Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hành quyền dân chủ


Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  Theo Hồ Chí Minh thì Việt Nam là một nước dân chủ. Những đặc điểm dân chủ ở Việt Nam là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản  giai cấp công nhân . Trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân dân chủ chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với những người phản động. Tư tưởng của giai cấp công nhân là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố. Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân có các đoàn thể cách mạng khác nhau như : Hội Cựu chiến binh , Công đoàn, Mặt trận Tổ quốc , Hội nông dân , Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Theo ông, dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ". 
Ông có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính có quan hệ mật thiết với nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, chuyên chính là số ít người (Nhà tư bản ) chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.
Nhà nước Việt Nam tin rằng nền dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản và nhân dân xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và phát huy. Xây dựng và hướng tới một xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến dân chủ và tìm cách mở rộng, phát huy dân chủ, tuy nhiên cũng nhìn nhận rằng Hoa Kỳ và một số nước phương Tây đã sử dụng vấn đề dân chủ làm một chiêu bài, "vũ khí" trong chiến lược Diễn biến hòa bình nhằm mục đích chuyển hóa, lật đổ, và thay thế các chế độ .
Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã thừa nhận "Cách mạng dân tộc dân chủ mới hoàn thành cơ bản . Đã làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ Xã hội chủ nghĩa thì mới làm được một phần còn nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ  chưa làm được, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ đang đươc từng bước giải quyêt." Người dân còn chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý" vốn là tính điển hình của một nền dân chủ thực sự.
Cũng theo lời ông Nguyễn Văn An, "Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nhiều hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liêu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề, Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân  nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn."

