Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn. Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
'Cướp Sài Gòn, Công chức Thủ đô'...
Tuần Việt nam net. 15/12/2012.
Cho dù đứng cạnh nhau, cụm từ rất khập khiễng này hoàn toàn không phải là 'cặp đôi hoàn hảo" trong cái vũ điệu quay cuồng của thời kim tiền. Nhưng hệ lụy của nó mang lại, khá giống nhau.
Nổi lên trong tuần này, liên tục báo chí đưa tin, như một hồi còi báo động gay gắt- Nạn cướp giật tại Sài Gòn. Đỉnh điểm của thảm trạng này, là vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ (Q. 2). Nạn nhân là một cô gái đi xe SH bị mã tấu chém gần đứt lìa cánh tay, trước khi bị cướp giật.
Tiền trảm... Hậu cướp...
Đây không phải là thủ đoạn mới mẻ. "Phong cách" tiền trảm, hậu...cướp (của), giờ đây đã mang tính "bản sắc" riêng của các băng cướp máu lạnh, chuyên sử dụng các loại vũ khí như mã tấu, dao phay, dao găm... Cô gái đã được cấp cứu kịp thời, nối liền cánh tay. Còn ký ức bị cướp, bị chém bi thảm, chắc chắn ám ảnh cuộc đời cô không biết bao giờ mới đứt rời.
Đọc các thông tin kinh hoàng về cách gây tội ác của các băng cướp giật, người ta chợt nhận ra, lứa tuổi cướp giật, cung cách cướp giật, đối tượng và tài sản cướp giật... giờ đang có xu hướng trẻ hóa, hiện đại hóa, và cũng "hiểu biết hóa" hơn rất nhiều.
Có những tên cướp tuổi đời quá trẻ, chỉ mới 16 và 14 tuổi. Như trường hợp hai tên cướp dùng dao cắt cổ người lái xe ôm, đoạn đường Lê Văn Khương (ấp 5, xã Đông Thạnh, Hóc Môn).
Cướp của người Việt chưa chán, giờ đây, chúng cướp cả khách "tây", một hiện tượng trước đây hiếm gặp. Như đôi khách du lịch người Hồng Kông, bị cướp sạch khi đang dạo phố tại Q. Bình Thạnh. Không một xu dính túi, mất hết giấy tờ tùy thân, họ phải ở nhờ nhà dân, bán bưu thiếp kiếm sống qua ngày.
Một người trong họ đã thốt lên kinh hoàng: Tôi đã đến nhiều nước, nhưng phải nói thẳng, nạn cướp giật ở TP.HCM ghê gớm quá! Sau phát ngôn đó, thì ấn tượng về Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng trong mắt bạn bè quốc tế sẽ thế nào đây?
Không thứ "quảng bá" du lịch Việt Nam nào có thể... cay đắng, xấu hổ đến thế!
Cướp giật thì ở quốc gia nào cũng có thể xảy ra. Càng văn minh, hiện đại, phong cách cướp giật càng ...điệu nghệ và mang tính kỹ thuật- công nghệ điêu luyện. Có điều, hiện tượng cướp giật xảy ra với cường độ mạnh, tốc độ nhanh, dồn dập, liên tục khiến không chỉ người dân, mà chính quyền TP. HCM hết sức lo lắng. Dù trước đó, ngành chức năng đã tuyên bố "tuyên chiến".
Nói cho công bằng, đại nạn này cũng vẫn là "con đẻ hư đốn, bất trị" của xã hội.
Có thể bắt đầu từ hiện tượng khủng hoảng kinh tế.
Cơn khủng hoảng diễn ra diện rộng trên toàn cầu. Có điều, phản ứng hay hệ lụy của nó rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hình thái, trình độ quản lý, thiết chế pháp luật xã hội khác nhau.
Trong Báo cáo về việc làm trên thế giới năm 2012, do Tổ chức Lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc công bố tại Genève (Thụy Sĩ), ngày 30/4 cho biết, từ năm 2010 đến 2011, số vụ bất ổn gia tăng tại 57/106 nước thuộc diện phân tích. Khu vực dưới sa mạc Sahara ở châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trước đó, theo tờ TBKTSG ngày 8/12/2011, nghiên cứu của TS. David Stuckler (ĐH Cambridge- Anh quốc) năm 2008, năm bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế cho thấy, tình trạng tự tử tại các nước châu Âu gia tăng.
Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ này lên ít nhất 5% so với năm 2007. Tại Anh, tăng thêm 10% (so với năm 2008). Còn ở hai quốc gia khủng hoảng nặng nhất là Hy Lạp, và Ireland, tỷ lệ này là 17% và 13%.
Ở ta mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến tháng 9/ 2012, đã có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động... Đi kèm con số hàng nghìn doanh nghiệp giải thể, sẽ có hàng trăm nghìn con người bị thất nghiệp, không có việc làm.
Nhàn cư vi bất thiện, không phải người lao động nào thất nghiệp cũng hư hỏng. Nhưng rõ ràng, không có việc làm, không có thu nhập, tất yếu dễ xô đẩy "một bộ phận" người lao động vào con đường tha hóa, phạm pháp.\
Tệ nạn cướp giật trắng trợn, lộng hành, tệ nạn mãi dâm, trong đó, đặc biệt hiện tượng đồng tính nam tăng lên mạnh trong nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ massage liệu có phải là hệ lụy gián tiếp của khủng hoảng kinh tế không?
Các tệ nạn này, còn được sự "tiếp tay" của cái gốc- giáo dục gia đình và nhà trường- lâu nay vốn yếu kém trầm trọng.
Thủ phạm của các tệ nạn này, khi đối diện với những tệ nạn còn khủng khiếp hơn- tham nhũng ở xã hội, sự nhu nhược của luật pháp..., thì sự mất niềm tin, đạo lý, mất phương hướng sống chỉ còn là khoảng cách quá mong manh.
Đặt trong một bối cảnh, các băng cướp giật giờ đây cũng rất am hiểu luật pháp, khi biết rằng chế tài cho loại tội phạm cướp giật cao nhất chỉ 3- 5 năm trong tù rồi trở về. Thì sự coi nhờn phép nước luôn nhãn tiền, trong khi con đường hoàn lương... mơ về nơi xa lắm.
Nhất là mới đây, một quan chức ngành chức năng thừa nhận, nhà tù hiện quá tải.
Đây là điều rất đáng lo ngại. Một trong những thước đo để người ta thừa nhận xã hội an bình hay ngược lại, là nhìn vào số... nhà tù, số tội phạm hoặc tù nhân.
Xã hội Việt đang hội nhập. Tội phạm sẽ ngày càng đa dạng, được nâng cấp cả "trình độ, quy mô" về tính chất đê hèn, sự tàn bạo, cùng thủ đoạn và sự hỗ trợ của công nghệ, của kỹ thuật cao.
Đã có quá nhiều kiến nghị xung quanh tệ nạn này. Người quyết liệt như ông Bí thư kiêm Chủ tịch một tỉnh nọ thì cho rằng cần "đày ra đảo" để biệt chúng. Người đặt câu hỏi vì sao không thành lập lực lượng phản ứng nhanh 141 như công an Hà Nội? Người nêu cần thay đổi luật vì nghiêm trọng là hành vi, chứ đâu phải giá trị tài sản bị cướp...
Tất cả đều đúng. Nhưng nếu một khi con người không có việc làm, một khi giáo dục không được chấn hưng, một khi tham nhũng vẫn là "tấm gương xám xịt" cho cả xã hội phải nhức nhối soi vào, và một khi thần công lý vẫn bên tiền bên tội, bên nào ...nặng hơn, thì người dân Việt sẽ còn phải nơm nớp sống chung với tiền trảm, hậu...cướp.
"Tiền" chạy, hậu... chức...
Cách đây không lâu, tháng 9/2012 Hà Nội vừa tổ chức kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo tinh thần NQTƯ 4, được đánh giá là thẳng thắn, chân thành, xây dựng, nhất là ở ba vấn đề cấp bách là công tác cán bộ, quản lý đất đai, trật tự xây dựng được kiểm điểm nghiêm túc.
