Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hành quyền dân chủ


Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  Theo Hồ Chí Minh thì Việt Nam là một nước dân chủ. Những đặc điểm dân chủ ở Việt Nam là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản  giai cấp công nhân . Trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân dân chủ chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với những người phản động. Tư tưởng của giai cấp công nhân là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố. Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân có các đoàn thể cách mạng khác nhau như : Hội Cựu chiến binh , Công đoàn, Mặt trận Tổ quốc , Hội nông dân , Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Theo ông, dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ". 
Ông có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính có quan hệ mật thiết với nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, chuyên chính là số ít người (Nhà tư bản ) chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.
Nhà nước Việt Nam tin rằng nền dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản và nhân dân xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và phát huy. Xây dựng và hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến dân chủ và tìm cách mở rộng, phát huy dân chủ, tuy nhiên cũng nhìn nhận rằng Hoa Kỳ và một số nước phương Tây đã sử dụng vấn đề dân chủ làm một chiêu bài, "vũ khí" trong chiến lược Diễn biến hòa bình nhằm mục đích chuyển hóa, lật đổ, và thay thế các chế độ .
Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã thừa nhận "Cách mạng dân tộc dân chủ mới hoàn thành cơ bản . Đã làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ Xã hội chủ nghĩa thì mới làm được một phần còn nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ  chưa làm được, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ đang đươc từng bước giải quyêt." Người dân còn chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý" vốn là tính điển hình của một nền dân chủ thực sự.
Cũng theo lời ông Nguyễn Văn An, "Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nhiều hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liêu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề, Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân  nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét