Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn. Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013
Chữ Tín cũng... có chân
Đồng tiền tham nhũng đi vào nhà kẻ tham nhũng, thì chữ tín sẽ xấu hổ, che mặt... đi ra.
Vấn nạn tham nhũng, lợi ích nhóm, tư cách người lãnh đạo..., trong thời buổi kinh tế thị trường này, như miếng trầu đầu câu chuyện của không ít người. Vì thế, mà bài phỏng vấn ông cựu Chủ tịch tỉnh An Giang, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 1/11 mới đây bỗng có sức hấp dẫn riêng, với cái tít: Ông Bảy Nhị và bốn phép toán "làm quan". Nghe dễ ợt!
Chữ Tín có ở lại?
Đó cũng là tự sự của ông Nguyễn Minh Nhị - sinh ra từ nông dân, rồi khi nghỉ hưu lại trở về cuộc đời của anh nông dân.
Khác chăng, xưa ông là nông dân nghèo, giờ ông là nông dân "đại gia".
Xưa, ông là quan chức đầu tỉnh, một địa phương nghèo nhưng lại là nơi có sức hấp dẫn rất lớn với các nhà đầu tư. Nay, ông sống thanh thản, thư thái với nụ cười sảng khoái, đúng chất anh Hai Nam bộ.
Giữa hai đầu xưa và nay, là những quyết sách táo bạo của một quan chức đầu tỉnh trước đời sống dân sinh. Trước cả những thách thức ngầm phải giải quyết khéo léo hàng trăm nghìn mối quan hệ phức tạp, tinh vi, chằng chéo lợi ích. Giữ mình trong sạch là cực khó. Nhưng ông đã trả lời: Tôi dám nói mình chưa hề chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào trong chủ trương đầu tư.
Ông cãi lại nhà báo một cách dễ thương: Đừng nghĩ cứ quan chức là vơ vét được nhiều tiền, thu vén được nhiều tài sản. Chú sinh ra là nông dân, làm quan chức sống cùng nông dân. Ông nghĩ và làm vậy. Đủ tinh tường, để phân biệt, đâu là quà của tình cảm, sự chân tình, đâu là quà hối lộ, của thủ đoạn và vụ lợi.
Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Khác nữa, so với nhiều quan chức bằng cấp đầy mình, ông tự nhận học vấn của mình chỉ là học lỏm, thậm chí còn bỏ ngang lớp Nhất, chỉ có cái bằng duy nhất là lý luận chính trị do Trường Nguyễn Ái Quốc cấp. Nhưng nói như M.Gorky, ĐH của ông là trường đời, là đô thị và đồng ruộng An Giang trong cơn dâu bể vật vã, tìm hướng phát triển và hội nhập.
Gieo gì- gặt nấy. Ông "gieo đàng hoàng- gặt quý trọng". Cái kết triết lý cuộc đời làm quan của ông thật bất ngờ: Chỉ cần rành bốn phép toán là làm được. Đó là: Luôn biết cộng thêm nghĩa tình, yêu thương; biết trừ đi những oán thù, ghét bỏ; biết nhân lên của cải cho người dân, cho xã hội và biết chia sẻ hạnh phúc.
Ôi chao, bốn phép tính lớp Nhất của ông, tưởng đơn giản. Nhưng có không ít vị quan chức bằng cấp cao, suốt cuộc đời đã không giải nổi. Hay họ thiếu dữ kiện là thực tài, thực tâm?
Có nhiều quan chức như Nguyễn Sự (Bí thư Thành ủy Hội An), như ông Bảy Nhị không? Người viết bài tin là không! Họ vẫn là của quý và hiếm trong đội ngũ quan chức từ cơ sở...
Bởi nếu có nhiều, làm sao vị Tổng BT của Đảng đã phải nghẹn giọng, gần như khóc trong hội nghị chỉnh đốn Đảng mới đây? Đó là nỗi đau rất thật của người lãnh đạo chịu trách nhiệm cao nhất trước những tổn thất lớn của tổ chức mình. Trước một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Có một minh họa sinh động và đáng buồn cho một bộ phận không nhỏ này, vừa xảy ra cách đây ít lâu ở một cơ sở.
Anh A- vụ trưởng, a lố a lồ cho anh B, người cùng quê thân thiết, nhưng có quyền nhất định trong vụ bỏ phiếu bầu anh C sắp tới lên cấp cao hơn.
-Ông không được bỏ phiếu bầu cho lão C đâu nhé! - Nhưng...tôi chót cầm tiền của nó rồi!. Ông B ngập ngừng...Im lặng kéo dài. Tưởng như nghe rõ tiếng thở của nhau.
- Bao nhiêu?
- Z. triệu đồng!
Ông B không hề biết rằng, đằng sau cái im lặng chết người ấy, là ở đầu dây bên kia, máy ghi âm của ông A đã kịp vào cuộc "đối thoại" với ông. Cái đồ máy ghi âm ...chết tiệt!
Chuyện rút cục vỡ lở, loang ra...Dĩ nhiên, ông C không lên được cái ghế mới, cao hơn. Nhưng câu chuyện về tư cách cán bộ ở họ còn loang nhanh hơn nữa. Cả ba vị A, B, C ngày ngày vẫn phải đối mặt nhau chốn công sở. Cái chữ nhiệm (vụ) vẫn còn. Chỉ khổ cho cái chữ tín nơi các ông, nó phát... đỏ mặt, chạy mất tự lúc nào.
Tín nhiệm" cũng trở thành chủ đề hot tại cuộc họp QH năm nay. Ảnh: Hồng Vĩnh/ Tiền Phong
"Tín nhiệm" cũng trở thành chủ đề hot tại cuộc họp QH năm nay. Công bằng mà nói, đó là hiện tượng đáng mừng. Vì đã đến lúc các đại biểu của dân dám nói thẳng, trước sự suy thoái phẩm chất đáng xấu hổ của một bộ phận cán bộ...
Có vị đề nghị bỏ phiếu chỉ 49 nhân sự cao cấp. Có vị đề nghị thêm cả đối tượng giám đốc sở, những người vừa có quyền, vừa nắm tiền, vì có tới 60-70% bức xúc của người dân tập trung ở nhóm này. Có vị đòi hình thành văn hóa từ chức, một loại văn hóa quan chức ở các xứ văn minh, nhưng ở ta, còn là của hiếm.
Có vị đề nghị đi thẳng vào khâu bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm, thay vì vòng vo công đoạn lấy phiếu thăm dò, rất dễ xảy ra chuyện chạy đêm chạy hôm.
Nhưng xã hội Việt vốn là "tín đồ" của nền giáo dục "hư học" thì cái danh nó quan trọng lắm. Cha ông ta từng triết lý một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. Danh gắn liền với lợi. Vì vậy, mà ý tưởng đều rất hay, nhưng vận dụng ra sao, thực hiện thế nào, để đạt được mục đích của chữ tín đích thực cũng nan giải.
Chữ tín không phụ thuộc vào bằng cấp (dù bằng cấp đích thực rất quan trọng). Cứ nhìn câu chuyện của ông Nguyễn Minh Nhị để hiểu. Mà nó phụ thuộc vào cái thực tài, vào động cơ làm việc, vào sự dấn thân của người lãnh đạo với cộng đồng và xã hội, tức là cái thực tâm. Vì dân hay vì...mình?
Dĩ nhiên, bằng cấp cao mà thực chất, thì tốc độ phát triển của cộng đồng sẽ nhanh hơn. Nhưng trên thế giới cũng có không ít tấm gương tự học của các chính khách lớn như một số tổng thống Mỹ:
Như G. Washington (nhiệm kỳ 1789- 1797), chỉ học ở trường cho tới khi 11 tuổi. Như A. Lincoln (nhiệm kỳ 1861- 1865), chỉ học một năm phổ thông, tự học hình học, tự đọc cuốn Blackstone để trở thành luật sư. Ông còn là vị TT đầu tiên của nước Mỹ có bằng sáng chế.
Và như B. Franklin (nhiệm kỳ 1785-1788), từng theo học tại Trường Latinh Boston nhưng không tốt nghiệp. Ông chỉ học ở trường đén năm 10 tuổi, còn tự học ở nhà là chính. Nhưng ông đã là một nhà khoa học, một triết gia, một nhà phát minh...
Thế nên chữ tín, không nằm ở lá phiếu của các đại biểu QH cầm tay nay mai nếu ý tưởng này thành hiện thực. Mà nó vẫn nằm ở cái thực tài, ở phẩm cách và hiệu quả công việc của các quan chức trong diện được chọn lựa để bỏ phiếu.
chữ tín sẽ xấu hổ, che mặt... đi ra.
Tại phiên thảo luận về kinh tế- xã hội của kỳ họp QH sáng 30/10, phát biểu của ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa- Giáo dục- Thanh Thiếu niên Nhi đồng đã khiến báo chí liên tục đăng tải, bởi ông đã vạch mặt tham nhũng và lãng phí, như một sự đồng cảm và đau xót.
Hai nhân vật này không phải là gương mặt mới, ngược lại chúng là những gương mặt cũ kỹ, sét rỉ. Nhưng chính vì sét rỉ, nó lại đủ sức ăn mòn ...lương tâm không ít kẻ.
Chữ tín ở đâu? Trong vụ việc động trời xảy ra cách đây không lâu, mà tính gian dối lẫn dối trá của nó đã đi tới tận cùng. Đó là vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3, (Quảng Trị) trong lúc thủy điện Sông Tranh 2 còn đang gây tranh cãi.
Công trình được đầu tư 210 tỷ đồng, khởi công tháng 8/ 2010, hoàn thành tích nước ngày 18/9/ 2012, đóng điện ngày 5/10. Chỉ hai ngày sau đó, 7/10, đập vỡ tung, thiệt hại ước tính 20 tỷ.
Mặc dù đập bị vỡ, nước ào ạt xối xả, nhưng chủ đầu tư - Cty cổ phần Tân Hoàn Cầu- kiên quyết "nói không" với cả dư luận lẫn chính quyền địa phương. Rồi dư luận cũng hiểu vì sao cái sự "không nói" này.
Đập Đakrông 3 vỡ, cũng là vỡ tung cái cách làm ăn gian dối- khi người ta phát hiện ra chất lượng bê tông xây dựng công trình cực kỳ kém. Có rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi được trộn thành...
Chả thế, "Giáo sư" Cù Trọng Xoáy trong chương trình Hỏi xoáy đáp xoay mới đây đã đưa ra khái niệm mới: Sâu bê tông!
Đập vỡ, còn đặt ra rất nhiều dấu hỏi: Nếu như vị trí vỡ đập là tại nơi thi công dở dang, như chủ đầu tư thú nhận, thì tại sao Hội đồng nghiệm thu thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lại có quyết định cấp phép hòa lưới điện quốc gia? Đằng sau chuyện cấp phép vô lối đó là gì?
Gian dối chưa dừng ở đó, khi chủ đầu tư còn cố trình ra một bản vẽ thiết kế "lậu" minh họa (không có phê duyệt của các cấp có thẩm quyền), ngụy biện cho sự cố bị vỡ. Một cán bộ UBND tỉnh Quảng Trị cũng khẳng định, bản vẽ trên chắc chắn đã được thực hiện sau khi xảy ra sự cố vỡ đập.
Không chỉ có GS Cù Trọng Xoáy, mà chủ đầu tư thủy điện Đakrông 3 cũng đang biểu diễn tiết mục Hỏi xoáy, đáp xoay!
Đập thủy điện Đakrông 3 vỡ toang. Ảnh: Tuổi trẻ
Chữ tín ở đâu? Khi mà trong cơn bão số 8 mới đây, tháp truyền hình cao nhất miền Bắc (180m) đặt ở Nam Định đã bị bão giật đổ. Bình thường thì hoành tráng thế, lúc đổ, những "cọng thép" của tháp rũ mềm oặt như những .... cọng bún. Khiến xã hội lại dấy lên câu hỏi, tháp truyền hình không đạt chuẩn?
Toàn bộ các thiết bị của tháp đều được nhập từ Malaysia, tháp được thiết kế có thể chịu đựng sức gió của bão cấp 15 (tốc độ 180 km/ giờ). Nhưng trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nơi cung cấp, lại ghi rõ: Tháp được thiết kế chịu được tốc độ gió 120km/giờ.
Như vậy, đã có sự tự ý, thỏa thuận hạ tiêu chí kỹ thuật của tháp truyền hình. Vì sao lại có sự hạ thấp tiêu chí kỹ thuật này? Câu hỏi cần được chủ đầu tư trả lời cho rõ.
Có chất lượng công trình nào của chúng ta hiện nay đạt chuẩn đây: Sông tranh 2, Đakrông 3, Bảo tàng HN, Công viên Hòa Bình, Con đường nghìn tỷ (TP. HCM)...? Hay phải dùng khái niệm không đạt chuẩn tức là...chuẩn, cho mọi công trình xây dựng lâu nay?
Chữ tín ở đâu? Khi mà bão số 8 chưa kịp đổ bộ vào Quảng Bình, công trình đê chắn sóng dài hơn 300 mét, trị giá 120 tỷ đồng, được xây bằng những khối bê tông nặng hàng chục tấn, đã bị sóng đánh tan, hoặc cuốn phăng ra biển.
Giời ạ! Đã yếu thì đừng ra gió. Dân gian thường nói vậy. Mà còn chắn sóng. Không biết nếu những khối bê tông này vỡ, trong đó có đất và gỗ mục trộn lẫn không?
Những thiệt hại của bão do "thiên tai" rồi có thể khắc phục được. Nhưng những thiệt hại của cơn bão do "nhân tai" cứ âm ỉ trong đời sống xã hội, thì biết bao giờ mới khắc phục được đây? Bỗng muốn mượn ý bài thơ Bão của Tế Hanh:
Cơn bão nghiêng đêm/ Cây gãy cành bay lá/ Tháp truyền hình đã ngã/ Bê tông chắn sóng vỡ tơi bời.
Cơn bão tạnh lâu rồi/ Hàng cây xanh thắm lại/ Bão đã xa rồi/ Còn "cơn bão nhân tai" thổi mãi?
Cũng trong phiên họp bàn về ngân sách, có đại biểu đề nghị cần hết sức tránh những chủ trương, biện pháp thu phí gây sốc cho dân. Đây là một ý kiến đúng đắn.
Nhưng chữ tín sẽ ở đâu? Nếu như mới đây, dự thảo của Bộ Tài chính lại có quy định thu phí cả xe máy, và nhất là cả xe đạp điện. Loại xe nhiều công chức hưu trí, người già, trẻ em sử dụng, khi mà người dân đã phải "cõng" trên lưng khoảng gần 9-10 loại phí giao thông.
Trong khi, sự so sánh của ông Lê Như Tiến về tham nhũng và lãng phí, đã dẫn đến những hệ lụy đau xót. Nếu không thất thoát hàng nghìn tỉ đồng, và không có khoản hơn một trăm nghìn tỉ nợ trong và ngoài nước, chúng ta sẽ xây dựng được thêm hơn 200 nghìn phòng học, hơn 100 nghìn nhà văn hóa, hơn 50 nghìn trạm xá xã cho dân.
Đồng tiền tham nhũng "có chân", nhưng chữ tín cũng...có chân. Đồng tiền tham nhũng đi vào nhà kẻ tham nhũng, thì chữ tín sẽ xấu hổ, che mặt ...đi ra.
Không phải ngẫu nhiên, các chương trình nghệ thuật nói chung, và The Voice nói riêng đang diễn ra trên VTV 3, luôn có hai loại phiếu bầu. Phiếu bầu bình chọn trước tiên là của các khán, thính giả. Tiếp đó, mới là bình chọn của giám khảo, những người được đào tạo bài bản, điêu luyện về kỹ thuật biểu diễn.
Điều đó cho thấy, sự tín nhiệm của quần chúng, là thước đo chữ tín vô cùng quan trọng. Cho dù các giám khảo bằng cấp đào tạo đầy mình, thì chữ tín chỉ thuộc trước hết về những ai được người dân tin yêu, quý trọng.
Cuộc đời cũng vậy!
Tác giả Kỳ Duyên Vietnamnet.
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013
Ấn tượng trong tuần: Thiếu tâm, thiếu tầm, thiếu...quyền?
Nếu cứ làm việc theo cung cách của các ngành, các cơ quan chức năng hiện nay: Thiếu tâm - thiếu tầm, và thiếu cả... quyền, thì biết đâu, sẽ còn những Vina khác nữa đang... mỉm cười đứng Đợi?
Cả làng cùng "thiếu" có mình em đâu?
Mới đầu năm 2013, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác của ngành Giao thông Vận tải, một quan chức cao cấp của Nhà nước có phát ngôn thật ấn tượng: Quản lý GTVT thiếu tâm lẫn tầm! Theo ông, quản lý ngồi đút chân gầm bàn, không có tâm và tầm, sâu sát với cuộc sống đang vận động.
Trước đó, là một loạt những số liệu mất mát đau lòng: Năm 2012, toàn quốc xảy ra trên 36.000 vụ tai nạn giao thông làm gần 10.000 người chết, 38.000 người bị thương... Tai nạn giao thông trong những tháng cuối năm 2012 có xu hướng tăng trở lại, số người chết hoặc bị thương vẫn ở mức cao và vẫn còn xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Thực ra, sự thiếu tâm này không chỉ là thói quan liêu, xa rời cuộc sống, của cán bộ, công chức Nhà nước. Mà tệ hơn, suy đồi hơn, nó là lòng tham, là tham nhũng. Và một khi trở thành quốc nạn, nó gây nên những thương tổn sâu sắc cho xã hội, cả vật chất lẫn tinh thần, niềm tin.
Tại hội nghị, diễn giải cho những yếu kém, bất cập của ngành GTVT, đặc biệt về các con đường huyết mạch, một vị thứ trưởng của ngành cho rằng do thiếu vốn duy tu, sửa chữa định kỳ nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông...
Thế nhưng chả lẽ, mới đưa vào sử dụng cuối năm 2012, và còn chưa khánh thành, cây cầu Đất Sét trên tuyến quốc lộ 1A (thị trấn Tân Phú Thạnh, huyện Châu thành A- Hậu Giang)- thuộc dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, với kinh phí 2.371 tỷ đồng, đã bị lún, nứt, có chỗ lún nứt kéo dài hàng chục mét, cũng là do... thiếu vốn duy tu, sửa chữa?
Hiện trường một vụ TNGT. Ảnh: Baoninhthuan.com.vn
Ngược hẳn với ý kiến ông thứ trưởng ngành GTVT, tại kỳ họp QH tháng 6/2012, khi thảo luận về bổ sung năm dự án, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ 2011- 2015, trong đó có ba dự án giao thông, chiếm tới gần 5000 tỷ đồng, ý kiến của nhiều đại biểu QH cho rằng tiền nhiều nhưng chất lượng giao thông vẫn kém. Đặc biệt là thất thoát tài chính, tiêu cực trong sử dụng kinh phí rất nhiều.
Có đại biểu nêu câu hỏi: Người ta đặt vấn đề xây dựng đường Việt Nam đắt nhất thế giới, đắt hơn Mỹ, đắt hơn các nước trong khu vực. Tại sao?
Đắt nên mới xắt ra... sụt lún, ra nứt toác, ra hố tử thần...
Phía nam, "nổi tiếng" nhất - thực chất là tai tiếng nhất, là Đại lộ Đông Tây. Có tổng chiều dài 22 km, được đầu tư tới 660 triệu USD, tính ra mỗi km đường ở đây đầu tư tới 30 triệu USD, thông xe vào cuối năm 2011.
Hoành tráng, khua chiêng gõ trống bao nhiêu ở "pha" động thổ, cắt băng khánh thành, thì mới chỉ sau sáu tháng sử dụng, Đại lộ Đông Tây đã "lộ" ra cái sự thê thảm của chất lượng. Mặt đường xuống cấp, lún sâu, thậm chí có chỗ lằn bánh xe tạo rãnh có độ sâu hơn 10cm. Và cũng lộ ra cái tâm làm ăn gian dối, tham lam vô độ của con người.
Phía bắc, không chịu..."kém miếng", Đại lộ Thăng Long, chiều dài 30 km (được đầu tư tới 7.527tỷ đồng), chỉ sau nửa năm đưa vào sử dụng, đã bị xuống cấp, sụt, lún, nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng. Điệp khúc xuống cấp cũng lại được giành cho hai cây cầu mới của Thủ đô- cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì.
Vậy nhưng, nếu nói chữ thiếu tâm, hẳn ngành GTVT sẽ mượn câu ca dao xưa: Cả làng cùng "thiếu" có mình em đâu?
Bởi cái sự thiếu tâm ấy, sự tham lam ấy không phải là... độc quyền của riêng ngành GTVT, nó còn là của cả ngành ngân hàng. Khi chính vị lãnh đạo cao cấp nhất của ngành này phải thừa nhận: Có "lợi ích nhóm" trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cũng theo vị quan chức này, mới thanh tra ở 27 tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước thấy nhiều tổ chức tín dụng bị chi phối bởi một nhóm cổ đông, giữ chức danh lãnh đạo trong đó. Dư nợ cho vay nhóm cổ đông này chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ, có lúc lên tới 90%, vi phạm nghiêm trọng quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Vết lún, nứt ở cầu Đất Sét nghìn tỷ. Ảnh: Quốc Huy
Tại kỳ họp QH cuối năm 2012, quan chức cao cấp nhất của ngành công an cũng cho biết, năm 2012 tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an ninh tài chính, tiền tệ.
Cái sự thiếu tâm ấy còn là của ngành xây dựng, quản lý đất đai. Khi các công trình Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, các công trình thủy điện thi nhau "hom hem, già lão", thi nhau vỡ toang, lộ ra bê- tông chỉ là đất và gỗ mục... Khi tới 70% vụ khiếu kiện của người dân thuộc về lĩnh vực đất đai- cũng là nơi màu mỡ nhất cho lòng tham nảy nở. Quản lý đất đai không công khai minh bạch, còn là nguyên nhân của những xung đột gay gắt, thậm chí phân ly giữa người dân với chính quyền.
Thiếu tâm của ngành GTVT là quá rõ. Còn thiếu tầm, thì e vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước phát biểu vừa đúng, vừa chưa đủ.
Bởi riêng ách tắc giao thông đô thị, hiện đang là nỗi khổ không của riêng ai, nó vừa là cái nhìn ngắn hạn của ngành này, nhưng nó cũng là hệ lụy của cái nhìn không ...dài hạn của cơ chế quản lý xã hội chúng ta. Rút cục, giao thông đô thị đang phải lãnh đủ.
Bởi ách tắc giao thông đô thị, là hệ lụy của quy hoạch đô thị với tầm nhìn kiểu ăn sổi ở thì.
Là hệ lụy của việc coi thường tầm quan trọng của các đô thị "vệ tinh".
Là hệ lụy của tỷ lệ dân số tăng quá nhanh, vv...và vv..
Thế thì, thiếu tâm- thiếu tầm đâu phải chỉ là của riêng ngành GTVT?
"Vô hiệu" và "thanh kiu"
Cái sự thiếu tâm- tham lam, tham nhũng, giờ thiên hình vạn trạng. Hội thảo khoa học "Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay" do Tạp chí Cộng sản cùng ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức mới đây đã đưa ra những con số đáng buồn.
Buồn, vì trong khi tham nhũng bị coi là quốc nạn, thì theo Gs Trần Đình Bút, nguyên Thành viên tư vấn Chính phủ, các vụ được phanh phui chỉ là những vụ nhỏ, ở cấp dưới - chỉ mới bắt được mèo con. Cán bộ xã, phường chiếm 30% còn cấp trung ương chỉ chiếm 0,3%, bằng 1/100 của cấp thấp nhất.
Bên cạnh kết quả chỉ mới bắt được mèo con, đáng lo ngại nhất là hiện tượng tham nhũng quyền lực và chính trị, như Gs Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện triết học đã chỉ ra. Vì quyền đẻ ra tiền, quyền đẻ ra lợi.
Ông cũng khẳng định, sức mạnh kinh tế một khi liên kết với quyền lực để hình thành lợi ích nhóm sẽ dẫn đến tham nhũng trong chính trị, chi phối chính sách. Đây mới là điều đáng lo ngại nhất đối với sự tồn vong của chế độ, đất nước.
Đó là một nhận xét mang tính thực tiễn sâu sắc, dù khá chua xót.
Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ cho một xã hội văn minh nông nghiệp, nên đến tận giờ, vẫn còn "loay hoay" với "cái ghế" - địa vị pháp lý của mình, là giúp việc QH hay độc lập với QH? Tất cả còn trông chờ vào sự sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới.
Nếu Kiểm toán thiếu tầm, thì Thanh tra khác hẳn.
Ngành thanh tra có tuổi đời gần 70 năm, cùng với tuổi đời của nước Việt, chứng kiến mọi sự thăng trầm, mọi thay đổi và đổi mới của quốc gia. Nghề nào cũng vậy, nhưng đặc biệt với thanh tra, nó đòi hỏi trước hết là phẩm cách chính trực, sự liêm khiết của cá nhân cán bộ thanh tra. Vì cái sự ông rút chân giò, bà thò chai rượu, ở đây rất dễ xảy ra.
Trong quá khứ (và hiện tại), xã hội ta từng có những cán bộ thanh tra liêm chính nổi tiếng. Nhưng...
Người viết bài chứng kiến một chuyện hài hước: Một chánh thanh tra ở cơ quan Bộ nọ, được cả cơ quan "trìu mến" gọi là "Chánh thanh- kiu" (cảm ơn). Ông chả giận, mà cứ dễ dãi cười...hề hề... Hay vì ông luôn phải "thanh- kiu" những nơi ông thanh tra? Chỉ ông và nơi bị thanh tra biết rõ nhất!
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra ngày 4/1 mới đây cho thấy, hiệu quả công tác này trong phòng, chống tham nhũng rất hạn chế: Năm 2012, các ngành đã triển khai 1589 cuộc thanh tra trách nhiệm, nhưng chỉ xử lý hành chính 18 người, chuyển cơ quan điều tra ba vụ.
Một quan chức cao cấp của Chính phủ đã nói thẳng: Toàn hệ thống thanh tra có hơn 18.000 người. Thanh tra CP khoảng 700, còn lại khoảng 17.300 người là ở các bộ, ngành địa phương. Bộ nào cũng có thanh tra, sở nào quan trọng cũng có thanh tra nhưng vụ việc ai phát hiện? Báo chí phát hiện, Thanh tra CP phát hiện, đoàn thanh tra phát hiện... Vậy 17.300 người để làm gì?
Nếu kiểm soát nội bộ của bộ máy bị vô hiệu hóa, thì sẽ lại dẫn đến những đổ vỡ như đã xảy ra với Vinashin, Vinalines..
.
Người ta chợt nhớ, vụ Vinakhủng, suốt từ năm 2006 đến 2009, đã có ít nhất 11 cuộc thanh, kiểm tra các loại của đủ các đoàn kiểm tra, thanh tra. Vậy mà không đoàn nào đến thanh tra lại phát hiện ra... sai phạm (!) Thanh tra hay "thanh- kiu", như dư luận xã hội nghi ngờ?
Hay thanh tra không thiếu nghiệp vụ, cũng không thiếu tầm, mà chỉ ... thiếu tâm?
Còn tại Hội nghị Chính phủ làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, ông Phó Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, tổng nợ phải trả của các TĐ, TCT đã lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng (?) Mức lỗ phát sinh của tất cả TĐ, TCT là 2.253 tỉ đồng, trong đó có một số đã lỗ từ năm 2011 đến năm nay... lỗ tiếp. Đáng quan ngại là có 10 TĐ, TCT có tổng lỗ lũy kế lên tới 17.730 tỉ đồng. Ai sẽ là người ...bù những cái lỗ khủng khiếp này đây?
Đến nỗi, người đứng đầu Chính phủ đã phải hỏi, một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ cả tỷ đồng, nói ra ai cũng xót ruột. Và nhân dân có quyền đặt ra câu hỏi, sau Vinashin, Vinalines, liệu còn thêm Vina nào nữa?
Chưa có câu trả lời.
Nhưng nếu cứ làm việc theo cung cách hiện nay: Thiếu tâm- thiếu tầm, và thiếu cả...quyền, thì biết đâu, sẽ còn những Vina khác nữa đang...mỉm cười đứng Đợi?
Cả làng cùng "thiếu" có mình em đâu?
Mới đầu năm 2013, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác của ngành Giao thông Vận tải, một quan chức cao cấp của Nhà nước có phát ngôn thật ấn tượng: Quản lý GTVT thiếu tâm lẫn tầm! Theo ông, quản lý ngồi đút chân gầm bàn, không có tâm và tầm, sâu sát với cuộc sống đang vận động.
Trước đó, là một loạt những số liệu mất mát đau lòng: Năm 2012, toàn quốc xảy ra trên 36.000 vụ tai nạn giao thông làm gần 10.000 người chết, 38.000 người bị thương... Tai nạn giao thông trong những tháng cuối năm 2012 có xu hướng tăng trở lại, số người chết hoặc bị thương vẫn ở mức cao và vẫn còn xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Thực ra, sự thiếu tâm này không chỉ là thói quan liêu, xa rời cuộc sống, của cán bộ, công chức Nhà nước. Mà tệ hơn, suy đồi hơn, nó là lòng tham, là tham nhũng. Và một khi trở thành quốc nạn, nó gây nên những thương tổn sâu sắc cho xã hội, cả vật chất lẫn tinh thần, niềm tin.
Tại hội nghị, diễn giải cho những yếu kém, bất cập của ngành GTVT, đặc biệt về các con đường huyết mạch, một vị thứ trưởng của ngành cho rằng do thiếu vốn duy tu, sửa chữa định kỳ nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông...
Thế nhưng chả lẽ, mới đưa vào sử dụng cuối năm 2012, và còn chưa khánh thành, cây cầu Đất Sét trên tuyến quốc lộ 1A (thị trấn Tân Phú Thạnh, huyện Châu thành A- Hậu Giang)- thuộc dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, với kinh phí 2.371 tỷ đồng, đã bị lún, nứt, có chỗ lún nứt kéo dài hàng chục mét, cũng là do... thiếu vốn duy tu, sửa chữa?
Hiện trường một vụ TNGT. Ảnh: Baoninhthuan.com.vn
Ngược hẳn với ý kiến ông thứ trưởng ngành GTVT, tại kỳ họp QH tháng 6/2012, khi thảo luận về bổ sung năm dự án, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ 2011- 2015, trong đó có ba dự án giao thông, chiếm tới gần 5000 tỷ đồng, ý kiến của nhiều đại biểu QH cho rằng tiền nhiều nhưng chất lượng giao thông vẫn kém. Đặc biệt là thất thoát tài chính, tiêu cực trong sử dụng kinh phí rất nhiều.
Có đại biểu nêu câu hỏi: Người ta đặt vấn đề xây dựng đường Việt Nam đắt nhất thế giới, đắt hơn Mỹ, đắt hơn các nước trong khu vực. Tại sao?
Đắt nên mới xắt ra... sụt lún, ra nứt toác, ra hố tử thần...
Phía nam, "nổi tiếng" nhất - thực chất là tai tiếng nhất, là Đại lộ Đông Tây. Có tổng chiều dài 22 km, được đầu tư tới 660 triệu USD, tính ra mỗi km đường ở đây đầu tư tới 30 triệu USD, thông xe vào cuối năm 2011.
Hoành tráng, khua chiêng gõ trống bao nhiêu ở "pha" động thổ, cắt băng khánh thành, thì mới chỉ sau sáu tháng sử dụng, Đại lộ Đông Tây đã "lộ" ra cái sự thê thảm của chất lượng. Mặt đường xuống cấp, lún sâu, thậm chí có chỗ lằn bánh xe tạo rãnh có độ sâu hơn 10cm. Và cũng lộ ra cái tâm làm ăn gian dối, tham lam vô độ của con người.
Phía bắc, không chịu..."kém miếng", Đại lộ Thăng Long, chiều dài 30 km (được đầu tư tới 7.527tỷ đồng), chỉ sau nửa năm đưa vào sử dụng, đã bị xuống cấp, sụt, lún, nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng. Điệp khúc xuống cấp cũng lại được giành cho hai cây cầu mới của Thủ đô- cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì.
Vậy nhưng, nếu nói chữ thiếu tâm, hẳn ngành GTVT sẽ mượn câu ca dao xưa: Cả làng cùng "thiếu" có mình em đâu?
Bởi cái sự thiếu tâm ấy, sự tham lam ấy không phải là... độc quyền của riêng ngành GTVT, nó còn là của cả ngành ngân hàng. Khi chính vị lãnh đạo cao cấp nhất của ngành này phải thừa nhận: Có "lợi ích nhóm" trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cũng theo vị quan chức này, mới thanh tra ở 27 tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước thấy nhiều tổ chức tín dụng bị chi phối bởi một nhóm cổ đông, giữ chức danh lãnh đạo trong đó. Dư nợ cho vay nhóm cổ đông này chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ, có lúc lên tới 90%, vi phạm nghiêm trọng quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Vết lún, nứt ở cầu Đất Sét nghìn tỷ. Ảnh: Quốc Huy
Tại kỳ họp QH cuối năm 2012, quan chức cao cấp nhất của ngành công an cũng cho biết, năm 2012 tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an ninh tài chính, tiền tệ.
Cái sự thiếu tâm ấy còn là của ngành xây dựng, quản lý đất đai. Khi các công trình Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, các công trình thủy điện thi nhau "hom hem, già lão", thi nhau vỡ toang, lộ ra bê- tông chỉ là đất và gỗ mục... Khi tới 70% vụ khiếu kiện của người dân thuộc về lĩnh vực đất đai- cũng là nơi màu mỡ nhất cho lòng tham nảy nở. Quản lý đất đai không công khai minh bạch, còn là nguyên nhân của những xung đột gay gắt, thậm chí phân ly giữa người dân với chính quyền.
Thiếu tâm của ngành GTVT là quá rõ. Còn thiếu tầm, thì e vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước phát biểu vừa đúng, vừa chưa đủ.
Bởi riêng ách tắc giao thông đô thị, hiện đang là nỗi khổ không của riêng ai, nó vừa là cái nhìn ngắn hạn của ngành này, nhưng nó cũng là hệ lụy của cái nhìn không ...dài hạn của cơ chế quản lý xã hội chúng ta. Rút cục, giao thông đô thị đang phải lãnh đủ.
Bởi ách tắc giao thông đô thị, là hệ lụy của quy hoạch đô thị với tầm nhìn kiểu ăn sổi ở thì.
Là hệ lụy của việc coi thường tầm quan trọng của các đô thị "vệ tinh".
Là hệ lụy của tỷ lệ dân số tăng quá nhanh, vv...và vv..
Thế thì, thiếu tâm- thiếu tầm đâu phải chỉ là của riêng ngành GTVT?
"Vô hiệu" và "thanh kiu"
Cái sự thiếu tâm- tham lam, tham nhũng, giờ thiên hình vạn trạng. Hội thảo khoa học "Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay" do Tạp chí Cộng sản cùng ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức mới đây đã đưa ra những con số đáng buồn.
Buồn, vì trong khi tham nhũng bị coi là quốc nạn, thì theo Gs Trần Đình Bút, nguyên Thành viên tư vấn Chính phủ, các vụ được phanh phui chỉ là những vụ nhỏ, ở cấp dưới - chỉ mới bắt được mèo con. Cán bộ xã, phường chiếm 30% còn cấp trung ương chỉ chiếm 0,3%, bằng 1/100 của cấp thấp nhất.
Bên cạnh kết quả chỉ mới bắt được mèo con, đáng lo ngại nhất là hiện tượng tham nhũng quyền lực và chính trị, như Gs Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện triết học đã chỉ ra. Vì quyền đẻ ra tiền, quyền đẻ ra lợi.
Ông cũng khẳng định, sức mạnh kinh tế một khi liên kết với quyền lực để hình thành lợi ích nhóm sẽ dẫn đến tham nhũng trong chính trị, chi phối chính sách. Đây mới là điều đáng lo ngại nhất đối với sự tồn vong của chế độ, đất nước.
Ảnh Minh họa |
Rõ ràng, tham nhũng có đủ "sức mạnh mềm", để làm mưa làm gió, trong khi các công cụ chức năng "rắn" như Kiểm toán, như Thanh tra vận hành ra sao?
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây về vai trò, vị thế của Kiểm toán Nhà nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán VN cho rằng, nếu như kiểm soát nội bộ của bộ máy bị vô hiệu hóa thì sẽ lại dẫn đến những đổ vỡ như đã xảy ra với Vinashin, Vinalines...Đó là một nhận xét mang tính thực tiễn sâu sắc, dù khá chua xót.
Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ cho một xã hội văn minh nông nghiệp, nên đến tận giờ, vẫn còn "loay hoay" với "cái ghế" - địa vị pháp lý của mình, là giúp việc QH hay độc lập với QH? Tất cả còn trông chờ vào sự sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới.
Nếu Kiểm toán thiếu tầm, thì Thanh tra khác hẳn.
Ngành thanh tra có tuổi đời gần 70 năm, cùng với tuổi đời của nước Việt, chứng kiến mọi sự thăng trầm, mọi thay đổi và đổi mới của quốc gia. Nghề nào cũng vậy, nhưng đặc biệt với thanh tra, nó đòi hỏi trước hết là phẩm cách chính trực, sự liêm khiết của cá nhân cán bộ thanh tra. Vì cái sự ông rút chân giò, bà thò chai rượu, ở đây rất dễ xảy ra.
Trong quá khứ (và hiện tại), xã hội ta từng có những cán bộ thanh tra liêm chính nổi tiếng. Nhưng...
Người viết bài chứng kiến một chuyện hài hước: Một chánh thanh tra ở cơ quan Bộ nọ, được cả cơ quan "trìu mến" gọi là "Chánh thanh- kiu" (cảm ơn). Ông chả giận, mà cứ dễ dãi cười...hề hề... Hay vì ông luôn phải "thanh- kiu" những nơi ông thanh tra? Chỉ ông và nơi bị thanh tra biết rõ nhất!
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra ngày 4/1 mới đây cho thấy, hiệu quả công tác này trong phòng, chống tham nhũng rất hạn chế: Năm 2012, các ngành đã triển khai 1589 cuộc thanh tra trách nhiệm, nhưng chỉ xử lý hành chính 18 người, chuyển cơ quan điều tra ba vụ.
Một quan chức cao cấp của Chính phủ đã nói thẳng: Toàn hệ thống thanh tra có hơn 18.000 người. Thanh tra CP khoảng 700, còn lại khoảng 17.300 người là ở các bộ, ngành địa phương. Bộ nào cũng có thanh tra, sở nào quan trọng cũng có thanh tra nhưng vụ việc ai phát hiện? Báo chí phát hiện, Thanh tra CP phát hiện, đoàn thanh tra phát hiện... Vậy 17.300 người để làm gì?
Nếu kiểm soát nội bộ của bộ máy bị vô hiệu hóa, thì sẽ lại dẫn đến những đổ vỡ như đã xảy ra với Vinashin, Vinalines..
.
Người ta chợt nhớ, vụ Vinakhủng, suốt từ năm 2006 đến 2009, đã có ít nhất 11 cuộc thanh, kiểm tra các loại của đủ các đoàn kiểm tra, thanh tra. Vậy mà không đoàn nào đến thanh tra lại phát hiện ra... sai phạm (!) Thanh tra hay "thanh- kiu", như dư luận xã hội nghi ngờ?
Hay thanh tra không thiếu nghiệp vụ, cũng không thiếu tầm, mà chỉ ... thiếu tâm?
Còn tại Hội nghị Chính phủ làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, ông Phó Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, tổng nợ phải trả của các TĐ, TCT đã lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng (?) Mức lỗ phát sinh của tất cả TĐ, TCT là 2.253 tỉ đồng, trong đó có một số đã lỗ từ năm 2011 đến năm nay... lỗ tiếp. Đáng quan ngại là có 10 TĐ, TCT có tổng lỗ lũy kế lên tới 17.730 tỉ đồng. Ai sẽ là người ...bù những cái lỗ khủng khiếp này đây?
Đến nỗi, người đứng đầu Chính phủ đã phải hỏi, một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ cả tỷ đồng, nói ra ai cũng xót ruột. Và nhân dân có quyền đặt ra câu hỏi, sau Vinashin, Vinalines, liệu còn thêm Vina nào nữa?
Chưa có câu trả lời.
Nhưng nếu cứ làm việc theo cung cách hiện nay: Thiếu tâm- thiếu tầm, và thiếu cả...quyền, thì biết đâu, sẽ còn những Vina khác nữa đang...mỉm cười đứng Đợi?
Tác giả: KỲ DUYÊN
Bài đã được xuất bản.: 19/01/2013 02:00 GMT+7
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013
Ấn tượng trong tuần: Ông Nguyễn Bá Thanh và 100 triệu!
Trong quá khứ, vinh quang ông đã gặt hái, còn tương lai, vinh quang ông phải tiếp tục gieo trồng.
Một sự ngẫu nhiên nhưng ý nghĩa. Khi câu chuyện công chức 100 triệu được chính Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực đưa ra tại cuộc họp của HĐND Tp., còn đang khiến cả xã hội bàn luận xôn xao, vì người ta muốn xem ai là kẻ được... hưởng 100 triệu đó; thì cái tin ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND Tp. Đà Nẵng có quyết định "ra Ba Đình" làm Trưởng ban Nội chính TƯ, còn khiến xã hội xôn xao gấp bội.
Vì ông là quan chức nổi tiếng bạo tay, bạo làm, được cử ra điều hành ở một cơ quan tham mưu cho TƯ về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Lại vào giữa lúc tham nhũng đang dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
Liệu vỏ quýt dày, có móng tay nhọn?
"Các khanh dứt hết cánh chuồn, vứt xuống!"
Cái vỏ quýt dày- tham nhũng thì...ăn dày lắm, bất cứ cái gì. Từ sắt thép như con tàu Vinanat đến bê tông các công trình xây dựng, thủy điện, đến cái ghế gỗ có chút quyền lực...
Ngày 3/1/ Báo GDVN có bài viết Hé lộ manh mối vụ "chạy công chức 100 triệu" tại Hà Nội. Đây có thể coi là kết quả đầu tiên của việc Hà Nội quyết tâm thanh tra vụ "chạy công chức" sau phát biểu gây sốc của ông Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy, sau những "hờn dỗi", "ngạc nhiên" của nhiều quan chức Hà Nội, cho rằng đó là chuyện của ai ai, trừ ... mình!
Theo đó, Huyện ủy Ứng Hòa kỷ luật cảnh cáo ông Đỗ Ngọc Anh, Trưởng Phòng GD- ĐT và ông Nguyễn Đức Bình, nguyên Trưởng phòng Nội vụ huyện, do hai ông này liên quan đến việc nâng điểm cho thí sinh trong kỳ thi tuyển công chức năm 2012. Ông Đỗ Ngọc Anh còn bị giáng chức từ Trưởng phòng GD- ĐT xuống Phó phòng. Ông Nguyễn Đức Bình đã "được" điều chuyển về làm Chủ tịch UBND xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, trước đó hai tháng.
Nhưng đọc tiếp, mới thấy tưởng hé lộ mà chẳng hé lộ cái chi. Vì theo ông Trần Văn Hiền, Chánh Văn phòng UBND huyện, mọi việc vẫn trong quá trình thanh tra, không thể khẳng định được hai ông này có nhận tiền hay không? Số tiền có là 100 triệu đồng hay nhiều hơn thế? vv...và vv...
Còn theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó CT Hội Luật gia TPHCM, việc nhận tiền để nâng điểm thi hoặc duyệt đỗ công chức phải bị xử lý hình sự. Nếu có đủ cơ sở, cơ quan thanh tra phải chuyển hồ sơ sang Công an Tp. Hà Nội để xử lý tiếp mới đúng quy trình.
Việc UBND huyện Ứng Hòa điều chuyển công tác cán bộ đang vi phạm, ở đây là ông Nguyễn Đức Bình, là không đúng với Luật Phòng, chống tham nhũng.
Cho dù, huyện Ứng Hòa đang hành động tỏ ra tích cực, theo kiểu mất bò lo làm chuồng, nhưng thực tế, câu chuyện công chức 100 triệu (mà nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng đó chỉ là "giá sàn"- thực tế lớn hơn rất nhiều), có phải chỉ là của một vài cá nhân đang bị nghi ngờ ở huyện này? Hay nó mang tính phổ biến, lớn hơn rất nhiều? Nó ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi cấp? Nó chỉ là thưa các đồng chí bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ?
Tại cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhân vụ việc, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH nói rằng, cách đây hơn năm năm, có dịp, Bí thư Thành uỷ Hà Nội trao đổi công chuyện với ông. Vị quan chức cấp cao về công tác Đảng của Tp. đặc biệt quan tâm và quyết tâm chống lại nạn tham nhũng đang tràn lan ở các cấp của Hà Nội. Vậy mà, đến nay sau năm năm, không những không ngăn chặn được mà (tham nhũng) lại càng nghiêm trọng hơn.
Thế nên, đánh giá của dư luận xã hội với hành động của huyện Ứng Hòa- bắt cóc bỏ đĩa không phải không có lý. Bởi người dân quá hoài nghi, thất vọng trước các giải pháp chống tham nhũng lâu nay không có hiệu quả? Bởi có thể hai đồng chí bị lộ nêu trên sẽ hy sinh, nhưng vẫn sẽ có nhiều đồng chí chưa bị lộ khác nhởn nhơ, và...sống khỏe?
Ở một góc độ giải pháp khác, Ts Đỗ Xuân Trường, tác giả bài viết Có nên truy tìm bằng chứng "chạy việc" (Tuần Việt Nam, ngày 5/1) lại có quan điểm khác hẳn.
Dẫn chứng câu chuyện chống tiêu cực- sinh viên "chạy tiền" cho giảng viên- ở một trường ĐH, tác giả cho rằng không nên truy tìm bằng chứng nữa. Mà lãnh đạo TP nên dũng cảm thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng "chạy việc". Tiếp theo, những người liên quan cần được quán triệt một cách rõ ràng về hành vi sai trái và hậu quả của hành vi này.
Đọc bài, bỗng nhớ tới giai thoại một vị vua, được lưu truyền trong dân gian xưa nay: Trong một buổi chầu, do nến tắt, tối om, một ông quan lợi dụng bóng tối, sàm sỡ vị thiếp yêu của vua. Nàng thiếp nhanh trí dứt được một cánh chuồn (1) chiếc mũ, coi là "bằng chứng" để tâu vua trị tội. Rất bất ngờ, vua hạ lệnh: Các khanh, dứt hết cánh chuồn, vứt xuống! Nến thắp sáng, ông quan nảo cũng như quan nào...
Nàng thiếp yêu của vua ngơ ngác. Các quan cũng ngơ ngác. Chỉ người đời sau nghe chuyện, ngợi khen cái "đức trị" của vị vua nọ, biết vì việc lớn của triều đình, xã tắc, mà bỏ qua những tiểu tiết, những thói xấu của thuộc hạ. Bởi biết đâu, cái ông quan "quấy rối tình dục" kia là một tài năng, một người tài giỏi của triều đình thì sao?
Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Bài học về "đức trị" nói trên của trường ĐH nọ, và của vị vua anh minh kia thật nhân bản. Nhưng một xã hội rộng lớn với gần 90 triệu dân, không phải là một công đường chỉ có ông vua với vài chục vị quan. Cũng không phải là một trường ĐH chỉ có vài chục ngàn sinh viên, giảng viên.
Hơn nữa, xã hội chúng ta, đang sống ở thời "pháp trị", hội nhập thế giới hiện đại, với ý nghĩa mọi công dân đều phải Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quy mô của hiện tượng "chạy ghế", rộng lớn và... lươn lẹo, tác hại nguy hiểm và khôn lường hơn nhiều cách "chạy thi" của một số sinh viên trong một trường ĐH. Và cũng muôn vàn tồi tệ hơn nhiều cách "quấy rối tình dục" của ông quan nọ.
"Đức trị" rất nhân bản, nhưng nó sẽ chỉ có hiệu quả khi đặt trên một nền tảng "pháp trị" thực sự khoa học, được tôn trọng, và phù hợp với quy luật phát triển của thực tiễn.
Thông tin mới nhất trên Vnexpress, ngày 9/1 cho biết, huyện Ứng Hòa đã xác minh được 12 cán bộ là trưởng, phó phòng GD- ĐT, phòng Nội vụ, chuyên viên ban tổ chức. hiệu trưởng, hiệu phó các trường có liên quan đến vụ gian lận thi tuyển công chức nói trên. Thế nhưng, tất cả cái "dây" đó đều vẫn ở mức độ vi phạm quy chế thi. Còn câu chuyện 100 triệu vẫn... bí ẩn.
Bí ẩn như một cánh chuồn bị giật mất trên chiếc mũ vị quan nọ trong câu chuyện dân gian xưa.
100 triệu không lớn so với hàng nghìn tỷ đồng bị thất thoát ở các Vinakhủng. Nhưng nó rất lớn bởi mọi hệ lụy bất ổn về niềm tin, sự coi thường luật pháp và các thang bậc giá trị, từ 100 triệu này mà kéo theo... Và cũng bởi nếu không tìm ra, thì liệu phát biểu thẳng thắn của ông Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy có còn giá trị?
Liệu Hà Nội có quyết tâm đi tiếp, để tìm ra kẻ đã hưởng 100 triệu? Hay đến lúc nào đó, vì "đức trị" nhân ái, vì dĩ hòa, mà t/p cũng sẽ học giai thoại của dân gian: Các khanh, hãy dứt hết cánh chuồn, vứt xuống!
Nguyễn Bá Thanh- tiếng thanh, tiếng... "đục"
Hiếm có một quan chức cấp cao nào như ông Nguyễn Bá Thanh, khi có quyết định nhận chức vụ mới, lại gây bàn luận ồn ào đến vậy. Hàng trăm bài viết trên các trang báo, trang mạng, trong nước và cả nước ngoài, khen chê, bình luận, công bằng và cả sự thái quá.
Bởi ông là người quá nổi tiếng từ những việc làm quyết đoán, táo bạo, không giống đâu. Thành phố biển Đà Nẵng năm nào còn rất mờ nhạt, bỗng nhiên trở thành "thành phố đáng sống" như nhận xét của nhiều khách du lịch. Với "dấu ấn"- thành phố năm không, ba có. Đó là: Không có người đói, người mù chữ, người lang thang xin ăn, người nghiện ma túy, và cướp của giết người. Đó là có văn hóa văn minh đô thị, có nhà ở, và có việc làm.
Đương nhiên, tiếng thanh có, thì tiếng... "đục" cũng có.
Đà Nẵng từng khiến xã hội tranh luận gay gắt về chủ trương cấm người lang thang xin ăn, không tuyển dụng người có bằng tại chức, rồi xiết chặt người nhập cư vào đô thị, thậm chí có cả những chuyện thị phi...
Nổi bật nhất ở con người ông là cái "chất lửa" của người lãnh đạo, có cái gốc nông dân xứ Quảng, chân chất, lam làm, quen hành động, đã nói là mần. Ngay trước khi "ra Ba Đình" lãnh nhiệm vụ mới, nói chuyện với Công an Tp. Đà Nẵng, ông vẫn nhắc lại:
CSGT làm việc vất vả, chịu nắng mưa gió rét thì Tp. đã hỗ trợ. Còn sai phạm phải xử lý nghiêm. Phát hiện anh nào mãi lộ là tước quân tịch, trả về địa phương ngay, không xem xét nâng lên đặt xuống gì hết... Tôi còn giữ bản cam kết của các đồng chí CSGT, ra Hà Nội tôi cũng mang theo, nghe có việc chi là tôi bay vô lại...
Ông Nguyễn Bá Thanh . Ảnh: Lê Anh Dũng
Mới đây, phát biểu trước Hội nghị "Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước" tại Đà Nẵng, trước hiện tượng một số ngân hàng định giá đất cao hơn rất nhiều giá trị thực, để khách hàng được vay nhiều tiền hơn, đương nhiên lãi suất ngân hàng hưởng cao hơn, ông thẳng thừng:
Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng), cho "hốt liền", không nói nhiều. (Các) ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác.
Thật đúng phong cách và khẩu khí Nguyễn Bá Thanh.
Nhưng cái "chất lửa" ấy liệu có nồng đượm mãi? Hay sẽ nguội tàn, trước những thách thức mới, vô hình và siêu hình?
Khi mà ở Đà Nẵng, ông là quan đầu tỉnh- là lãnh đạo cao nhất của một Tp., một địa phương cụ thể trong tầm quan sát của ông.
Còn làm Trưởng ban Nội chính TƯ, "mảnh đất" ông hoạt động vừa ảo, vừa rất rộng, bao quát công việc nội chính cả 63 tỉnh, thành, miền ngược miền xuôi, đồng bằng đô thị, vừa mới, vừa lạ.
Lãnh đạo Đà Nẵng, ông có toàn quyền quyết đoán, hành động cùng là tự chịu trách nhiệm. Vị thế ấy, nó hợp với "tạng" người năng động, dám nghĩ dám mần của ông.
Còn lãnh đạo một cơ quan TƯ, thực chất là tham mưu cho cấp trên các chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng. Vị thế mới đòi hỏi ông công việc của một quân sư, tư vấn, tham mưu mềm dẻo, những tố chất mà phải từ thực tiễn, ông sẽ thấy, mình có đủ hay còn ...thiếu?
Lãnh đạo Đà Nẵng, ông có quyền cách chức một quan chức dưới quyền nếu phát hiện thấy kẻ đó tham nhũng.
Còn làm tham mưu, ông chỉ có quyền... mưu, mà kẻ tham rất có thể vẫn xênh sang mũ áo, hàng hàng gấm thêu.
Trong quá khứ, vinh quang ông đã gặt hái, còn tương lai, vinh quang ông phải tiếp tục gieo trồng.
Nhưng gieo trồng hạt giống phòng, chống tham nhũng, liệu ông sẽ gặt hái hay thất bát, sẽ thắng hay thua? Vị thế và lao động của ông chỉ có ý nghĩa và hiệu quả, khi đặt trong sự vận hành của một hệ thống quản lý có các bộ máy tương đồng, tương thích, phù hợp quy luật thực tiễn. Có điều, hệ thống đó cũng đang có nhiều "lỗi", đang còn nhiều khiếm khuyết.
Trong bối cảnh, hàng triệu cặp mắt người dân Việt luôn chăm chú vào mỗi động thái, mỗi tư vấn của ông. Kỳ vọng có, nhưng đừng quên, sự thất vọng cũng luôn ngấp nghé đâu đó. Dù người Việt vốn là dân tộc lạc quan... nhất thế giới.
Nhỏ như câu chuyện công chức 100 triệu, mà Hà Nội hiện vẫn loay hoay chưa thể tìm ra, dù quyết lắp camera trong phòng thi theo dõi. Lớn như quốc nạn tham nhũng đang hoành hành, ông và đồng sự, cùng bộ máy sẽ chấn trị ra sao. Lắp camera theo dõi? Hay sẽ như vị vua xưa, đành dùng "đức trị" để...dĩ hòa?
Câu trả lời đang ở thì tương lai...
Tác giả :Kỳ Duyên Vietnamnet.
(1)Mũ cánh chuồn: Mũ có 4 góc, 4 tai, sau làm hai tai ngang, một loại mũ các quan khi vào chầu vua, thường phải đội (thời nhà Lý). Theo Phạm Ngọc, bài "Trang phục VN xưa và nay"
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
Mời độc giả VietNamNet góp ý sửa Hiến pháp
- Ngay bây giờ, bạn đọc mọi thành phần, tầng lớp đang sinh sống ở trongg và ngoàii nước, hãy xem xét và cho ý kiến về những điểm sửa đổi của Hiến pháp 1992.
20 năm trước, chúng tôi (VietNamNet) chưa tồn tại để có thể làm được việc là ngồi trong một căn phòng, trước máy tính và kết nối với toàn thể bạn đọc ở trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần chỉ đơn giản với những cú nhập chuột. Và, chúng ta dễ dàng giao thiệp với nhau bằng những thông tin về cả thế giới này với tốc độ nhanh đến từng giây, từng phút, từng giờ.
Ai đó đã từng ít nhiều nói về hai từ “đổi mới”. Nó thực sự không trừu tượng khi bạn đọc có thể đồng ý ngay và chia sẻ với chúng tôi về mọi đổi thay đã diễn ra, mọi thế hệ, tầng lớp đã và đang cảm nhận những đổi thay.
Công cuộc “Đổi mới” đất nước đã đem đến biết bao đổi thay, những thành quả vô cùng tốt đẹp, đất nước mang một diện mạo tươi mới. Mỗi ngày, chúng ta chia sẻ với nhau về những điều tốt đẹp đã xảy ra, về những kỳ vọng, về những mục tiêu mới nối tiếp…
Song hành với những điều tốt đẹp, chúng ta cũng đang đau đáu với biết bao điều chưa tốt đẹp còn đang hiện hữu.
Mỗi ngày mở trang báo, bên cạnh những thông tin như đất nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới, học sinh Việt Nam đoạt huy chương vàng các cuộc thi quốc tế, hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ bộ vào thị trường Việt Nam... là không ít thông tin phản ánh một xã hội đang còn nhiều khó khăn, thách thức.
Trong nhiều khó khăn thách thức, chúng ta hay đặt ra những câu hỏi. Và muốn đi tìm lời giải đáp. Ở góc độ thượng tầng, nhiều ý kiến cho rằng, đất nước sau bao thay đổi, đang ở ngưỡng của nhu cầu “đổi mới” lần hai.
Để tạo nền tảng tốt đẹp cho mọi đổi thay đang được chờ đợi, kỳ vọng, bạn đọc hãy dành thời gian cho bản Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, là đạo luật cơ bản của nhà nước Việt Nam.
Qua 20 năm thực hiện, đến nay Hiến pháp 1992 cần một cuộc “đại tu chỉnh” cho thích ứng những biến đổi to lớn, phức tạp và sâu sắc của thời đại.
Từ hôm nay, 2/1/2013 cho đến ngày 31/3/2013, VietNamNet sẽ đón nhận mọi ý kiến góp ý của độc giả từ mọi miền đất nước và trên thế giới đối với bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Như Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, khẳng định, có hai thông điệp quan trọng gửi tới nhân dân, không có điều nào là cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp. Mọi ý kiến đều sẽ được lắng nghe, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình. Dự thảo sẽ được nghiên cứu điều chỉnh theo ý kiến đa số của nhân dân.
Ngay bây giờ, bạn đọc mọi thành phần, tầng lớp đang sinh sống ở trong và ngoài nước, hãy xem xét và cho ý kiến về những điểm sửa đổi của Hiến pháp 1992. Hãy biến những cảm nhận, suy nghĩ, ưu tư và kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp thành ý chí thể hiện trong Hiến pháp - đạo luật gốc quốc gia. Ý kiến đóng góp xin được gửi về địa chỉ email banchinhtri@vietnamnet.vn.
VietNamNet tập hợp đầy đủ ý kiến của bạn đọc để chuyển đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và sẽ lần lượt đăng tải các ý kiến đóng góp.
Đọc thêm :
http://cuuchienbinhthoxuong.blogspot.com/2012/01/sua-hien-phap-va-quyen-tham-gia-cua-dan.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)