Thì tháng 12 mới đây, tại cuộc họp của HĐNDTP, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, có một phát ngôn thẳng thắn, đầy ấn tượng về việc thi và chạy để trở thành Công chức Thủ đô thanh lịch:
"Bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Nói đến đó là việc rất đau lòng của TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại...
...Có trường hợp thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án. Điểm tối đa 100%, không trừ được một phẩy nào. Thử hỏi việc thi công chức như vậy thì chất lượng ra làm sao?"
Nhưng xã hội không sốc nữa. Vì từ lâu, đi đêm "mua quan bán tước" là chuyện âm ỉ thường ngày ở huyện. Có điều, giờ đây được công khai chính thức từ phát ngôn của vị quan chức Chủ nhiệm UBKTTUHN, thì nó trở thành vị đắng phẩm cách (mượn ý của vở kịch Vị đắng tình yêu). Chả lẽ, nên gọi mùa thi công chức Hà Nội là mùa chạy quyền,chạy chức.
Xã hội không sốc nữa. Vì ngay tiếp sau đó, người ta lại đọc được câu chuyện hài hước: Để xin được chân tạp vụ nấu ăn tại Huyện ủy Vũ Quang (Hà Tĩnh), chị Phạm Thị T, trú tại huyện này, đã phải "chạy" 75 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Bí thư Huyện ủy Vũ Quang (nay là Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Tĩnh). Không biết trong đợt phê và tự phê, ông Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Tĩnh này kiểm điểm "ra răng"?
Chạy một "chức" nấu ăn mà phải mất 75 triệu đồng, thì chuyện 100 triệu đồng ở Thủ đô nhỏ như... con thỏ.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khi được phỏng vấn câu chuyện 100 triệu đồng, đã phải hỏi lại: Có 100 triệu thôi á? Hỏi lại, tức là ông- cựu quan chức Ban TCTƯ không tin. Con số 100 triệu thực tế phải lớn hơn rất nhiều.
Chả cứ ông, người dân Hà Nội cũng không tin, từ lâu rồi.
Dù vậy, để lôi ra ánh sáng không đơn giản. Ví như, cái chuyện Hà Nội chủ trương sẽ lắp camera tại các phòng thi công chức nghe có vẻ hay, nhưng cái chuyện đi đêm giữa hai kẻ chạy và được chạy, thì có camera nào soi được nhỉ?
Tội hối lộ, ăn hối lộ vốn là thuộc tính con người. Những cái kết dành cho tội này, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sự nghiêm minh hay nhu nhược của pháp luật mỗi quốc gia, từ đời xưa.
Bộ phim Tây Thi bí sử VTV3 đang chiếu, cái chết không tránh khỏi của cả dòng họ Bá Phỉ bởi cái tội ăn hối lộ và "bảo kê" cho kẻ hối lộ cho thấy chữ tham lớn bao giờ cũng gắn với chữ thâm... khủng.
Còn trong thế giới hiện đại, mới đây, ở Algiêri, B.A- 48 tuổi, Chủ tịch Ủy ban Đô thị và Xây dựng (DUC) tỉnh Ain Témouchent (Tây bắc Algeria) vừa bị cảnh sát bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 100.000 dinar (khoảng hơn 1.270 USD).
Ông McKeeva Bush, 57 tuổi, làm Thủ tướng quốc đảo Caimans (một quần đảo tự trị thuộc VQ Anh, nằm ở vùng biển Caribe), cũng vừa bị cảnh sát bắt giữ do bị cáo buộc tham nhũng.
Trong khi ở nhiều nước tư bản, những nhân vật tham nhũng, ăn hối lộ bị truy tố trước pháp luật, sao nó công khai, minh bạch thế. Như ở Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Seiji Maehara, 48 tuổi đã phải từ chức với lý do, năm 2005 đã nhận 250.000 yen từ một phụ nữ Hàn Quốc 72 tuổi. Do luật pháp Nhật cấm chính trị gia nhận tiền của người nước ngoài. Dù bà này sống ở Nhật, nói tiếng Nhật và điều hành một nhà hàng tại Kyoto.
Còn ở ta, lôi ra ánh sáng cái sự "đi đêm" sao khó đến thế. Phải chăng, có vấn đề lỗ hổng, khiếm khuyết của những quy định pháp luật. Phải chăng, cái cơ chế xin- cho nó có sự biến tướng và tàn phá đáng sợ nhân cách người Việt?
Chả lẽ người Việt cứ mãi phải mang cái họ Sống chung: Sống chung với lũ, sống chung với cướp giật, sống chung với nỗi sợ, sống chung với giả dối, sống chung với tham nhũng....
"Tiền trảm, hậu... cướp" và "tiền chạy, hậu... chức" là hai hiện tượng khác hẳn nhau: Một bên, những kẻ dùng vũ khí giết người, một bên vũ khí là đồng tiền ma mị, êm ái.
Một bên, người bị hại có thể bị mất tài sản, nguy hiểm đến tính mạng. Một bên, kẻ "bị chạy" ung dung trên ghế quyền lực, chả ảnh hưởng đến thanh danh. Thậm chí còn rao giảng đạo đức.
Một bên, sự "giao dịch" cướp giật diễn ra cả trong đêm tối lẫn thanh thiên bạch nhật. Một bên, giao dịch đó, dù có diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, cũng vẫn là "đi đêm".
Nhưng tác hại thì giống nhau, cướp bằng vũ khí, hay cướp "bọc tay nhung" đều làm băng hoại không thương tiếc niềm tin con người vào đạo lý xã hội.
Thế giới đang đồn đoán, lo sợ ngày 21/12 sắp tới là Ngày Tận thế.
Nhưng liệu có một Ngày Tận thế cho những kẻ cướp giật Sài Gòn, và những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ (như chuyện thi công chức) đang nhởn nhơ hoành hành ở Hà Nội, và cả xã hội này không?
Kỳ Duyên
Cho dù đứng cạnh nhau, cụm từ rất khập khiễng này hoàn toàn không phải là 'cặp đôi hoàn hảo" trong cái vũ điệu quay cuồng của thời kim tiền. Nhưng hệ lụy của nó mang lại, khá giống nhau.
Nổi lên trong tuần này, liên tục báo chí đưa tin, như một hồi còi báo động gay gắt- Nạn cướp giật tại Sài Gòn. Đỉnh điểm của thảm trạng này, là vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ (Q. 2). Nạn nhân là một cô gái đi xe SH bị mã tấu chém gần đứt lìa cánh tay, trước khi bị cướp giật.
Tiền trảm... Hậu cướp...
Đây không phải là thủ đoạn mới mẻ. "Phong cách" tiền trảm, hậu...cướp (của), giờ đây đã mang tính "bản sắc" riêng của các băng cướp máu lạnh, chuyên sử dụng các loại vũ khí như mã tấu, dao phay, dao găm... Cô gái đã được cấp cứu kịp thời, nối liền cánh tay. Còn ký ức bị cướp, bị chém bi thảm, chắc chắn ám ảnh cuộc đời cô không biết bao giờ mới đứt rời.
Đọc các thông tin kinh hoàng về cách gây tội ác của các băng cướp giật, người ta chợt nhận ra, lứa tuổi cướp giật, cung cách cướp giật, đối tượng và tài sản cướp giật... giờ đang có xu hướng trẻ hóa, hiện đại hóa, và cũng "hiểu biết hóa" hơn rất nhiều.
Có những tên cướp tuổi đời quá trẻ, chỉ mới 16 và 14 tuổi. Như trường hợp hai tên cướp dùng dao cắt cổ người lái xe ôm, đoạn đường Lê Văn Khương (ấp 5, xã Đông Thạnh, Hóc Môn).
Cướp của người Việt chưa chán, giờ đây, chúng cướp cả khách "tây", một hiện tượng trước đây hiếm gặp. Như đôi khách du lịch người Hồng Kông, bị cướp sạch khi đang dạo phố tại Q. Bình Thạnh. Không một xu dính túi, mất hết giấy tờ tùy thân, họ phải ở nhờ nhà dân, bán bưu thiếp kiếm sống qua ngày.
Một người trong họ đã thốt lên kinh hoàng: Tôi đã đến nhiều nước, nhưng phải nói thẳng, nạn cướp giật ở TP.HCM ghê gớm quá! Sau phát ngôn đó, thì ấn tượng về Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng trong mắt bạn bè quốc tế sẽ thế nào đây?
Không thứ "quảng bá" du lịch Việt Nam nào có thể... cay đắng, xấu hổ đến thế!
Cướp giật thì ở quốc gia nào cũng có thể xảy ra. Càng văn minh, hiện đại, phong cách cướp giật càng ...điệu nghệ và mang tính kỹ thuật- công nghệ điêu luyện. Có điều, hiện tượng cướp giật xảy ra với cường độ mạnh, tốc độ nhanh, dồn dập, liên tục khiến không chỉ người dân, mà chính quyền TP. HCM hết sức lo lắng. Dù trước đó, ngành chức năng đã tuyên bố "tuyên chiến".
Nói cho công bằng, đại nạn này cũng vẫn là "con đẻ hư đốn, bất trị" của xã hội.
Có thể bắt đầu từ hiện tượng khủng hoảng kinh tế.
Cơn khủng hoảng diễn ra diện rộng trên toàn cầu. Có điều, phản ứng hay hệ lụy của nó rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hình thái, trình độ quản lý, thiết chế pháp luật xã hội khác nhau.
Trong Báo cáo về việc làm trên thế giới năm 2012, do Tổ chức Lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc công bố tại Genève (Thụy Sĩ), ngày 30/4 cho biết, từ năm 2010 đến 2011, số vụ bất ổn gia tăng tại 57/106 nước thuộc diện phân tích. Khu vực dưới sa mạc Sahara ở châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trước đó, theo tờ TBKTSG ngày 8/12/2011, nghiên cứu của TS. David Stuckler (ĐH Cambridge- Anh quốc) năm 2008, năm bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế cho thấy, tình trạng tự tử tại các nước châu Âu gia tăng.
Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ này lên ít nhất 5% so với năm 2007. Tại Anh, tăng thêm 10% (so với năm 2008). Còn ở hai quốc gia khủng hoảng nặng nhất là Hy Lạp, và Ireland, tỷ lệ này là 17% và 13%.
Ở ta mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến tháng 9/ 2012, đã có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động... Đi kèm con số hàng nghìn doanh nghiệp giải thể, sẽ có hàng trăm nghìn con người bị thất nghiệp, không có việc làm.
Nhàn cư vi bất thiện, không phải người lao động nào thất nghiệp cũng hư hỏng. Nhưng rõ ràng, không có việc làm, không có thu nhập, tất yếu dễ xô đẩy "một bộ phận" người lao động vào con đường tha hóa, phạm pháp.\
Tệ nạn cướp giật trắng trợn, lộng hành, tệ nạn mãi dâm, trong đó, đặc biệt hiện tượng đồng tính nam tăng lên mạnh trong nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ massage liệu có phải là hệ lụy gián tiếp của khủng hoảng kinh tế không?
Các tệ nạn này, còn được sự "tiếp tay" của cái gốc- giáo dục gia đình và nhà trường- lâu nay vốn yếu kém trầm trọng.
Thủ phạm của các tệ nạn này, khi đối diện với những tệ nạn còn khủng khiếp hơn- tham nhũng ở xã hội, sự nhu nhược của luật pháp..., thì sự mất niềm tin, đạo lý, mất phương hướng sống chỉ còn là khoảng cách quá mong manh.
Đặt trong một bối cảnh, các băng cướp giật giờ đây cũng rất am hiểu luật pháp, khi biết rằng chế tài cho loại tội phạm cướp giật cao nhất chỉ 3- 5 năm trong tù rồi trở về. Thì sự coi nhờn phép nước luôn nhãn tiền, trong khi con đường hoàn lương... mơ về nơi xa lắm.
Nhất là mới đây, một quan chức ngành chức năng thừa nhận, nhà tù hiện quá tải.
Đây là điều rất đáng lo ngại. Một trong những thước đo để người ta thừa nhận xã hội an bình hay ngược lại, là nhìn vào số... nhà tù, số tội phạm hoặc tù nhân.
Xã hội Việt đang hội nhập. Tội phạm sẽ ngày càng đa dạng, được nâng cấp cả "trình độ, quy mô" về tính chất đê hèn, sự tàn bạo, cùng thủ đoạn và sự hỗ trợ của công nghệ, của kỹ thuật cao.
Đã có quá nhiều kiến nghị xung quanh tệ nạn này. Người quyết liệt như ông Bí thư kiêm Chủ tịch một tỉnh nọ thì cho rằng cần "đày ra đảo" để biệt chúng. Người đặt câu hỏi vì sao không thành lập lực lượng phản ứng nhanh 141 như công an Hà Nội? Người nêu cần thay đổi luật vì nghiêm trọng là hành vi, chứ đâu phải giá trị tài sản bị cướp...
Tất cả đều đúng. Nhưng nếu một khi con người không có việc làm, một khi giáo dục không được chấn hưng, một khi tham nhũng vẫn là "tấm gương xám xịt" cho cả xã hội phải nhức nhối soi vào, và một khi thần công lý vẫn bên tiền bên tội, bên nào ...nặng hơn, thì người dân Việt sẽ còn phải nơm nớp sống chung với tiền trảm, hậu...cướp.
"Tiền" chạy, hậu... chức...
Cách đây không lâu, tháng 9/2012 Hà Nội vừa tổ chức kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo tinh thần NQTƯ 4, được đánh giá là thẳng thắn, chân thành, xây dựng, nhất là ở ba vấn đề cấp bách là công tác cán bộ, quản lý đất đai, trật tự xây dựng được kiểm điểm nghiêm túc.
Thì tháng 12 mới đây, tại cuộc họp của HĐNDTP, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, có một phát ngôn thẳng thắn, đầy ấn tượng về việc thi và chạy để trở thành Công chức Thủ đô thanh lịch:
"Bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Nói đến đó là việc rất đau lòng của TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại...
...Có trường hợp thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án. Điểm tối đa 100%, không trừ được một phẩy nào. Thử hỏi việc thi công chức như vậy thì chất lượng ra làm sao?"
Nhưng xã hội không sốc nữa. Vì từ lâu, đi đêm "mua quan bán tước" là chuyện âm ỉ thường ngày ở huyện. Có điều, giờ đây được công khai chính thức từ phát ngôn của vị quan chức Chủ nhiệm UBKTTUHN, thì nó trở thành vị đắng phẩm cách (mượn ý của vở kịch Vị đắng tình yêu). Chả lẽ, nên gọi mùa thi công chức Hà Nội là mùa chạy quyền,chạy chức.
Xã hội không sốc nữa. Vì ngay tiếp sau đó, người ta lại đọc được câu chuyện hài hước: Để xin được chân tạp vụ nấu ăn tại Huyện ủy Vũ Quang (Hà Tĩnh), chị Phạm Thị T, trú tại huyện này, đã phải "chạy" 75 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Bí thư Huyện ủy Vũ Quang (nay là Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Tĩnh). Không biết trong đợt phê và tự phê, ông Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Tĩnh này kiểm điểm "ra răng"?
Chạy một "chức" nấu ăn mà phải mất 75 triệu đồng, thì chuyện 100 triệu đồng ở Thủ đô nhỏ như... con thỏ.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khi được phỏng vấn câu chuyện 100 triệu đồng, đã phải hỏi lại: Có 100 triệu thôi á? Hỏi lại, tức là ông- cựu quan chức Ban TCTƯ không tin. Con số 100 triệu thực tế phải lớn hơn rất nhiều.
Chả cứ ông, người dân Hà Nội cũng không tin, từ lâu rồi.
Dù vậy, để lôi ra ánh sáng không đơn giản. Ví như, cái chuyện Hà Nội chủ trương sẽ lắp camera tại các phòng thi công chức nghe có vẻ hay, nhưng cái chuyện đi đêm giữa hai kẻ chạy và được chạy, thì có camera nào soi được nhỉ?
Tội hối lộ, ăn hối lộ vốn là thuộc tính con người. Những cái kết dành cho tội này, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sự nghiêm minh hay nhu nhược của pháp luật mỗi quốc gia, từ đời xưa.
Bộ phim Tây Thi bí sử VTV3 đang chiếu, cái chết không tránh khỏi của cả dòng họ Bá Phỉ bởi cái tội ăn hối lộ và "bảo kê" cho kẻ hối lộ cho thấy chữ tham lớn bao giờ cũng gắn với chữ thâm... khủng.
Còn trong thế giới hiện đại, mới đây, ở Algiêri, B.A- 48 tuổi, Chủ tịch Ủy ban Đô thị và Xây dựng (DUC) tỉnh Ain Témouchent (Tây bắc Algeria) vừa bị cảnh sát bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 100.000 dinar (khoảng hơn 1.270 USD).
Ông McKeeva Bush, 57 tuổi, làm Thủ tướng quốc đảo Caimans (một quần đảo tự trị thuộc VQ Anh, nằm ở vùng biển Caribe), cũng vừa bị cảnh sát bắt giữ do bị cáo buộc tham nhũng.
Trong khi ở nhiều nước tư bản, những nhân vật tham nhũng, ăn hối lộ bị truy tố trước pháp luật, sao nó công khai, minh bạch thế. Như ở Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Seiji Maehara, 48 tuổi đã phải từ chức với lý do, năm 2005 đã nhận 250.000 yen từ một phụ nữ Hàn Quốc 72 tuổi. Do luật pháp Nhật cấm chính trị gia nhận tiền của người nước ngoài. Dù bà này sống ở Nhật, nói tiếng Nhật và điều hành một nhà hàng tại Kyoto.
Còn ở ta, lôi ra ánh sáng cái sự "đi đêm" sao khó đến thế. Phải chăng, có vấn đề lỗ hổng, khiếm khuyết của những quy định pháp luật. Phải chăng, cái cơ chế xin- cho nó có sự biến tướng và tàn phá đáng sợ nhân cách người Việt?
Chả lẽ người Việt cứ mãi phải mang cái họ Sống chung: Sống chung với lũ, sống chung với cướp giật, sống chung với nỗi sợ, sống chung với giả dối, sống chung với tham nhũng....
"Tiền trảm, hậu... cướp" và "tiền chạy, hậu... chức" là hai hiện tượng khác hẳn nhau: Một bên, những kẻ dùng vũ khí giết người, một bên vũ khí là đồng tiền ma mị, êm ái.
Một bên, người bị hại có thể bị mất tài sản, nguy hiểm đến tính mạng. Một bên, kẻ "bị chạy" ung dung trên ghế quyền lực, chả ảnh hưởng đến thanh danh. Thậm chí còn rao giảng đạo đức.
Một bên, sự "giao dịch" cướp giật diễn ra cả trong đêm tối lẫn thanh thiên bạch nhật. Một bên, giao dịch đó, dù có diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, cũng vẫn là "đi đêm".
Nhưng tác hại thì giống nhau, cướp bằng vũ khí, hay cướp "bọc tay nhung" đều làm băng hoại không thương tiếc niềm tin con người vào đạo lý xã hội.
Thế giới đang đồn đoán, lo sợ ngày 21/12 sắp tới là Ngày Tận thế.
Nhưng liệu có một Ngày Tận thế cho những kẻ cướp giật Sài Gòn, và những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ (như chuyện thi công chức) đang nhởn nhơ hoành hành ở Hà Nội, và cả xã hội này không?
Kỳ Duyên
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Vi hành “tìm sâu” (Góc nhìn Đại Đoàn Kết 11/12/2012 )
Thông thường người dân khi nghe tin lãnh đạo cấp cao, các bộ ngành đi thị sát tình hình thực tế, "tìm sâu”, nắm bắt những vấn đề người dân bức xúc, như nạn mãi lộ, tình trạng nhập lậu thực phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là gia cầm nhập lậu, lạm thu học đường…, làm rõ những vi phạm kéo dài của cán bộ viên chức gây bức xúc trong dân, ắt rất mừng. Còn như xem cách thị sát kiểu trống dong cờ mở, lãnh đạo chưa lên xe địa phương đã lễ nghi đón rước long trọng, lại lo. Thị sát kiểu ấy, nhìn sao thấu thực chất vấn đề.
Có chăng chỉ bớt quan liêu hơn xem và nghe báo cáo, họp hành dài dài, chứ rất khó có cơ "tìm thấy sâu”, bắt quả tang "chỉ tận tay, day tận mặt” những tiêu cực xã hội, vi phạm của cấp dưới, vốn thường ngày khá lộ liễu.
Có một số nghề nghiệp, nghiệp vụ buộc phải vào vai thường dân để thị sát. Chỉ có vi hành mới mong biết rõ sự thật trắng đen, như nghề công an, nhà báo… Trong vai người đi mua hóa chất về pha chế để kinh doanh, các phóng viên từng được các sạp chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, THPCM) hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, muốn mua hóa chất nào, số lượng bao nhiêu cũng có. Hay để có loạt bài "Nhức nhối nạn mãi lộ”, nhóm phóng viên đã vào vai dân để vi hành và loạt bài được Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đánh giá cao trong đấu tranh, làm rõ hành vi tiêu cực của một bộ phận cảnh sát giao thông.
Trong những nghề và nghiệp vụ đòi hỏi mạo hiểm, dấn thân như vậy đáp ứng đòi hỏi của xã hội, của nhân dân và đất nước, không thể thiếu đội ngũ quản lý, lãnh đạo các cấp, ngành. Ở cương vị chỉ đạo cấp nào cũng đòi hỏi những phẩm chất tương tự. Quan chức vi hành ngày càng cần hơn để gần dân, sát dân, hiểu dân, đặc biệt hiểu những chuyện oái ăm bị bắt nạt ức hiếp của họ, tránh quan liêu nhìn sự việc chỉ qua báo cáo. Vi hành dù khá nguy hiểm, khi có thể bị đối xử tồi tệ, nhưng đó là cái giá phải trả để biết được sự thật. Nó đòi hỏi dũng khí và bản lĩnh, dám nhìn thẳng, xử lý thẳng… Có lẽ vậy, câu chuyện về những vị lãnh đạo vi hành thời nào cũng có. Có những câu chuyện để đời để dân ngưỡng mộ, ước mơ.
Có người cho rằng những quan chức VIP đã nhiều người biết mặt khó hóa trang vi hành? Thực ra đâu phải lúc nào cũng cần hóa trang, chỉ cần bình dị làm những việc cán bộ, người dân thường làm, như đi xe máy, xe buýt, ra chợ hay đến thăm bất cứ trường học bệnh viện…nào. Thủ tướng V. Putin từng tự mình lái xe thị sát sau khi ông rời vị trí Tổng thống, chuyển giao đầy đủ công việc cho người kế nhiệm D. Medvedev và chủ động tiếp quản cương vị Thủ tướng. Khi thị sát tình hình phát triển và thu thập kiến nghị phát triển tại khu công nghiệp phía Bắc Matxcova thuộc nước Cộng hòa Tatarstan, cứ theo sơ đồ thẳng tiến, Putin lái xe thẳng đến nhà ăn Công ty dùng bữa trưa cùng đông đảo nhân viên có mặt tại đây. Như tất cả những nhân viên khác, Putin tay cầm khay nhựa, nghiêm túc xếp hàng. Nhiều công nhân nhận ra ông quay lại và họ không giấu nổi vẻ thích thú trước việc Thủ tướng đứng chung hàng với mình. Thủ tướng vẫy tay chào mọi người và ra dấu trật tự để không xáo trộn không khí bữa ăn. Gọi xong cơm, Putin không chọn cho mình chỗ ngồi riêng mà tiến về chỗ một nhóm công nhân đang tập trung, ngồi xuống dùng bữa với họ, vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ.
Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được nhiều người ủng hộ cũng vì ông mạnh dạn đem bộ máy hành chính ra soi qua lăng kính nhân dân, lấy sự hài lòng của dân làm thước đo sự mạnh yếu của các cơ quan công quyền. Tháng 10 vừa qua, vị Bí thư này qua chuyến "vi hành” đã phát hiện một dự án được cấp phép trái quy định cùng nhiều sai trái của cơ quan công quyền địa phương liên quan tới khu gia đình cán bộ công chức Lữ đoàn 532 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) được cho phép mở rộng khu vực đã được quy hoạch trước đó.
Gần đây hơn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng có chuyến "vi hành” đến hai huyện Tây Trà và Sơn Hà, phát hiện sự ì ạch của Dự án hợp phần di dân, tái định cư hồ chứa nước Nước Trong ở tỉnh này. Một số cán bộ đã bị kỷ luật sau chuyến "vi hành” của Bí thư Tỉnh ủy…Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp xúc với cử tri tại UBND Q.8 (TP.HCM), đã nghe lời đề nghị: "Tôi rất cảm thông với sự quyết tâm của Bộ trưởng về chống tham nhũng nhưng xin mời Bộ trưởng hãy đóng vai thường dân vi hành ở các BV công để thấy thực tế, sẽ thấy được những vấn đề cần giải quyết”. Bộ trưởng cho biết, bản thân đã từng vi hành ở các BV công để thử chờ đợi khám bệnh và nhận thấy đúng là người bệnh chờ quá lâu, nhất là người già.
… Sẽ không khó khăn gì để nắm rõ toàn bộ hoạt động thực hiện nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, hẹp hơn là xác định chức trách của cán bộ công chức nếu lực lượng thanh tra công vụ chịu khó "vi hành” các công sở. Sẽ chứng kiến người dân gặp rất nhiều phiền hà mỗi khi đi làm thủ tục, giấy tờ, sẽ có cách giảm bớt những phiền hà, nhũng nhiễu của bộ máy hành chính, cải thiện phần nào mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với dân và doanh nghiệp…
Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt trong việc chấn chỉnh đội ngũ cán bộ công chức khi giải quyết các công việc của dân, của doanh nghiệp, tổ chức, nhưng để đi vào cải cách hành chính có tính chiều sâu, có lẽ không thể không đòi hỏi lãnh đạo các cấp, ngành phải vi hành thị sát thực sự. Xin bớt cờ dong trống mở, bớt khẩu hiệu cờ hoa khoa trương. Bình dân hơn trong những chuyến "tìm sâu”, công vụ, thị sát, quan chức sẽ gần dân, hiểu dân, thương dân hơn và bù lại, được dân tin cậy, kính trọng hơn.
Thanh Như (Báo Đại đoàn kết ngày 12/12/2012 )
Có chăng chỉ bớt quan liêu hơn xem và nghe báo cáo, họp hành dài dài, chứ rất khó có cơ "tìm thấy sâu”, bắt quả tang "chỉ tận tay, day tận mặt” những tiêu cực xã hội, vi phạm của cấp dưới, vốn thường ngày khá lộ liễu.
Có một số nghề nghiệp, nghiệp vụ buộc phải vào vai thường dân để thị sát. Chỉ có vi hành mới mong biết rõ sự thật trắng đen, như nghề công an, nhà báo… Trong vai người đi mua hóa chất về pha chế để kinh doanh, các phóng viên từng được các sạp chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, THPCM) hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, muốn mua hóa chất nào, số lượng bao nhiêu cũng có. Hay để có loạt bài "Nhức nhối nạn mãi lộ”, nhóm phóng viên đã vào vai dân để vi hành và loạt bài được Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đánh giá cao trong đấu tranh, làm rõ hành vi tiêu cực của một bộ phận cảnh sát giao thông.
Trong những nghề và nghiệp vụ đòi hỏi mạo hiểm, dấn thân như vậy đáp ứng đòi hỏi của xã hội, của nhân dân và đất nước, không thể thiếu đội ngũ quản lý, lãnh đạo các cấp, ngành. Ở cương vị chỉ đạo cấp nào cũng đòi hỏi những phẩm chất tương tự. Quan chức vi hành ngày càng cần hơn để gần dân, sát dân, hiểu dân, đặc biệt hiểu những chuyện oái ăm bị bắt nạt ức hiếp của họ, tránh quan liêu nhìn sự việc chỉ qua báo cáo. Vi hành dù khá nguy hiểm, khi có thể bị đối xử tồi tệ, nhưng đó là cái giá phải trả để biết được sự thật. Nó đòi hỏi dũng khí và bản lĩnh, dám nhìn thẳng, xử lý thẳng… Có lẽ vậy, câu chuyện về những vị lãnh đạo vi hành thời nào cũng có. Có những câu chuyện để đời để dân ngưỡng mộ, ước mơ.
Có người cho rằng những quan chức VIP đã nhiều người biết mặt khó hóa trang vi hành? Thực ra đâu phải lúc nào cũng cần hóa trang, chỉ cần bình dị làm những việc cán bộ, người dân thường làm, như đi xe máy, xe buýt, ra chợ hay đến thăm bất cứ trường học bệnh viện…nào. Thủ tướng V. Putin từng tự mình lái xe thị sát sau khi ông rời vị trí Tổng thống, chuyển giao đầy đủ công việc cho người kế nhiệm D. Medvedev và chủ động tiếp quản cương vị Thủ tướng. Khi thị sát tình hình phát triển và thu thập kiến nghị phát triển tại khu công nghiệp phía Bắc Matxcova thuộc nước Cộng hòa Tatarstan, cứ theo sơ đồ thẳng tiến, Putin lái xe thẳng đến nhà ăn Công ty dùng bữa trưa cùng đông đảo nhân viên có mặt tại đây. Như tất cả những nhân viên khác, Putin tay cầm khay nhựa, nghiêm túc xếp hàng. Nhiều công nhân nhận ra ông quay lại và họ không giấu nổi vẻ thích thú trước việc Thủ tướng đứng chung hàng với mình. Thủ tướng vẫy tay chào mọi người và ra dấu trật tự để không xáo trộn không khí bữa ăn. Gọi xong cơm, Putin không chọn cho mình chỗ ngồi riêng mà tiến về chỗ một nhóm công nhân đang tập trung, ngồi xuống dùng bữa với họ, vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ.
Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được nhiều người ủng hộ cũng vì ông mạnh dạn đem bộ máy hành chính ra soi qua lăng kính nhân dân, lấy sự hài lòng của dân làm thước đo sự mạnh yếu của các cơ quan công quyền. Tháng 10 vừa qua, vị Bí thư này qua chuyến "vi hành” đã phát hiện một dự án được cấp phép trái quy định cùng nhiều sai trái của cơ quan công quyền địa phương liên quan tới khu gia đình cán bộ công chức Lữ đoàn 532 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) được cho phép mở rộng khu vực đã được quy hoạch trước đó.
Gần đây hơn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng có chuyến "vi hành” đến hai huyện Tây Trà và Sơn Hà, phát hiện sự ì ạch của Dự án hợp phần di dân, tái định cư hồ chứa nước Nước Trong ở tỉnh này. Một số cán bộ đã bị kỷ luật sau chuyến "vi hành” của Bí thư Tỉnh ủy…Cuối tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp xúc với cử tri tại UBND Q.8 (TP.HCM), đã nghe lời đề nghị: "Tôi rất cảm thông với sự quyết tâm của Bộ trưởng về chống tham nhũng nhưng xin mời Bộ trưởng hãy đóng vai thường dân vi hành ở các BV công để thấy thực tế, sẽ thấy được những vấn đề cần giải quyết”. Bộ trưởng cho biết, bản thân đã từng vi hành ở các BV công để thử chờ đợi khám bệnh và nhận thấy đúng là người bệnh chờ quá lâu, nhất là người già.
… Sẽ không khó khăn gì để nắm rõ toàn bộ hoạt động thực hiện nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, hẹp hơn là xác định chức trách của cán bộ công chức nếu lực lượng thanh tra công vụ chịu khó "vi hành” các công sở. Sẽ chứng kiến người dân gặp rất nhiều phiền hà mỗi khi đi làm thủ tục, giấy tờ, sẽ có cách giảm bớt những phiền hà, nhũng nhiễu của bộ máy hành chính, cải thiện phần nào mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với dân và doanh nghiệp…
Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt trong việc chấn chỉnh đội ngũ cán bộ công chức khi giải quyết các công việc của dân, của doanh nghiệp, tổ chức, nhưng để đi vào cải cách hành chính có tính chiều sâu, có lẽ không thể không đòi hỏi lãnh đạo các cấp, ngành phải vi hành thị sát thực sự. Xin bớt cờ dong trống mở, bớt khẩu hiệu cờ hoa khoa trương. Bình dân hơn trong những chuyến "tìm sâu”, công vụ, thị sát, quan chức sẽ gần dân, hiểu dân, thương dân hơn và bù lại, được dân tin cậy, kính trọng hơn.
Thanh Như (Báo Đại đoàn kết ngày 12/12/2012 )
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Muốn từ chức, khó lắm!
Xin từ chức
- câu nói giản dị, ngắn gọn, nhưng xem ra có sức nặng ngàn cân, hay nói sâu sa
hơn thì có sức nặng của cả một đời người.
Muốn từ chức, khó lắm!
Để có một vị trí trong bộ máy công quyền,
người ta phải phấn đấu bền bỉ từ lúc đầu xanh tuổi trẻ. Phải học tập, phải rèn
luyện, phải qua đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa; và
phải giữ gìn đủ mọi thứ. Tóm lại là bên cạnh việc học tập, rèn luyện nâng cao
trình độ thì người ta còn phải hy sinh đi rất nhiều thứ và trước hết phải là
người được tín nhiệm… Ấy là chưa kể không ít người từng vào sinh ra tử, đổ máu
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và rõ ràng là họ có bề dày kinh nghiệm, có
phẩm chất chính trị đã được tôi luyện, thử thách.
Quá trình đề bạt cán bộ của ta là “tuần tự
nhi tiến”, là mất nhiều năm, được sắp xếp, quy hoạch một cách có bài bản. Và
việc bổ nhiệm được tiến hành theo những trình từ, thủ tục khắt khe, chứ không
phải bỗng chốc mà lên được ghế nọ ghế kia…
Để có được chức vụ đó là gian khổ lắm (mà
chức vụ càng cao thì đòi hỏi sự hy sinh càng lớn); là tốn thời gian lắm.
Nay bảo người ta nói: “Tôi xin từ chức” -
đâu có dễ.
Ấy là cái khó thứ nhất.
Có được chức vụ thì kèm theo là không ít
quyền lợi và thậm chí là “đặc lợi” (ngoài lương). Nào là được sử dụng xe công
như xe riêng, đi thoải mái mà không lo mua xăng, không mất tiền chăm sóc xe.
Rồi được ưu tiên cấp đất, cấp nhà, hoặc được mua nhà với giá ưu đãi, hoặc cộng
“điểm” năm công tác… Và vô vàn các thứ bổng lộc khác. Thứ thì do cơ chế, do
chính sách; thứ thì do quan hệ… Cho nên không lấy gì làm lạ, khi có nhiều cán
bộ vẫn than vãn rằng lương thấp quá, nhưng họ vẫn thừa tiền đi chơi gof, vẫn có
trang trại, vẫn có biệt thự, vẫn có xe sang…
Cho nên, từ bỏ chức vụ, có nghĩa là phải
từ bỏ những quyền lợi vật chất mà họ đang hưởng.
Việc ấy đâu có dễ.
Ấy là cái khó thứ hai.
“Một người làm quan, cả họ được nhờ”, câu
nói đó từ xưa đã đúng, và bây giờ càng đúng. Một người làm quan to, nhiều khi
không chỉ “cả họ” mà còn cả huyện, cả tỉnh và vô số bạn bè, chiến hữu khác nữa.
Một người làm quan, có uy thì không biết bao nhiêu người khác dựa vào cái
“bóng” sừng sững ấy để làm giàu, để thăng quan, tiến chức. Chỉ có điều, những
trường hợp dựa “bóng” này, không thể “chỉ mặt, đặt tên” được. Thiên hạ biết
đấy, hiểu đấy, nhưng chẳng thể nào “nói có sách, mách có chứng”. Nay người có
chức từ chức, cái “bóng” biến mất, thế thì đám con cháu, họ hàng, chiến hữu kia
nấp vào đâu? Cho nên tất cả phải xúm lại, giữ cho cái “bóng”.
Để từ bỏ sự “tỏa bóng”, cá nhân một người
không phải là không thể làm được. Nhưng còn bao nhiêu người khác nữa chứ? “Mình
vì mọi người” mà!
Cho nên phải cố mà giữ.
Ấy là cái khó thứ ba.
Người Việt mình vốn thích danh, thậm chí
là danh hão. Cho nên bây giờ mới nảy nòi ra chuyện đua nhau chạy bằng cấp để
ghi vào cạc-vi-dít cho oai. Và vì thế mới có câu, nào là: “Mua danh ba vạn, bán
danh ba đồng”, rồi: “Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ
trơ”… Người có chút danh, nhiều khi trở thành niềm tự hào, là chỗ dựa tinh thần
không chỉ cho người thân trong gia đình, mà còn cả họ hàng, cả vùng quê…
Cho nên khi tuyên bố từ chức, có nghĩa là
phải bỏ cái danh mà mình đã khổ công xây dựng bấy lâu, phải trải trăm đắng ngàn
cay mới có được… Đâu có dễ.
Ấy là cái khó thứ tư.
Cứ xem gương bao nhiêu cán bộ khi đương
chức, đương quyền thì nói chuyện “rời ghế” nhẹ như lông hồng và rất cao đạo,
coi chức tước là phù vân, coi danh lợi là như gió thoảng… Nhưng khi sắp đến lúc
phải về hưu thì họ vội vàng, cuống quýt “chạy” để ở lại. Họ xin xỏ, nằn nèo và
lôi ra đủ mọi lý do để mong cấp trên giữ lại cho thêm thời gian. Nhiều thì vài
ba năm, ít thì vài ba tháng… Và không ít người, khi rời ghế về nghỉ theo chế độ
thì đã bị sốc nặng…( Nghỉ rồi lãnh lương hưu vẫn giữ phòng làm việc thạm chí cả con dấu của cơ quan )
Đấy, chuyện về nghỉ hưu mà còn không đơn
giản như vậy, huống chi xin “từ chức”.
Ấy là cái khó thứ năm.
Ở nước ta vẫn đang duy trì chế độ tập thể
lãnh đạo và cá nhân phụ trách, người đứng đầu phải làm theo Nghị quyết, theo
những kế hoạch do tập thể đề ra. Cho nên, dấu ấn cá nhân ở trong mỗi đơn vị
thường là không cao,thậm chí là nhạt nhòa. Chỉ có những ai dám quyết, dám làm,
dám chịu và luôn mang tâm thế: “Đã làm thì làm cho ra hồn, còn nếu không, về
ngay”, thì mới có thể có những quyết đoán, mạnh mẽ, mang tính đột phá.
Những người như thế không phải không có
nhưng rất hiếm. Cho nên, mỗi khi xảy ra việc gì rất khó có thể quy trách nhiệm
cụ thể cho cá nhân. Và cái gọi là “trách nhiệm của người đứng đầu” ở ta hiện
nay còn rất mơ hồ.
Vậy mà lại đòi người ta phải từ chức khi
có vụ việc gì xảy ra ở ngành ấy? Đâu có đơn giản.
Ấy là cái khó thứ sáu.
Với sáu cái khó như vậy Chắc là chưa hết
nhưng hãy tạm thế - mà đòi hỏi người có chức vụ phải sẵn sàng từ chức thì xem
ra nói thế chứ nói nữa cũng không ai muốn từ chức. Vì vậy, muốn để cho người
cán bộ sẵn sàng từ chức khi thấy mình không làm được việc, hoặc không đáp ứng
được sự phát triển của thời cuộc thì cần phải có những cơ chế nào đó và đặc
biệt là phải làm cho người cán bộ đang giữ chức vụ thấy rằng: Người cán bộ
không phải là hòn đất sét được nặn lên thành ông Bụt và khi đã đặt lên bệ rồi
thì cứ thờ mãi như thế. Chức vụ đó có thể có ngày hôm nay, nhưng ngày mai mất
đi thì đó cũng là việc bình thường. Và một điều rất quan trọng là cái chức vụ
ấy không mang lại nhiều lợi lộc
về vật chất.
Tất nhiên, với cách suy nghĩ của người Á
Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người
đứng đầu tự nguyện từ chức xem ra hơi bất khả thi.
Diễn đàn dân trí
Thứ Sáu, 16/11/2012 - 11:45
…………………………………
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
Bài tập làm văn về sự im lặng đáng sợ của người tốt
Đỗ Thị Ngọc Anh (Lớp 11chuyên Anh trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - đường Ngô Quyền - thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương) Đề bài:
Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Ảnh minh họa.
Bài làm
Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt vô cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề có tiền mà chỉ có một giấy phép lái xe, nhưng giấy phép lái xe này lại là một vật vô cùng có giá trị với người thanh niên ấy nên anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van nài kẻ trộm: “Cho em xin…không có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thôi…”. Vậy mà trước hoàn cảnh đáng thương của anh thanh niên, không ai dám lên tiếng, không ai hỏi han hay có ý giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp. Câu chuyện này để lại trong tôi nhiều suy nghĩ, suy nghĩ về cách sống và thái độ ứng xử của con người trong xã hội hiện nay. Cũng bàn về vấn đề này., Martin Lutherking - nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964, cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt.”
Con người sinh ra và lớn lên, họ luôn đối diện với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều trạng thái khác nhau trong cuộc sống. Xót xa là một cảm giác đau đớn, nuối tiếc vô cùng sâu sắc. Còn im lặng tức là không có hành động hay phản ứng cụ thể trước những tình huống, sự việc đáng lẽ cần có thái độ, có phản ứng. Sự im lặng ấy trở nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong cách ứng xử của con người có thể gây ra cảm giác bất an cho người khác. Thực tế, chúng ta sống trong một xã hội luôn tồn tại hai loại người: kẻ xấu là người kém đạo đức, đáng khinh ghét, có thể gây hại, mang lại những điều không hay. Lời nói và hành động của họ đều không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực đạo đức, làm tổn thương người khác và có những tác động tiêu cực đến xã hội. Ngược lại, người tốt luôn có những biểu hiện đáng quý về tư cách đạo đức, về thái độ hành vi trong các mối quan hệ và được mọi người đánh giá cao. Như vậy, thông qua câu nói của mình, Martin Lutherking muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp sâu sắc: Nỗi đau đớn nuối tiếc do những lời nói và hành động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ hay bất kì phản ứng nào trước việc làm sai trái ấy.
Khi còn nhỏ, ta không mấy khi quan tâm đến những thứ xung quanh mình mà chỉ thường quan tâm tới chính bản thân: Hôm nay sẽ được ăn món gì, sẽ học gì, sẽ có phim hoạt hình gì, có truyện tranh gì sắp ra…Lớn lên một chút, bước vào tuổi biết nghĩ, ta thấy bạn bè quay cóp trong giờ kiểm tra trong khi chính mình phải học cật lực, ta thấy bãi gửi xe gần trường thu 3.000 đồng một chiếc xe đạp trong khi đó quy định là 2.000 đồng. Rồi ta còn thấy người ta vượt đèn đỏ, lượn lách đánh võng, thấy đám côn đồ dối trá, lừa lọc bà cụ bán nước ven đường. Chứng kiến những hành động như thế, thử hỏi ai mà không bất bình? Bởi lẽ, những hành động ấy là biểu hiện của sự thấp kém về nhận thức và ý thức, nó gây ra những tổn thất cả về vật chất và tinh thần cho mọi người và xã hội. Hơn thế nữa, sự tồn tại của những lời nói và hành động của kẻ xấu cũng là biểu hiện của sự bất ổn của xã hội ở một mức độ nhất định.
Xót xa trước hành động của người xấu là lẽ tất nhiên. Nhưng tại sao chúng ta lại xót xa hơn trước sự im lặng đến đáng sợ của người tốt? Trong suy nghĩ của mọi người, người tốt luôn có tư cách đạo đức, có khả năng và trách nhiệm trong việc thực hiện những hành vi đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Với phẩm chất vốn có ấy, họ không thể nào không có phản ứng trước cái xấu, cái tiêu cực, những điều “chướng tai gai mắt” trong xã hội. Vậy nên, thái độ im lặng của họ chính là một biểu hiện bất thường. Sự im lặng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Họ im lặng bởi họ bất lực khi thấy phản ứng của mình không hề có hiệu quả. Họ im lặng khi cảm thấy cô độc, lạc lõng vì những việc tốt mình làm không nhận được sự ủng hộ của số đông. Chăm lo làm kinh tế khiến đời sống khá giả, nhưng mê mải quá nhiều lại đẩy người ta ra xa nhau hơn, lo cho lợi ích của mình hơn là lợi ích người khác. Có rất ít người sẽ la lên khi thấy một tên trộm đang trộm xe trên vỉa hè hay đứng ra bênh vực nạn nhân trong một vụ va chạm trên đường phố - nhất là kẻ gây sự lại là đám côn đồ, lưu manh. Người tốt im lặng khi họ mất niềm tin, khi họ thấy kết quả của những lời nói, hành động xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm lại trở thành sự coi nhẹ, chế nhạo của người khác, thậm chí còn gây ra những tổn thương không đáng có cho chính họ. Quay trở lại câu chuyện của anh thanh niên trên chuyến xe buýt không ít người cảm thấy buồn và xót xa. Xung quanh đó có rất nhiều người đang chờ xe, nhưng đáp lại lời khẩn cầu của anh thanh niên là sự im lặng. Cuối cùng người đàn ông bơ vơ đành phải bước đi với gương mặt tuyệt vọng. Rõ ràng, muốn bắt tên trộm kia không phải là chuyện khó. Tài xế đóng cửa xe lại, yêu cầu tất cả mọi người bảo quản hành lí, gọi điện cho cơ quan chức năng khám xét từng người. Nhưng sao không ai dám lên tiếng? Phải chăng chúng ta không dám bênh vực người lương thiện, phải chăng nỗi sợ hãi cái xấu, cái ác đang giết chết dần lương tâm chúng ta? Xét cho cùng, im lặng vì bất kì lí do nào đi nữa thì đó cũng là biểu hiện của sự tha hóa ở mỗi cá nhân và cho thấy dấu hiệu bất ổn của xã hội. Nói cách khác, khi người tốt im lặng là khi xã hội đang đứng trên bờ vực của sự phá sản những giá trị tinh thần.
Vậy làm thế nào để người tốt không im lặng nữa? Hãy trao quyền và khuyến khích người tôt cất lên tiếng nói của mình bằng cách lắng nghe tiếp thu ý kiến và sẵn sàng sửa đổi theo những ý kiến đóng góp đúng đắn của họ. Hãy đưa ra những chính sách bảo vệ để tránh tối đa những tổn thất mỗi khi người tốt cất tiếng nói.Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ cái tốt điều hay, bởi có thể cá nhân ấy không đủ sức mạnh. Nhưng không có nghĩa chúng ta phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Bởi ngay cả khi không đủ sức mạnh để thay đổi nó, ta vẫn luôn có đủ quyết tâm để không đồng tình và không bị nó lôi kéo. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà những mối quan hệ với cộng đồng đã trở nên không thể thiếu. Không ai có thể đơn độc trong cuộc sống được, vì vậy, trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác, cần xây dựng những hiệp hội của những người cùng chí hướng mục đích để phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội, để người tốt có chỗ đứng và điểm tựa. Khi đó họ sẽ không ngần ngại bày tỏ ý kiến quan điểm của mình. Tất cả những gì chúng ta cần làm là sống dũng cảm, là làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, và để nó tự nhân bản.