Sửa Hiến pháp và quyền tham gia của dân


Hội nghị nghành tư pháp

 Sự tham gia tích cực của nhân dân cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá và sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý cao nhất, vì thế quy trình sửa đổi Hiến pháp cũng có những đặc thù khác biệt so với việc sửa đổi một đạo luật thông thường. Sự khác biệt về thủ tục sửa đổi Hiến pháp xuất phát từ bản chất quyền lập hiến thuộc về nhân dân.
Hiến pháp là một khế ước xã hội, phản ánh lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội, bao gồm các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội, do vậy tất cả các chủ thể này đều có quyền quyền tranh luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm đánh giá về việc sửa đổi Hiến pháp, và quan trọng hơn, những ý kiến, quan điểm của họ phải được lắng nghe và thể hiện trong những sửa đổi đó. Sự tham gia tích cực của nhân dân cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá và sửa đổi Hiến pháp.
Việc sửa đổi Hiến pháp trên thế giới được thực hiện bằng nhiều hình khác nhau nhằm đảm bảo quyền tham gia chủ động và rộng rãi của nhân dân: hội đồng lập hiến; uỷ ban sửa đổi hiến pháp; các hội nghị, hội thảo quốc gia; các cuộc tranh luận bàn tròn ở trung ương và địa phương; các hoạt động đánh giá của các cơ quan hành pháp; các quy trình tiếp xúc, làm việc với cử tri và trưng cầu dân ý.
Hội đồng lập hiến, các uỷ ban sửa đổi là các cơ quan trực tiếp tiến hành công việc đánh giá việc thực thi Hiến pháp hiện hành (hoặc trước đó) và soạn thảo một Hiến pháp mới. Ở một số nước, Hội đồng lập hiến được thành lập thông qua bầu cử trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp. Việc lập một uỷ ban sửa đổi Hiến pháp thuộc Quốc Hội cũng được nhiều nước lựa chọn. Để đảm bảo tính dân chủ của Hiến pháp, thành phần của uỷ ban này thường rất mở rộng. Ví dụ, Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp ở Thái Lan được thành lập năm 1995 bao gồm 89 thành viên, trong đó 66 thành viên được chọn từ các tỉnh, mỗi một tỉnh một đại diện. Số còn lại là các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học pháp luật, chính trị và hành chính công, được đề cử bởi các trường đại học và được thông qua bởi quốc hội
Để đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, cácHội nghị quốc gia được tổ chức để tham gia vào quá trình cải cách Hiến pháp. Các hội nghị này thường có số lượng thành viên rất lớn đại diện cho các đảng phái, cơ quan nhà nước, các nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội và phi chính phủ. Số lượng có thể từ vài trăm đến vài nghìn người. Các hội nghị này có thể thành lập các uỷ ban, hội đồng để trực tiếp đánh giá các vấn đề chuyên môn để trình và tư vấn cho hội nghị. Để có những đánh giá hiến pháp một cách hữu hiệu nhất, nhiều nước coi trọng việc tổ chức các cuộc tranh luận bàn tròn giữa các nhân vật chủ chốt như các đảng phái, các nhà hoạt động xã hội và các nhà cải cách.Các cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến được tổ chức ở các địa phương nhằm phát huy tối đa sự tham gia của nhân dân vào quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Sự thành công của Hiến pháp Nam Phi năm 1996 là kết quả của sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình sửa đổi Hiến. Hội đồng Hiến pháp Nam Phi dành toàn bộ thời gian 1 năm để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp: hàng nghìn cuộc hội thảo, thảo luận được tổ chức với sự tham gia của 95 nghìn công dân; khoảng 2 triệu công dân có đóng góp qua đơn thư kiến nghị; khoảng 13.500 tờ trình về sửa đổi Hiến pháp (10% của các tổ chức, 90% từ công chúng)[2]. Trong lần sửa đổi Hiến pháp 1998 ở Thái Lan, nhờ vào các cuộc tranh luận rất đa dạng ở tất cả các địa phương trong khoảng 1 năm, rất nhiều vấn đề bất cập liên quan đến văn hoá chính trị Thái Lan đã được tổng kết như "sự thiếu minh bạch", "tình trạng tham nhũng", "sự bất ổn của các chính phủ dân sự" và "sự thiếu hiệu quả của các thể chế chính trị"
Bằng những hình thức đa dạng ở trung ương hoặc địa phương với sự tham gia của nhân dân giúp ích cho việc tìm hiểu những vấn đề hiện có của Hiến pháp để xây dựng một Hiến pháp tốt hơn trong tương lai. Việc ban hành bất kỳ một Hiến pháp nào cũng đều phải có sự tham gia của nhân dân, và mức độ tham gia của nhân dân thể hiện tính hợp pháp và giá trị của Hiến pháp đó. Người dân phải có quyền được thông tin về chính sách sửa đổi hiến pháp, có quyền bảy tỏ các ý kiến đánh giá Hiến pháp hiện tại cũng như những nguyện vọng cho một bản Hiến pháp trong tương lai, và những ý chí, nguyện vọng đó phải được thể hiện trong các nội dung sửa đổi Hiến pháp. Báo chí cần phải là một kênh quan trọng để cho nhân dân thực hiện các quyền đó.
Việc sửa đổi Hiến pháp ở Nam Phi năm 1996 và Thái Lan năm 1997 là các ví dụ điển hình thể hiện tầm quan trọng nhân dân vào trong quá trình sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp ở Thái Lan trải qua 2 bước: Bước 1, trên cơ sở các đóng góp tham gia rất nhiều các tổ chức và cá nhân, như các nhóm chính trị, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm học thuật và công chúng, Uỷ ban sửa đổi soạn thảo Dự thảo Hiến pháp lần thứ nhất; Bước thứ 2, Uỷ ban tiếp tục tổ chức rất nhiều các cuộc thảo luận ở tất cả các tỉnh để xin ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo đầu tiên này. Hai giai đoạn chưa từng có trong tiền lệ trong việc soạn thảo Hiến pháp ở Thái Lan nhằm tập hợp tối đa các ý kiến và kiến nghị cho một bản Hiến pháp trong tương lai, đã góp phần to lớn vào việc thu hút sự quan tâm và chú ý lớn của quần chúng nhân dân vào quy trình sửa đổi Hiến pháp. Sự tham gia của nhân dân vào trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1997 là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của bản Hiến pháp này so với các bản Hiến pháp trước đó Ở Nam Phi, sau giai đoạn lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng lập hiến tiếp nhận và đánh giá 4.000 bản dự thảo Hiến pháp khác nhau và 250.000 các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp để có thể xây dựng một dự thảo Hiến pháp hoàn chỉnh (1 năm tiếp theo).
Như vậy, xuất phát từ bản chất của Hiến pháp, nhân dân có quyền tham gia chủ động vào quá trình sửa đổi Hiến pháp. Như theo đánh giá của Cố vấn chính sách về Chế độ pháp quyền và Tiếp cận công lý của UNDP tại Việt Nam, ông Nicholas Booth, sự tham gia của nhân dân có rất nhiều lợi ích: tăng cường năng lực và sự hiểu biết của nhân dân về Hiến pháp; tạo điều kiện cho nhân dân có khả năng tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện và bảo vệ các quyền hiến pháp của họ; tăng sự hiểu biết và sự tôn trọng các nguyên tắc hiến pháp; nâng cao tính hợp pháp của Hiến pháp khi luật cơ bản này phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân