, những kẻ cơ hội, nịnh bợ có điều kiện được thăng tiến.
- Hai là: Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng Cộng sản Liên Xô đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSLX với nhân dân Liên Xô. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSLX xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
- Ba là: những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhất là các cán bộ chủ chốt ở cấp cao.
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Liên Xô và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bỗng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSLX đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSLX.
Theo Ph. M. Rudinxki, có thể chia 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trong giai đoạn này đã phân hóa làm 4 nhóm:
N. I. Rưscôp, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, Thủ tướng Liên Xô (1985 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Liên Xô . Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ.
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSLX, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Liên Xô và trong xã hội Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (1989 - 1991).
3. Thử bàn về các nguyên nhân.
Về hoạt động chống phá của Mỹ và các thế lực chống cộng quốc tế thì rõ ràng, có đầy đủ thông tin, tư liệu để khẳng định. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác.
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng là một nguyên nhân. Nhưng nếu quá nhấn mạnh, cường điệu mặt trái của cơ chế thị trường thì khó lòng giải thích được những thoái hoá của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Mao Trạch Đông, Xtalin và Brê-giơ-nhép nép lãnh đạo, vì thời Mao, thời Xtalin, thời Brê-giơ-nhép chưa có kinh tế thị trường.
Nghiên cứu kỹ quá trình thoái hoá của Đảng Cộng sản Liên Xô, kể cả những đảng cầm quyền rồi mất quyền và những đảng hiện nay còn cầm quyền, chúng tôi xin nêu ra hai vấn đề để trao đổi, thảo luận.
- Một là: về mặt tổ chức, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, Đảng Cộng sản Liên Xô chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu để đảm bảo dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng. Đảng CSLX đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình hoạt động. Theo chúng tôi, đây là điểm khởi thuỷ, nguồn gốc của mọi biểu hiện khác về sự thoái hoá của Đảng CSLX (quan liêu, tha hoá về tư tưởng chính trị, thoái hoá về đạo đức, lối sống, chia rẽ mất đoàn kết...). Ở đâu và khi nào trong sinh hoạt đảng thể hiện sục sôi dân chủ, thì đảng có sức sống mãnh liệt. Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga dưới thời lãnh đạo của Lênin là một ví dụ điển hình.
Xét đến cùng, do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng nên cơ quan lãnh đạo của Đảng CSLX thiếu thông tin nhiều mặt về một vấn đề, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Thiếu dân chủ cho nên trong sinh hoạt đảng thường là độc thoại một chiều từ những người lãnh đạo cao nhất, thiếu hẳn thông tin phản hồi từ dưới lên. Thiếu dân chủ, nên những đảng viên ưu tú, nhạy bén, sắc sảo, thông minh không có chỗ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong một tổ chức như vậy, bộ tham mưu cao nhất không có đủ thông tin nhiều chiều, toàn diện, do đó những quyết định về đường lối, sách lược thường không phù hợp với thực tiễn, thậm chí trái ngược với quy luật, ngược với hiện thực khách quan. Phải chăng, đó là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng nghị quyết, chỉ thị rất nhiều nhưng việc đưa vào cuộc sống không được bao nhiêu. Theo ngôn ngữ y học, thuốc rất nhiều nhưng không có loại đặc trị, nên bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, có thể xem một tổ chức đảng như một hệ thống. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại bền vững, nhất thiết phải có trao đổi thông tin. Nếu thiếu trao đổi thông tin (theo 2 chiều thuận - nghịch, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong) thì sớm muộn hệ thống đó sẽ bị đổ vỡ để chuyển sang một trạng thái khác. Thiếu dân chủ trong sinh hoạt đảng, tức là thiếu trao đổi thông tin (trên xuống, dưới lên, trong đảng ra ngoài xã hội và ngược lại). Nếu trạng thái này kéo dài thì sẽ sinh ra thoái hóa của hệ thống đảng dưới nhiều biểu hiện như đã trình bày ở trên. Nếu không khắc phục được, để kéo dài, thì sớm muộn sự thoái hóa của một số đảng viên ở vị trí chủ chốt sẽ dẫn đến sự thoái hóa của đảng cầm quyền.
Hãy trở lại với Đảng Cộng sản Liên Xô để chúng ta hiểu rõ vấn đề dân chủ trong đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bôn - sê - vích Nga từ năm 1903. Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô, qua nhiều lần thay đổi, vẫn là một văn bản quy định rất chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên. Tại sao không ngăn chặn được những biến thái lệch lạc của Xta-lin, Brê-giơ-nhép, không ngăn chặn được hành vi lạm quyền, lộng quyền và phản bội của Góoc-ba-chốp? Cớ sao hàng chục triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô không có phản ứng gì khi Góoc-ba-chốp tuyên bố giải tán Đảng? Không thể nói cách khác, thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng và không có cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu, đặc biệt là thiếu hẳn cơ chế giám sát hoạt động của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị là nguồn gốc sinh ra tệ lạm quyền, lộng quyền của những người lãnh đạo Đảng CSLX, làm cho đảng có một xác thịt to lớn (hàng chục triệu đảng viên), nhưng không có hồn, không có sức sống.
Thực tế xác nhận: Đảng CSLX trước đây không có lực lượng nào và không có cơ chế nào thực hiện giám sát và phản biện hoạt động của Tổng Bí thư, của Bộ Chính trị. Một nhóm nhỏ này, có khi chỉ dăm ba người nắm quyền lực tối cao, tự tung tự tác, ai có ý kiến khác sẽ bị họ chụp cho cái mũ là "chống đối", "là phản động", "là chống Đảng", thậm chí là "phản bội Tổ quốc"...
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà các thành viên trong tổ chức có quan hệ với nhau rất lỏng lẻo, đảng mất hết sức sống, tính chiến đấu chỉ còn lại trong nghị quyết.
Do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mà một thời gian dài trước khi sụp đổ, tan rã, trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như trong các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu đã lặng lẽ diễn ra một quá trình phân hóa trong đảng, cả trong sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Các đảng viên nghĩ một đằng phát biểu một đằng, không dám thể hiện chính kiến của mình ngay cả đối với vấn đề quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Trong cuộc họp người ta nói một đằng, mà phần lớn không thật lòng, ngoài cuộc họp người ta nói riêng với nhau lại khác, cấp trên áp đặt, cấp dưới điều chỉnh hành vi cho phù hợp với cấp trên, mọi thông tin chính thức từ trên xuống và đặc biệt là từ dưới lên đều thiếu chân thật. Chưa đến một tháng trước khi tan rã, mất quyền lãnh đạo, những người lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn khẳng định sức chiến đấu của đảng mình, vẫn tuyên bố tuyệt đại bộ phận nhân dân còn ơn đảng, theo đảng, tin đảng và tuyệt đại đa số đảng viên là tin cậy, trung thành...!
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà Đảng CSLX đã mắc sai lầm trong việc đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước. Thiếu dân chủ là bà đỡ của thói nịnh bợ, luồn lọt, là điều kiện tốt cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội vị kỷ phát sinh tồn tại trong đảng, nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Ai cũng biết cán bộ quyết định tất cả, và thực tiễn cũng xác nhận điều đó. Nhưng Đảng CSLX phạm sai lầm trong công tác sử dụng, bố trí cán bộ.
- Hai là: sự thoái hóa của Đảng CSLX là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên trước hết giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Khi kết nạp mọi đảng viên đều tuyên thệ về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản của mình, hứa hẹn một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, của những người lao động, nguyện trung thành với lý tưởng cộng sản... Nhưng khi đã vào đảng rồi thì họ thiếu rèn luyện và trong hoạt động thực tiễn, họ dần dần xa rời những lời tuyên thệ, hứa hẹn của mình. Đó là quá trình tha hóa của đảng viên, và kéo theo sự tha hóa của đảng. Tất nhiên, không phải mọi đảng viên đều diễn ra quá trình tha hóa đó.
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề thuộc về nguyên nhân và điều kiện làm cho Đảng CSLX thoái hóa, Liên Xô tan rã. Ở đây chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả, chỉ nêu ra những nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất. Có thể xem nó là nguồn gốc của mọi thoái hóa của Đảng cầm quyền nói chung, của Đảng CSLX nói riêng.
Năm 2013, nhân dân Nga nói riêng, nhân dân 15 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) cũng như nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ nói chung, kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2013). Chủ nghĩa xã hội đã tồn tại 74 năm tại nước Nga (1917 - 1991) và Liên Xô tan rã đã 22 năm (1991 - 2013). Người Nga nói riêng, nhân loại tiến bộ nói chung, còn phải tiếp tục nghiên cứu lý giải một cách cặn kẽ và có sức thuyết phục về những vấn đề liên quan đến sự tan rã của Liên Xô.
Sau chừng ấy thời gian, cho phép chúng ta khái quát ba vấn đề lớn sau:
- Một là: từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Liên Xô tan rã (1917 - 1991) có thể phân kỳ như sau: 1. Thế hệ cách mạng đầu tiên do Lênin lãnh đạo đã đưa nước Nga Xô viết non trẻ vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc" 1917 - 1920 để tồn tại và phát triển; 2. Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Stalin lãnh đạo đã tiêu diệt Chủ nghĩa phát xít Đức - Nhật - Ý và đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới; 3; Thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Liên Xô từ Khơrusốp đến Bregiơnép là những người đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) và họ đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc hàng đầu thế giới; 4. Thế hệ lãnh đạo thứ tư với hạt nhân là Góocbachop, là những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại và chưa nếm trải thử thách của chiến tranh.
Chính thế hệ lãnh đạo thứ tư đã làm cho Đảng CSLX mất quyền lãnh đạo, làm cho Liên Xô tan rã.
- Hai là: thế hệ lãnh đạo thứ tư ở Liên Xô với Góocbachop là hạt nhân đã nắm trong tay mọi quyền lực và mọi nguồn lực của đất nước, nhưng họ không thuận theo lòng dân, không được dân ủng hộ nên đánh mất toàn bộ cơ đồ sự nghiệp và bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Hóa ra, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực quốc gia không khó bằng nắm được lòng dân. Những ai không nắm được lòng dân thì họ đã thất bại ngay khi đang nắm quyền lực.
- Ba là: các đảng cộng sản đang cầm quyền và chưa cầm quyền cần rút ra bài học từ thất bại của Đảng CSLX, từ sự tan rã của Liên Xô để vượt qua chính mình vì hạnh phúc của nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước.
Sai lầm và khuyết điểm rất khó tránh, nhưng không thực sự nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục khuyết điểm.
Thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an) http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/148060/-can-canh--nguyen-nhan-lien-xo-tan-ra.html
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác-Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.
Trong giai đoạn 1918 - 1920, nước Nga Xô viết nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và bị bọn Bạch vệ (được sự hậu thuẫn của nước ngoài) tấn công từ bốn phía. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Nga Xô viết non trẻ lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bonsevich, nước Nga Xô viết đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển.
Sau hơn bảy chục năm tồn tại, phát triển không ngừng, vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Với sức mạnh to lớn về quân sự, khoa học công nghệ và kinh tế, Liên xô đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ hòa bình thế giới.
Liên Xô tan rã khi đã đạt đến đỉnh cao.Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.
1. Hệ thống XHCN hiện thực với Liên Xô làm trụ cột đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của thế giới.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 22 năm Liên Xô tan rã, vẫn có 59% người Nga được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực, và đa số người Nga vẫn nuối tiếc thời Xô viết vàng son.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm cho hệ thống XHCN hùng mạnh được họ dẫn dắt hàng trăm triệu người xây dựng nên sụp đổ, tan rã. Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Liên Xô, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCHTƯ đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Liên Xô tan rã. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSLX đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình" cũng là một nguyên nhân làm cho Liên Xô tan rã, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
liên xô sụp đổ, Lênin, Đảng Bonsevich, đấu tranh vô sản - tư sản
2. Đảng Cộng sản Liên Xô đã tha hóa, biến chất như thế nào?
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:
- Một là: Đảng Cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ "cái uy" của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù. Kết quả là trong sinh hoạt, đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Sinh hoạt đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, độc thoại một chiều. Trong điều kiện đó nhiều đảng viên trung kiên, trong sáng không được trọng dụng, cố nín nhịn để tồn tại, những kẻ cơ hội, nịnh bợ có điều kiện được thăng tiến.
- Hai là: Bộ Chính trị, BCHTƯ Đảng Cộng sản Liên Xô đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSLX với nhân dân Liên Xô. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSLX xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
- Ba là: những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhất là các cán bộ chủ chốt ở cấp cao.
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Liên Xô và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bỗng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSLX đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSLX.
Theo Ph. M. Rudinxki, có thể chia 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trong giai đoạn này đã phân hóa làm 4 nhóm:
N. I. Rưscôp, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, Thủ tướng Liên Xô (1985 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Liên Xô . Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ.
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSLX, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Liên Xô và trong xã hội Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (1989 - 1991).
3. Thử bàn về các nguyên nhân.
Về hoạt động chống phá của Mỹ và các thế lực chống cộng quốc tế thì rõ ràng, có đầy đủ thông tin, tư liệu để khẳng định. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác.
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng là một nguyên nhân. Nhưng nếu quá nhấn mạnh, cường điệu mặt trái của cơ chế thị trường thì khó lòng giải thích được những thoái hoá của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Mao Trạch Đông, Xtalin và Brê-giơ-nhép nép lãnh đạo, vì thời Mao, thời Xtalin, thời Brê-giơ-nhép chưa có kinh tế thị trường.
Nghiên cứu kỹ quá trình thoái hoá của Đảng Cộng sản Liên Xô, kể cả những đảng cầm quyền rồi mất quyền và những đảng hiện nay còn cầm quyền, chúng tôi xin nêu ra hai vấn đề để trao đổi, thảo luận.
- Một là: về mặt tổ chức, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, Đảng Cộng sản Liên Xô chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu để đảm bảo dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng. Đảng CSLX đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình hoạt động. Theo chúng tôi, đây là điểm khởi thuỷ, nguồn gốc của mọi biểu hiện khác về sự thoái hoá của Đảng CSLX (quan liêu, tha hoá về tư tưởng chính trị, thoái hoá về đạo đức, lối sống, chia rẽ mất đoàn kết...). Ở đâu và khi nào trong sinh hoạt đảng thể hiện sục sôi dân chủ, thì đảng có sức sống mãnh liệt. Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga dưới thời lãnh đạo của Lênin là một ví dụ điển hình.
Xét đến cùng, do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng nên cơ quan lãnh đạo của Đảng CSLX thiếu thông tin nhiều mặt về một vấn đề, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Thiếu dân chủ cho nên trong sinh hoạt đảng thường là độc thoại một chiều từ những người lãnh đạo cao nhất, thiếu hẳn thông tin phản hồi từ dưới lên. Thiếu dân chủ, nên những đảng viên ưu tú, nhạy bén, sắc sảo, thông minh không có chỗ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong một tổ chức như vậy, bộ tham mưu cao nhất không có đủ thông tin nhiều chiều, toàn diện, do đó những quyết định về đường lối, sách lược thường không phù hợp với thực tiễn, thậm chí trái ngược với quy luật, ngược với hiện thực khách quan. Phải chăng, đó là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng nghị quyết, chỉ thị rất nhiều nhưng việc đưa vào cuộc sống không được bao nhiêu. Theo ngôn ngữ y học, thuốc rất nhiều nhưng không có loại đặc trị, nên bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, có thể xem một tổ chức đảng như một hệ thống. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại bền vững, nhất thiết phải có trao đổi thông tin. Nếu thiếu trao đổi thông tin (theo 2 chiều thuận - nghịch, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong) thì sớm muộn hệ thống đó sẽ bị đổ vỡ để chuyển sang một trạng thái khác. Thiếu dân chủ trong sinh hoạt đảng, tức là thiếu trao đổi thông tin (trên xuống, dưới lên, trong đảng ra ngoài xã hội và ngược lại). Nếu trạng thái này kéo dài thì sẽ sinh ra thoái hóa của hệ thống đảng dưới nhiều biểu hiện như đã trình bày ở trên. Nếu không khắc phục được, để kéo dài, thì sớm muộn sự thoái hóa của một số đảng viên ở vị trí chủ chốt sẽ dẫn đến sự thoái hóa của đảng cầm quyền.
Hãy trở lại với Đảng Cộng sản Liên Xô để chúng ta hiểu rõ vấn đề dân chủ trong đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bôn - sê - vích Nga từ năm 1903. Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô, qua nhiều lần thay đổi, vẫn là một văn bản quy định rất chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên. Tại sao không ngăn chặn được những biến thái lệch lạc của Xta-lin, Brê-giơ-nhép, không ngăn chặn được hành vi lạm quyền, lộng quyền và phản bội của Góoc-ba-chốp? Cớ sao hàng chục triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô không có phản ứng gì khi Góoc-ba-chốp tuyên bố giải tán Đảng? Không thể nói cách khác, thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng và không có cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu, đặc biệt là thiếu hẳn cơ chế giám sát hoạt động của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị là nguồn gốc sinh ra tệ lạm quyền, lộng quyền của những người lãnh đạo Đảng CSLX, làm cho đảng có một xác thịt to lớn (hàng chục triệu đảng viên), nhưng không có hồn, không có sức sống.
Thực tế xác nhận: Đảng CSLX trước đây không có lực lượng nào và không có cơ chế nào thực hiện giám sát và phản biện hoạt động của Tổng Bí thư, của Bộ Chính trị. Một nhóm nhỏ này, có khi chỉ dăm ba người nắm quyền lực tối cao, tự tung tự tác, ai có ý kiến khác sẽ bị họ chụp cho cái mũ là "chống đối", "là phản động", "là chống Đảng", thậm chí là "phản bội Tổ quốc"...
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà các thành viên trong tổ chức có quan hệ với nhau rất lỏng lẻo, đảng mất hết sức sống, tính chiến đấu chỉ còn lại trong nghị quyết.
Do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mà một thời gian dài trước khi sụp đổ, tan rã, trong Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như trong các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu đã lặng lẽ diễn ra một quá trình phân hóa trong đảng, cả trong sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Các đảng viên nghĩ một đằng phát biểu một đằng, không dám thể hiện chính kiến của mình ngay cả đối với vấn đề quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Trong cuộc họp người ta nói một đằng, mà phần lớn không thật lòng, ngoài cuộc họp người ta nói riêng với nhau lại khác, cấp trên áp đặt, cấp dưới điều chỉnh hành vi cho phù hợp với cấp trên, mọi thông tin chính thức từ trên xuống và đặc biệt là từ dưới lên đều thiếu chân thật. Chưa đến một tháng trước khi tan rã, mất quyền lãnh đạo, những người lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn khẳng định sức chiến đấu của đảng mình, vẫn tuyên bố tuyệt đại bộ phận nhân dân còn ơn đảng, theo đảng, tin đảng và tuyệt đại đa số đảng viên là tin cậy, trung thành...!
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà Đảng CSLX đã mắc sai lầm trong việc đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước. Thiếu dân chủ là bà đỡ của thói nịnh bợ, luồn lọt, là điều kiện tốt cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội vị kỷ phát sinh tồn tại trong đảng, nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Ai cũng biết cán bộ quyết định tất cả, và thực tiễn cũng xác nhận điều đó. Nhưng Đảng CSLX phạm sai lầm trong công tác sử dụng, bố trí cán bộ.
- Hai là: sự thoái hóa của Đảng CSLX là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên trước hết giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Khi kết nạp mọi đảng viên đều tuyên thệ về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản của mình, hứa hẹn một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, của những người lao động, nguyện trung thành với lý tưởng cộng sản... Nhưng khi đã vào đảng rồi thì họ thiếu rèn luyện và trong hoạt động thực tiễn, họ dần dần xa rời những lời tuyên thệ, hứa hẹn của mình. Đó là quá trình tha hóa của đảng viên, và kéo theo sự tha hóa của đảng. Tất nhiên, không phải mọi đảng viên đều diễn ra quá trình tha hóa đó.
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề thuộc về nguyên nhân và điều kiện làm cho Đảng CSLX thoái hóa, Liên Xô tan rã. Ở đây chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả, chỉ nêu ra những nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất. Có thể xem nó là nguồn gốc của mọi thoái hóa của Đảng cầm quyền nói chung, của Đảng CSLX nói riêng.
Năm 2013, nhân dân Nga nói riêng, nhân dân 15 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) cũng như nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ nói chung, kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2013). Chủ nghĩa xã hội đã tồn tại 74 năm tại nước Nga (1917 - 1991) và Liên Xô tan rã đã 22 năm (1991 - 2013). Người Nga nói riêng, nhân loại tiến bộ nói chung, còn phải tiếp tục nghiên cứu lý giải một cách cặn kẽ và có sức thuyết phục về những vấn đề liên quan đến sự tan rã của Liên Xô.
Sau chừng ấy thời gian, cho phép chúng ta khái quát ba vấn đề lớn sau:
- Một là: từ Cách mạng tháng Mười Nga đến khi Liên Xô tan rã (1917 - 1991) có thể phân kỳ như sau: 1. Thế hệ cách mạng đầu tiên do Lênin lãnh đạo đã đưa nước Nga Xô viết non trẻ vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc" 1917 - 1920 để tồn tại và phát triển; 2. Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Stalin lãnh đạo đã tiêu diệt Chủ nghĩa phát xít Đức - Nhật - Ý và đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới; 3; Thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Liên Xô từ Khơrusốp đến Bregiơnép là những người đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) và họ đã đưa Liên Xô trở thành cường quốc hàng đầu thế giới; 4. Thế hệ lãnh đạo thứ tư với hạt nhân là Góocbachop, là những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại và chưa nếm trải thử thách của chiến tranh.
Chính thế hệ lãnh đạo thứ tư đã làm cho Đảng CSLX mất quyền lãnh đạo, làm cho Liên Xô tan rã.
- Hai là: thế hệ lãnh đạo thứ tư ở Liên Xô với Góocbachop là hạt nhân đã nắm trong tay mọi quyền lực và mọi nguồn lực của đất nước, nhưng họ không thuận theo lòng dân, không được dân ủng hộ nên đánh mất toàn bộ cơ đồ sự nghiệp và bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Hóa ra, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực quốc gia không khó bằng nắm được lòng dân. Những ai không nắm được lòng dân thì họ đã thất bại ngay khi đang nắm quyền lực.
- Ba là: các đảng cộng sản đang cầm quyền và chưa cầm quyền cần rút ra bài học từ thất bại của Đảng CSLX, từ sự tan rã của Liên Xô để vượt qua chính mình vì hạnh phúc của nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước.
Sai lầm và khuyết điểm rất khó tránh, nhưng không thực sự nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục khuyết điểm.
Thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an) http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/148060/-can-canh--nguyen-nhan-lien-xo-tan-ra.html
Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013
Từ 'Ngôi sao Việt Nam đến 'Vì sao, Việt Nam'?
-Vì sao từ một quốc gia nghèo đói, chỉ cần khoảng 30 năm, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Trung Quốc, đã trở thành những quốc gia hưng thịnh hàng đầu thế giới, còn ta thì chưa?
"Tất cả thế giới là một sân khấu và mọi người phải tự sắm vai"
31/10/2013 Quốc hội bắt đầu thảo luận KTXH và tái cơ cấu nền kinh tế tại nghị trường. Để góp thêm tiếng nói với các chuyên gia kinh tế, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của tác giả Ngô Đồng Thu.
Trước khi gia nhập WTO (11/1/2007) , Việt Nam được thế giới ca ngợi với những lời có cánh "con rồng", "con hổ" châu Á. Sau 6 năm, cùng với những thăng trầm của thế giới, dấu cảm thán (!) đã nhanh chóng biến thành dấu hỏi (?) và từ "Ngôi sao Việt Nam!" đã chuyển thành "Vì sao, Việt Nam?"
Trong cộng đồng đã có sự thay đổi nhanh đến chóng mặt về trạng thái: từ hồ hởi đến hoang mang chỉ trong một thời gian ngắn, theo một cách nào đó. Hàng loạt câu hỏi "vì sao" được đặt ra:
Vì sao Việt Nam khó phát triển? Vì sao kinh tế lâm vào khó khăn, trì trệ? Vì sao nông dân mất đất, đô thị bỏ hoang? Vì sao chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút? Vì sao nợ xấu, vì sao tham nhũng, vì sao lãng phí, tha hóa vì sao?, v.v...
Và, vì sao từ một quốc gia nghèo đói, chỉ cần khoảng 30 năm, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Trung Quốc, đã trở thành những quốc gia hưng thịnh hàng đầu thế giới, còn Việt Nam thì không?
Quẩn quanh chiếu hẹp?
Những cải cách của chúng ta hiện nay gợi người viết nhớ đến nghệ thuật chèo. Đặc trưng của sân khấu chèo là tính ước lệ trong bài trí và hoạt cảnh, cứ bước lên một bước lại lùi 3 bước, đi đi lại lại cả buổi nhưng không ra khỏi cái chiếu rộng vài mét vuông, chỉ loanh quanh trong một chỗ.
Nền kinh tế của chúng ta sau một thời gian tăng trưởng nóng đang chững lại ở khúc quanh mà người ta hay nhắc đến là "bẫy thu nhập trung bình", hay nói cách khác là chưa "phát" mà đã "triển". Những khó khăn xuất hiện với tần suất ngắn hơn, quy mô ngày càng lớn hơn.
Trên thực tế các doanh nghiệp đang "lãn công", cả bốn động cơ của cỗ máy tăng trưởng kinh tế đang trục trặc:
1- doanh nghiệp nhà nước phổ biến tình trạng tham ô lãng phí.
2- doanh nghiệp FDI thì chuyển giá.
3- doanh nghiệp tư nhân thiếu cơ hội và động lực
4- nông nghiệp bấp bênh, bất an..
Xã hội thì dường như mất dần đi cảm hứng làm việc, kinh doanh do những nỗ lực bất thành kéo dài, do sự bất bình đẳng về cơ hội, do quan liêu sách nhiễu, v.v... Các con số về tồn kho, tăng trưởng tín dụng và giải thể doanh nghiệp đã nói lên điều này.
Bên cạnh đó, các nhóm lợi ích, vì đặc quyền đặc lợi sẽ níu giữ cơ chế cũ, sẽ tìm mọi cách để biện minh, trì hoãn, né tránh mọi sự thay đổi.
Nếu những lời hứa hẹn, những quyết tâm, những tuyên bố không chuyển hóa thành những hành động thực tế, làm thay đổi thực trạng, thì chiếu chèo sẽ từ sân khấu bước ra ngoài đời.
Với một nền kinh tế kém hiệu quả, đến một lúc nào đó nhà nước mất cân bằng, thiếu nguồn thu để duy trì an sinh xã hội, lạm phát, nghèo đói sẽ quay trở lại, đây là một nguy cơ có thật, mà ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất cũng vấp phải.
Trên các diễn đàn, đâu đó nhiều người kêu gọi "đổi mới lần 2" hay cần có "khoán 10" tiếp theo; Nghị quyết Trung ương 4 cũng khẳng định tính cấp bách phải đổi mới từ trong Đảng.
Nhưng đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào? Có vẻ như mọi cấp, mọi ngành đều đang lúng túng,
Đổi mới sau gần 3 thập kỷ
Nhớ lại công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986, với loạt bài "Nói Và Làm" của tác giả Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
Khó khăn của những năm thập kỷ 80 của thế kỷ trước cũng có những nét tương đồng như hiện nay. Khi ấy nguyên nhân khách quan là Việt Nam bị bao vây cấm vận. Còn về chủ quan, chính sự duy ý chí về mô hình phát triển, duy trì những "hợp tác xã" cưỡng bức đã tạo ra sự khan hiếm lương thực.
"Đổi mới" của thời kỳ này, về bản chất là "cởi trói", có nghĩa là không bắt buộc phải theo kinh tế tập thể cưỡng bức; "khoán 10" đồng nghĩa với việc nhà nước không can thiệp vào tính tự chủ của nhân dân trong lao động.
Đổi mới từ dưới lên, phía trên không cản trở, không áp đặt. Kết quả là, chỉ sau 3 năm, năm 1989 Việt Nam đã xuất khẩu gạo 1, 37 triệu tấn, từ đó đến nay luôn đứng trong Top 3 thế giới.
Như vậy, nếu Đổi mới 1986 là giải phóng lao động theo lẽ tự nhiên, thì Đổi mới 2013 Việt Nam cần giải phóng cái gì?
Hiện nay, chúng ta vẫn loay hoay trong quá trình tìm hướng đổi mới từ trên xuống. Trong khi theo truyền thống nước ta, trong chiến tranh cũng như thời bình, đổi mới thường phải từ dưới lên (xuất phát từ thực tiễn - như khoán 10 trong nông nghiệp); Bao giờ cũng vậy, đầu tiên và cuối cùng là nhân dân quyết định thắng lợi.
Cái khó là giờ đây bối cảnh xã hội đã khác xưa nhiều.
Đổi mới 1986 với khẩu hiệu "Đổi mới hay là chết", toàn Đảng toàn dân đều nhìn cùng một hướng, đồng lòng, đồng tâm muốn thay đổi, cái phức tạp đã biến thành đơn giản. Còn "Đổi mới 2013", trong bối cảnh xuất hiện các nhóm lợi ích, nhân tâm bất an, cái đơn giản lại biến thành phức tạp, khó lường.
"Phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta".
Bối cảnh đã khác đi, nhưng dường như sau gần 30 năm, những việc cần làm mà cố tổng bí thư đã nêu ở trên dường như vẫn đúng trong công cuộc đổi mới đầu thế kỷ 21.
Khơi dậy được cảm hứng cộng đồng, dựa vào nhân dân, chúng ta có thể khẳng định rằng đổi mới là không khó. Vì mỗi lần đổi mới, là một bước chúng ta lại gần hơn với thế giới và nhân loại.
Hãy nghe lại lời của tiền nhân:
Có gì trong một cái tên? Khi đã là hoa hồng; Dù gọi bằng tên khác; Vẫn tỏa hương thơm dịu. ( Romeo -Juliet, Màn II)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/147175/tu--ngoi-sao-viet-nam-den--vi-sao--viet-nam--.html
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013
Người về với hàng dương,cát trắng.
Trời đổ mưa tuôn suốt mấy ngày
Tiễn người Tâm - Đức theo áng mây
Quặn thắt nỗi đau lòng nhân thế
Đất nước vằng Người, từ buổi nay…
Tôi là người lính xứ Hậu Giang
Sét đánh ngang tai, bỗng bàng hoàng
Dẫu biết trước rồi, lòng đau nhói
Gửi gió trời Nam mấy vần thơ
Thay nén nhang thơm kính viếng Người
Đại tướng anh hùng của lòng tôi
Thương nước, thương dân theo chân Bác
Giành giữ non sông trọn nghĩa đời
Đường đèo Hoành Sơn, núi Thọ Sơn nơi an nghỉ của Đại tướng,
Đại tướng anh minh và chí quyết
Một lòng vì nước chẳng so bì
Mặc những thăng trầm luôn bền chí
Đại tướng nêu danh sử vàng ghi
Thế hệ chúng con, lính thời bình
Hiểu sao được hết những hy sinh
Cha ông một thuở xây hào khí
Đạị tướng chỉ đường dựng hiển vinh
Tiễn đưa Đại tướng về quê hương
Miền quê cát trắng nắng hàng dương
Quảng Bình quê mẹ nồng hơi ấm
Hoành Sơn lộng gió biển yêu thương.
11.10.2013
http://bongbvt.blogspot.com/ (Mai Xuân Hiệp - Cần Thơ)
Tiễn người Tâm - Đức theo áng mây
Quặn thắt nỗi đau lòng nhân thế
Đất nước vằng Người, từ buổi nay…
Tôi là người lính xứ Hậu Giang
Sét đánh ngang tai, bỗng bàng hoàng
Dẫu biết trước rồi, lòng đau nhói
Gửi gió trời Nam mấy vần thơ
Thay nén nhang thơm kính viếng Người
Đại tướng anh hùng của lòng tôi
Thương nước, thương dân theo chân Bác
Giành giữ non sông trọn nghĩa đời
Đường đèo Hoành Sơn, núi Thọ Sơn nơi an nghỉ của Đại tướng,
Đại tướng anh minh và chí quyết
Một lòng vì nước chẳng so bì
Mặc những thăng trầm luôn bền chí
Đại tướng nêu danh sử vàng ghi
Thế hệ chúng con, lính thời bình
Hiểu sao được hết những hy sinh
Cha ông một thuở xây hào khí
Đạị tướng chỉ đường dựng hiển vinh
Tiễn đưa Đại tướng về quê hương
Miền quê cát trắng nắng hàng dương
Quảng Bình quê mẹ nồng hơi ấm
Hoành Sơn lộng gió biển yêu thương.
11.10.2013
http://bongbvt.blogspot.com/ (Mai Xuân Hiệp - Cần Thơ)
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Kính viếng Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
I – NHÂN
Vang khúc tráng ca dành tặng Người
Một trăm năm lẻ, mắt rạng ngời
Cuộc đời cống hiến, hai Thiên Kỷ
Rạng danh Lão tướng, tới muôn đời
II – LỄ
Ta viết vần thơ kính dâng Người
Trăm năm rạng rỡ đóa hoa tươi
Màu hoa chiến thắng xin dâng tặng
Vị tướng tài danh đức sáng ngời
III – NGHĨA
Ba tư chiến sĩ thuở khai nôi
Anh Cả tinh anh, rạng giống nòi
Phay Khắt-Nà Ngần còn vang mãi
Điện Biên lừng lấy bốn phương trời
IV – TRÍ
Đại tướng tên Văn – Bác đặt tên
Văn Võ song toàn, Giáp mãi Nguyên
Tin Đức, mến Tài phong Đại tướng
Bản lĩnh hiên ngang nết ngừoi hiền
V – TÍN
Trăm năm rạng rỡ tấm gương soi
Nhân hậu – Ung dung – tính cách Người
Bốn bề năm châu ghi tạc dạ (1)
Việt Nam – Tướng Giáp sáng soi ngời
VI – DŨNG
Đại thắng mùa xuân – thống nhất rồi
Ước mơ cháy bỏng hiến cho đời
Bác Hồ, Tướng Giáp – Vì dân trọn
Thống nhất – Hòa bình – nước mắt rơi
VII – LIÊM
Vì nước vì dân một cuộc đời
Tâm hồn thư thái nụ cười tươi
Bụi trần chẳng vướng Danh và Lợi
Hồng phúc nước nhà – Tổ quốc tôi!
Nguồn http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/tu-tuyet-tram-nam.html
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013
Nhân dân của tôi ơi!
Tấm lòng của nhân dân luôn nhân hậu, bao dung và cao cả. Lớn hơn cả thánh thần, tấm lòng nhân dân là “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”, “một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhân dân là sự đùm bọc, sẻ chia đến bát cơm, manh áo cuối cùng…
Chập tối!
Một sản phụ không có tiền
Gia đình đành mang về đợi chết
Chỉ vài ngày báo đăng đã có hơn 300 triệu đồng cứu mạng…
Nhân dân là lá lành đùm lá rách
Nhân dân là chị ngã em nâng
Nhân dân là một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ
Nhân dân là một miếng khi đói bằng một gói khi no
Tôi đọc tin mà rưng rưng muốn khóc
Ôi nhân dân nhân hậu bao dung
Nhân dân mang hồn cốt Việt
Ôi nhân dân nhân hậu bao dung
Nhân dân mang hồn cốt Việt
Một sản phụ không có tiền
Gia đình đành mang về đợi chết
Chỉ vài ngày báo đăng đã có hơn 300 triệu đồng cứu mạng…
Nhân dân là lá lành đùm lá rách
Nhân dân là chị ngã em nâng
Nhân dân là một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ
Nhân dân là một miếng khi đói bằng một gói khi no
Có những kẻ leo lẻo vì nhân dân
Bòn rút của dân từng đồng tiền lẻ
Ăn của người bão lụt mất nhà
Ăn của người quá cố
Đuổi Bà mẹ Anh hùng ra khỏi nhà của Mẹ
Cướp nơi thờ liệt sĩ
Đánh bạc tiền tỷ
Chơi gái vị thành niên…
Bòn rút của dân từng đồng tiền lẻ
Ăn của người bão lụt mất nhà
Ăn của người quá cố
Đuổi Bà mẹ Anh hùng ra khỏi nhà của Mẹ
Cướp nơi thờ liệt sĩ
Đánh bạc tiền tỷ
Chơi gái vị thành niên…
Cứ leo lẻo không còn liêm sỉ!
Nhân dân của tôi ơi!
Cám ơn Người đã làm ta vững dạ
Nhân dân ngàn lần cao cả
Hơn tất cả thánh thần hư vô…
Nhân dân của tôi ơi!
Cám ơn Người đã làm ta vững dạ
Nhân dân ngàn lần cao cả
Hơn tất cả thánh thần hư vô…
Trần Nhương Nguồn Dân tri http://dantri.com.vn/blog/nhan-dan-cua-toi-oi-784303.htm
Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013
Sự tùy tiện đã thành bản sắc?
TS : Giáp Văn Dương
1. Một ngày mùa hè, chúng tôi đón một gia đình người bạn sang du lịch ở Singapore. Mà đã đi du lịch thì không thể tránh khỏi chuyện thăm thú cảnh quan, vào trung tâm mua sắm và ăn uống. Mọi chuyện đều tuyệt vời, nếu không có một câu chuyện lẻ như sau:
Khi vào khu ăn uống sầm uất, chúng tôi đưa con gái nhỏ đi rửa tay và vệ sinh, đồng thời rủ gia đình bạn tôi đi cùng. Âu cũng là một cách chỉ cho bạn vị trí của khu vệ sinh. Bạn tôi hồn nhiên bảo không cần. Chúng tôi tất nhiên tôn trọng lựa chọn của bạn.
Mười lăm phút sau, giữa khu ăn uống, con trai bạn tôi, khoảng 3 tuổi, thông báo muốn...“tè”. Vợ tôi cuống quýt giục bạn cho cháu đi vệ sinh và chỉ đường ra toilet. Nhưng bạn tôi khăng khăng bảo không cần vì đã chuẩn bị sẵn rồi. Rồi hai vợ chồng lục tối lấy chai nước La Vie đã uống hết cho cháu “tè” vào trước sự sửng sốt của bao người.
Vì còn nhỏ nên cháu điều khiển không được như ý. Sản phẩm rót vào miệng chai thì ít mà ra sàn nhà thì nhiều, thậm chí còn bắn vào chân thực khách bàn bên cạnh làm một vài người co rúm, chỉ thiếu nước hét lên. Sự sửng sốt còn được nhân lên khi một số người bắt đầu bàn tán và chỉ trỏ về phía khu vệ sinh của tòa nhà, cách đó chỉ chừng 20m.
Chúng tôi tất nhiên là cũng sửng sốt, nhưng hơn cả là sự ngượng ngùng, vì tất cả chúng tôi đều đang nói tiếng Việt.
Con đường Gốm sứ ven sông Hồng công trình thế kỷ ( Hà nội Việt nam ) |
2. Sáu tháng sau, một ngày đầu xuân, gia đình tôi đến thăm Văn Miếu. Trước khi đi, tôi giải thích cho con rằng đây là chốn thiêng liêng, là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, xây dựng cách đây gần một nghìn năm. Các đại học danh tiếng như Oxford,Cambridge cũng chỉ có lịch sử lâu đời như thế. Các gia đình muốn con ngoan học giỏi, trọng chữ nghĩa, sống có văn hóa thì đầu năm thường đưa con đến Văn Miếu thăm viếng và xin chữ. Tất nhiên là cháu rất thích, rất tò mò và hãnh diện.
Chúng tôi đến nơi vào khoảng giữa trưa. Sau khi mua vé, chúng tôi tiến vào lối đi cổng chính. Tôi vừa đi vừa giải thích cho con về kiến trúc, cảnh quan và trang trí đầu xuân, vừa tránh những người đi ngược chiều. Nhưng sự giải thích của tôi gần như không có hiệu quả, vì cháu chỉ dán mắt vào những người nhảy qua hàng rào để tạo dáng chụp ảnh quanh các bồn cây, các chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín... được xếp bằng hoa.
Chúng tôi đi sát mép hành lang để tránh va quệt vào du khách. Tôi nhắc cháu cẩn thận kẻo dẫm chân lên cỏ. Thật bất ngờ, cháu chỉ vào sân cỏ và phản ứng ngược: Làm gì có cỏ hả bố. Người ta dẫm chết hết rồi!
Tôi sững người. Trẻ con tin vào những gì chúng quan sát, chứ không tin bảng hiệu và những thuyết giảng suông.
Tôi lại nghĩ về một cái gì đó mang tên Văn hóa Việt.
Chúng tôi tiến vào sân Văn Miếu. Quá đông người. Ở đây không còn cảnh nhảy rào tạo dáng chụp ảnh như bên ngoài nữa. Thay vào đó là hàng người vào ra thắp hương ở điện chính và đặc biệt là một hàng dài rồng rắn xếp hàng xin chữ đầu năm. Kín cả một góc sân, kẻ đứng người ngồi hong chữ. Người hờ hững trải chữ trên sân, người lại cẩn thận giữ chặt trong tay, phòng hờ gió thổi bay đi mất. Cũng có người nhao nhác chờ đợi, nhìn nhướng vào trong xem người nhà mình xin chữ đã ra chưa. Trên gương mặt lộ rõ sự căng thẳng.
Không có sự hoan hỉ. Không có niềm vui phơi phới xuân về. Thay vào đó là một cái gì đó như cam chịu, như chờ đợi.
Ở góc sân phái trái là hai hàng kem di động. Kẻ đứng người ngồi huyên náo. Có tiếng quát trẻ con, tiếng gọi nhau í ới và lời than mỏi.
Ngay giữa sân có ba bố con nhà nọ đang phơi chữ. Mỏi chân, ông bố ngồi chồm hổm. Chữ đã khô nên không có gì phải vội. Dường như ba bố con đang chờ mẹ và cậu trai lớn đang xin thêm chữ sắp ra.
Một cơn gió nhẹ hiu hiu thổi tới. Cậu trai bất giác vạch chim “tè” giữa sân Văn Miếu. Ông bố đang căng thẳng vì chờ đợi, bỗng mặt giãn ra, cười sảng khoái.
Tịnh không có một lời nhắc nhở.
Sau rất nhiều giải thích cho trẻ nhỏ, chuyến đi thăm Văn Miếu của chúng tôi đã không có được kết quả như mong đợi. Trên đường trở về, tôi bắt đầu nghĩ đến một thứ có tên là “Sự tùy tiện”.
3. Chúng tôi đi trên vỉa hè và những con phố nhỏ của Hà Nội. Các bức tường dày đặc các số điện thoại khoan cắt bê-tông. Tôi biết, nếu đi tiếp đến những góc phố vắng, thế nào cũng gặp những dòng “Cam Dai Bay” nguệch ngoặc chảy dài trên các bức tường. Những chữ này đang là nỗi xấu hổ của người Việt và đã đi vào giai thoại tiếu lâm.
Tiếu lâm, mà sao nghe qua chỉ thấy đắng chát.
Tôi bắt đầu xâu chuỗi những gì đã thấy: một em bé được gia đình cho hồn nhiên “tè” vào chai giữa nơi đô hội trong chuyến du lịch nước ngoài, một em bé khác “tè” giữa sân Văn Miếu trong một ngày xuân mới, rất nhiều khoan cắt bê-tông và “Cam Dai Bay” trên các bức tường. Có cái gì đó rất chung ở đây. Có cái gì đó rất Việt Nam, rất phổ biến đến mức đã trở thành một thứ tựa như là văn hóa.
Tôi lẩm nhẩm gọi tên: Sự tùy tiện.
4. Sự tùy tiện có ở khắp mọi nơi. Nó không còn là của văn hóa và thẩm mỹ, mà còn là chuyện quốc kế dân sinh và tính mạng của người dân.
Ngày 24/2/2012 vừa rồi, đã xảy ra một vụ nổ tại hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P.8, Q.3, TP.HCM) làm chết 11 người. Đây là một tai nạn tang thương, lại rơi vào đầu năm, nên ai cũng xót xa bàng hoàng. Tai nạn này lẽ ra đã không xảy ra nếu không có sự tùy tiện. Ở đây là tùy tiện mang vật liệu nổ vào cất trữ trong nhà mà không tuân thủ các quy tắc an toàn. Hàng loạt các vụ nổ trước đó do sang chiết ga không đúng quy trình, không đúng địa điểm, cũng có cùng nguyên nhân ở sự tùy tiện.
Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có khoảng 100 người chết do tai nạn, trong ắt hẳn có một phần lớn do sự tùy tiện mà ra.
Ở tầm mức quốc gia, sự tùy tiện cũng xuất hiện ở bất cứ chỗ nào mà ta để mắt đến. Rất nhiều chiến lược phát triển đất nước, từ kinh tế như hình thành các tổng công ty - tập đoàn, khai thác tài nguyên, quy hoạch đô thị; đến văn hóa, giáo dục như đào tạo hàng chục ngàn tiến sĩ trong vài năm, thay đổi chương trình, sách giáo khoa liên tục; đến quản lý điều hành như cấm rồi bỏ, ra chỉ thị nghị quyết tréo ngheo... cũng đều là sản phẩm của sự tùy tiện.
Sự kiện dự án khai thác bô-xit Tây Nguyên được triển khai bất chấp phản đối và cảnh báo của giới chuyên gia, dẫn đến gặp khó khăn và phải dừng cảng Kê Gà – cảng được đầu tư để phục vụ dự án này – đang làm nóng dư luận trong suốt tuần qua cũng có nguyên nhân ở sự tùy tiện trong các chính sách phát triển đất nước.
Tôi bỗng nhớ đến những con đường hỗn loạn, những dự thảo chính chủ, cấm người ngực lép đi xe, những chỉ tiêu đầy hoang tưởng... Có gì giống với em bé hồn nhiên giữa sân Văn Miếu, những “Khoan-cắt-Bê-tông” dày đặc trên các bức tường?
Có chứ. Đó là sự tùy tiện. Nếu với trẻ nhỏ thì đó chỉ là tùy tiện một cách hồn nhiên, vô ý thức, thì với người lớn, đó lại là tùy tiện một cách có ý thức và vô trách nhiệm.
Những sự việc cụ thể trên kia chỉ là những cung bậc khác nhau của sự tùy tiện mà thôi. Dân thường thì tùy tiện ở góc phố. Quan chức thì tùy tiện trên bàn làm việc. Nhỏ thì tùy tiện ở góc sân. Lớn thì tùy tiện ở chính sách quốc gia. Hiện tượng thì khác nhau mà bản chất lại rất giống nhau.
Trong sự thất vọng, tôi lần đọc lại bản dự thảo hiến pháp đang được đưa ra lấy góp ý với hy vọng tìm thấy ánh sáng của một sự đổi mới. Nhưng không, vẫn ngổn ngang trong đó những tùy tiện rối bời. Những tùy tiện lớn hơn bất cứ tùy tiện nào mà tôi đã gặp.
Tôi rùng mình: Lẽ nào sự tùy tiện đã trở thành bản sắc?
---
Ghi chú: Đây là bản nguyên bài đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần.
http://cuahanggiaydep.blogspot.com/
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
'Bất thường' và không bình thường...
Ấn tượng trong tuần:
Một khi có quá nhiều cái không bình thường, nhưng con người ta phải chung sống như một lẽ bình thường, xã hội đó có phát triển... lành mạnh được không?
Đời sống luôn có hai mặt đối lập. Bên kia cái hay là cái dở, bên kia cái tốt là cái xấu, bên kia niềm vui là nỗi thất vọng, như một cặp đôi ... không hoàn hảo, cứ vần vũ giữa nhân gian. Khiến nhân gian cũng bỗng phải khóc, cười xa xót...
Đường thẳng hay đường cong?
Mới đây, vào ngày 31/3, một sự việc may mắn đã đến với ông Đinh Quang Điền, Giám đốc Công ty TNHH Quang Điền. Sau 240 ngày bị tạm giam, với tội danh...oan sai- "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", cuối cùng ông được minh oan, được xin lỗi công khai.
Phía phải công khai xin lỗi ông là Viện Kiểm sát Nhân dân TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).
Không biết yêu cầu bồi thường tổn thất 18 tỷ đồng, và công khai xin lỗi trên ba số báo liên tiếp của ông Đinh Quang Điền, có được đáp ứng không? Chỉ biết những mất mát đau khổ của những người ruột thịt- cha, mẹ già bị sốc dẫn đến trầm cảm, thậm chí tai biến, vợ hoảng loạn, con cái học hành sa sút vì bị bạn bè khinh rẻ... - là không sao bù đắp được với ông. Nhưng dẫu sao, trường hợp như ông vẫn là may mắn.
Một trường hợp may mắn khác là anh Trương Hoàng Hiếu, cựu sinh viên bị tù oan hơn 900 ngày, với tội danh "cố ý gây thương tích", xảy ra năm 2007 tại ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), cũng vừa được Tòa án Nhân dân huyện công khai xin lỗi trong... năm phút.
900 ngày tù oan và được xin lỗi trong năm phút là con số so sánh cay đắng. Nói như dân gian, được vạ má đã sưng, nhưng họ vẫn là những trường hợp được giải oan... hiếm và quý.
Tòa án là cơ quan tư pháp chuyên xét xử những vụ án. Việc xử oan sai, phải công khai xin lỗi "nạn nhân" là việc làm bình thường và là tín hiệu tích cực, dù lẽ ra không nên có. Vì đó là cán cân công lý!
Nhưng bên cạnh cái sự bình thường vẫn luôn tồn tại sự không bình thường. Bên cạnh tín hiệu tích cực vẫn luôn tồn tại những cái tiêu cực đáng ngờ.
Mới đây, ngày 22/3, tại phiên họp chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đã thừa nhận việc chạy án, ăn hối lộ còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ ngành tòa án. Bộ phận này nhỏ hay không nhỏ? Nếu như Tổng Bí thư Đảng từng lo ngại về "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức..."
Nổi cộm nhất được hầu hết các đại biểu và dư luận quan tâm là tỷ lệ án treo, mức phạt đối với án tham nhũng còn quá nhẹ và tỷ lệ này cao gấp nhiều lần so với các loại tội phạm khác (có nơi lên tới 45%).
Những trường hợp được giải oan vẫn... hiếm và quý. Ảnh minh họa
Nếu đặt thử lên cán cân công lý, những vụ án có "chạy án", và những vụ án không biết, hoặc không có điều kiện "chạy án", thì cán cân sẽ lệch bên nào?
Những cán bộ tòa án là người thay mặt pháp luật thực hiện xét xử, đem lại lẽ công bằng cho con người, nhưng một bộ phận trong số này lại... "tiếp tay" với tội phạm, nhờ cái nghề chính trực của mình, thì vụ án sẽ đi theo đường thẳng hay ...đường cong?
Chánh án Trương Hòa Bình đã phải xin lỗi các đại biểu vì ... "tệ nạn" của ngành tư pháp. Nhưng người dân chẳng bao giờ muốn nghe hai từ xin lỗi lâu nay đã thành một "hội chứng", đang cần được chữa trị bằng hành động.
Đáng tiếc, hiện tượng không bình thường, không chỉ thấy sáng rõ ở việc xử án, mà còn thấy thấy "nhấp nháy" ở ngay công tác thi hành án.
Thi hành án thực chất là để thu hồi lại tài sản bị thất thoát, hoặc bị phạm tội mà có, hoặc là tiền phải đền bồi. Tại một vụ án lớn, phức tạp, có số tiền các đương sự phải liên đới bồi thường cho các doanh nghiệp Nhà nước lên đến hơn 1100 tỷ đồng, với án phí gần hai tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi xét xử, tòa án các cấp đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự để thực hiện việc thi hành án, nên việc thi hành án tưởng bình thường thành khó khăn, rắc rối.
Bởi bên được thi hành án lại là những doanh nghiệp Nhà nước, nhưng chưa có đơn yêu cầu khiến cơ quan thi hành án không thể ra quyết định thi hành thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Bỗng nhớ tới thành ngữ cha chung không ai khóc. Mà thực ra nó có địa chỉ riêng- đó là tiền dân.
Liệu có phải con voi thất thoát đang có cái đuôi... con chuột thi hành án?
Sự không bình thường còn nằm ở 1198 trường hợp năm 2012, khó thi hành án do án...tuyên không rõ ràng. Mà theo ông Trương Hòa Bình án chưa thi hành được có ba trường hợp: Tòa án không thể giải thích được; phải giải thích mới có thể thi hành và có thể giải thích; tuyên án nhưng chưa thi hành (laodong.com, ngày 22/3). Chưa kể toàn ngành còn có 869 vụ để quá thời hạn giải quyết.
Nói đến vụ án, tòa án, là tòan chuyện nghiêm trọng, bi kịch, với nhiều nước mắt chảy ngược chảy xuôi, mà bỗng dựng...bật cười. Bởi nếu chính tòa án đại diện cho pháp luật, kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn đầy mình, mà còn không thể giải thích được bản án mình tuyên, thì kẻ phạm tội biết tội mình "ra răng", để sửa lỗi, phục thiện và hướng thiện?
Mới đây, một vụ án hình sự bình thường, như vụ giết người rạng sáng 15/3 ở Vĩnh Phúc, cũng bỗng trở thành "bất thường", không bình thường.
Sự "bất thường" có thể thấy ở ngay tình huống cái chết bất ngờ, như cái giá quá đắt nạn nhân phải trả, chỉ sau một câu nói có chút xếch mé. Hóa ra, tính mạng con người giờ đây với một số kẻ, rất rẻ, rất nhẹ, nhẹ hơn cả một cái "nhìn đểu", một câu nói có chút hơi men.
Sự "bất thường" có thể thấy ở ngay cách thể hiện nỗi đau thương. Hàng trăm người dân "diễu phố" đòi công bằng cho nạn nhân, ở một địa bàn vốn có cái tên rất bình an- Vĩnh Yên.
Sự "bất thường" đó có gốc rễ, là sự nhầm lẫn hay sai phạm trong công tác giám định pháp y? Sai phạm, nhầm lẫn hay tiền hậu bất nhất? Bởi giữa tử vong do bịđánh, và tử vong do bị say rượu, ngã xuống nước là hai kiểu tử vong hoàn toàn khác nhau về bản chất.
Điều đó, dẫn đến gia đình nạn nhân, và người dân phản ứng mất kiểm soát. Sự "bất thường" nọ dẫn đến sự "bất thường" kia. Người dân Vĩnh Yên có lỗi, nhưng cấp chính quyền liệu chỉ toàn... cái đúng?
Hàng trăm người dân "diễu phố" đòi công bằng cho nạn nhân
Không bình thường là bình thường?
Giáo dục luôn được coi là ngành đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia. Để nhấn mạnh sứ mệnh của ngành này, có câu nói: Giáo dục hôm nay, dân tộc ngày mai.
Vì thế, mỗi động thái của GD đều khiến xã hội hoặc quan tâm hoặc nhức nhối. Tại phiên họp 16 của Ủy ban Thường vụ QH mới đây, các đại biểu tập trung chất vấn hiện tượng"sách Việt Nam cờ...Trung Quốc" với ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng GD.
Theo dõi thông tin, người viết bài chia sẻ với cái sự lực bất tòng tâm của ngành trong vấn đề này. Bởi các cuốn sách bị công luận phát hiện và phản ứng dữ dội vừa qua, đều là loại sách tham khảo. Mà sách tham khảo thì đâu phải do ngành GD quản lý toàn bộ, ngoại trừ một số NXB nằm trong hệ thống của ngành.
Nhưng rất khó chia sẻ với cái sự lực bất tòngtâm của ngành trong chính bổn phận được coi như sứ mệnh- dạy chữ, dạy người.
Và khó tin ở lời hứa khi ông Bộ trưởng trả lời ông Chủ tịch QH: Sẽ mang hết trí tuệ, quyết tâm để cùng toàn ngành, toàn dân triển khai đổi mới căn bản và toàn diện ngành GDĐT. Hi vọng GDĐT sẽ từng bước chuyển biến tích cực. Nó giống như một câu...khẩu hiệu nhiều hơn. Dù đúng nhưng khó tin. Vì sao?
Người viết bài nhớ tới một câu khẩu hiệu khác, từng làm ấm nóng bao con tim các thầy, các cô giáo từ đồng bằng đến vùng cao giá rét: Tất cả vì học sinh thân yêu! Còn bây giờ? Một quan chức có trách nhiệm, am hiểu GD chua chát: Bây giờ là "Vì lợi ích người lớn", nhà báo ạ!
Không thể phủ nhận, ngành GD vẫn đào tạo ra một nguồn lượng nhất định học sinh khá, giỏi các cấp. Các Olimpic quốc tế vẫn có giải vàng, bạc, tuy lúc lên, lúc xuống thất thường. Và vẫn có những nhà giáo, cả đời vì trẻ, cả đời tận tụy với nghề.
Có điều, ngành GD cũng không thể... phủ nhận, chất lượng GD của ngành đang có quá nhiều dấu hỏi (?) Ngay ông Chủ tịch QH cũng phải hỏi một câu: Đến bao giờ chúng ta có một nền GD yên tâm?
Liệu có thể yên tâm được không với những điều không bình thường đang diễn ra trong ngành được coi là mô phạm?
- Có bình thường không, nếu như bệnh thành tích (gian dối) vẫn như một cơn sốt, chưa bao giờ hạ nhiệt?
- Có bình thường không, nếu như các trường ngoài công lập nở như nấm sau mưa? Vì GD hay vì lợi nhuận?
- Có bình thường không, nếu như dạy thêm- học thêm không chính đáng vẫn như chiếc mũ bảo hiểm rởm mà học trò luôn phải đội trên đầu?
- Có bình thường không, nếu như trẻ em, từ tiểu học, đã phải học thêm? Còn tuổi thơ bị đánh cắp!
- Có bình thường không, nếu như chuyện bằng cấp rởm,chuyện học rởm- bằng thật, vẫn nghênh ngang mũ áo trong xã hội?
Nếu GD chỉ vì người lớn, thì liệu tuổi trẻ sẽ biết đặt cuộc đời mình theo hướng nào? Biết sống vì ai?
Đặt cái chết không bình thường của Nguyễn Tuấn Anh bên cạnh những cái không bình thường của ngành GD, thấy có mối liên quan nào không? Khi sinh- tử một con người, có khi chỉ cách nhau đúng một câu hỏi xếch mé?
Một khi có quá nhiều cái không bình thường, nhưng con người ta phải chung sống như một lẽ bình thường, xã hội đó có phát triển...lành mạnh được không?
Tác giả Kỳ Duyên Tin gốc http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/114957/-bat-thuong--va-khong-binh-thuong---.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)