Ý kiến của Martin Lutherking là một lời cảnh báo nghiêm khắc để cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện những hành vi ứng xử của con người trong đời sống. Có người đã nói: “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”. Hãy nhớ rằng, cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó. Và nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta nhìn nó với ánh mắt khinh miệt và xa lánh. Đây là một ý kiến thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đó cũng là một thái độ đúng, tích cực, xuất phát từ nhận thức về yêu cầu đối với hành vi của con người trong một xã hội tiến bộ, nhân văn. Khi đơn độc một mình, người tốt sẽ trở nên yếu đuối, nhu nhược và thất bại cay đắng. Họ chỉ đủ mạnh khi họ kết nối với nhau trong một tập thể, trong một xã hội biết coi trọng giá trị nhân văn đích thực của con người. Trước sự im lặng của người tốt, xót xa là điều khó tránh song điều đó là chưa đủ mà ta còn phải hành động, phải có những giải pháp tích cực để thay đổi hiện trạng đó trong mỗi cá nhân con người và toàn xã hội.
Mỗi chúng ta luôn mong muốn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, mà ở đó con người được sống trong yên vui hạnh phúc. Hãy coi câu nói của Martin Lutherking là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể. Tôi tin rằng điều đó không phụ thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được. Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012
Việt Nam tiếp cận và hội nhập thế giới thế nào?
Qua kinh nghiệm của cha ông ta, cũng như học từ những trải nghiệm của bản thân, tôi tạm nghĩ có thể thu gọn lại thành sáu chữ và một phương châm: Tự tin - Tự trọng - Tự cường - và "thêm bạn bớt thù."
Toàn cầu hóa không phải là câu chuyện mới. Cái mới, cái đáng nói ở đây là một khía cạnh khác: chúng ta cần phải tiếp cận với thế giới ngày nay như thế nào?
Tự tin vào chính mình.
Thời buổi hoàn cầu hóa bây giờ vẫn còn một yếu tố không khác gì những thời trước: cá nhân nào cũng muốn đạt được một cuộc sống dễ chịu hơn, tìm được một người đồng hành như ý, và muốn cho tương lai con cháu mình sáng sủa hơn chính mình.
Cái khác ở thời điểm này là ta phải cạnh tranh với những người khắp thế giới chứ không còn chỉ cần vượt qua được người cùng làng, cùng tỉnh hay cùng một nước nữa. Nếu khi xưa đỗ xong trạng nguyên là cả đời êm ấm rồi thì ngày nay lập nên một cơ nghiệp đồ sộ trong nước cũng vẫn lo có ai "bên ngoài" dòm ngó và muốn "nuốt trửng" mình hay sẽ cạnh tranh đến khi ta sạt nghiệp.
Ta chỉ cần nhìn vào các tập đoàn "nước ngoài" đang thao túng một số các thị trường trong nước thì đủ rõ. Từ quả cam, miếng thịt ta ăn hàng ngày cho tới các viên thuốc ta cần khi đau yếu; ngay cả những món hàng vốn do chính đồng bào ta sản xuất từ nhiều thế kỷ như vải vóc, tơ lụa, bàn tủ, đồ gốm... cũng không cạnh tranh nổi với các mặt hàng tương tự từ nước ngoài. Kể chi đến các công ty địa ốc, các cơ sở bảo hiểm, các doanh nghiệp "đa cấp", và chắc cũng chẳng bao lâu nữa sẽ đến lượt các ngân hàng... liệu có đứng vững ngay trong "sân nhà" không?
Giải pháp duy nhất có thể giúp ta đứng vững là giáo dục, từ trên xuống dưới và liên tục suốt đời. Nếu ngày xưa cách làm ruộng không thay đổi trong nhiều thế kỷ, và các câu ca dao cũng đủ để dạy cho thế hệ sau biết thích nghi với thời tiết, mùa vụ, v.v... thì ngày nay công nghệ tin học, các khám phá mới về sinh học, y học ... và ngay cả những biến cố xảy ra ở những nước ít khi ta nghe tới cũng buộc chúng ta phải tỉnh táo lắm mới có thể bắt kịp thiên hạ.
Ta đứng dậm chân là ta thụt lùi. Giáo dục vì thế cũng phải luôn luôn tỉnh táo, uyển chuyển để không bị tụt hậu
Tự trọng, yêu quí xã hội và tôn vinh dân tộc mình.
Năm thế kỷ vừa qua, người Âu châu đã bá chủ toàn cầu, đến nỗi người Anh có thể khoe rằng "mặt trời không hề lặn trên quốc kỳ của chúng tôi." Và điều ấy cũng không phải là ngoa.
Ở Việt Nam, nước Pháp chỉ gửi vài nghìn quân, một ít chiến hạm.. và thế là ta lại đứng trước cảnh mất nước lần nữa. Đồng bào ta đã trả một giá rất đắt cho bài học "bế quan tỏa cảng", chỉ vì cái giáo dục của ta thời phong kiến đã bịt mắt ta, không cho ta nhận ra những tiến bộ vượt bậc của người Âu thời ấy; đã bịt miệng ta không cho ta kiến nghị, hoặc chỉ nói lên nỗi niềm trong mỗi người.
Đau đớn hơn nữa, bị người Pháp đô hộ đã làm cho người Việt ta tự ti đến nỗi cứ nghĩ cái gì của người da trắng - của "Tây" - đều là hay, là tốt cả, và gần như bất cứ người da trắng nào cũng vượt trội hơn người mình. Hơn cả chính mình nữa. Ngay đến bây giờ cũng vẫn còn.
Ảnh minh họa
Đã bao lần bạn bước vào một nhà hàng, cửa tiệm hay văn phòng cùng với người da trắng từ bất cứ nước nào, có khi chỉ là "Tây ba lô", và nhân viên người Việt đã đon đả, có khi còn xum xoe, khúm núm, đón tiếp người da trắng như một khách quí đại gia còn coi bạn, người đồng hương, như "Anh pha?"...
Vì thế, muốn kết nối thành công với thiên hạ bất cứ từ đâu tới, ta phải "biết mình, biết người" đã. Biết để học những gì mình còn thua người ta chứ không phải để tìm kẽ hở của người ta mà tấn công, như Tôn Tử đã dạy về binh pháp. Biết để cố gắng trau dồi những gì ta còn thiếu sót, còn thua người. Và biết để ta có cơ sở khi cảm thấy hãnh diện về người đồng hương, về các thành quả của đất nước.
Tóm lại, ta tự lực vươn lên cho bằng người. Đó là tự trọng. Không mặc cảm nữa.
Tự cường để hội nhập bình đẳng với thế giới.
Khi ta đã đạt được căn bản tự tin và tự trọng, lúc đó ta mới nên nói chuyện tự cường.
Tự cường là tin vào sức mạnh cùa chính mình, nhưng không tự kiêu, không tự mãn, không lạm dụng sức mạnh đó. Ngược lại, ta cũng không để cho ai bắt nạt ta, không cho ai lừa dối ta, không cho ai đô hộ ta lần nữa.
Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ ràng hai lĩnh vực công và tư. Trong đời tư, ai cũng có quyền, và nhiều khi cũng nên, "xí xóa" với bạn bè, "thông cảm" với bà con trong họ, hoặc "chín bỏ làm mười" với người mình yêu.
Nhưng trong việc "công", quyền lợi của dân tộc, toàn vẹn của đất nước, việc bảo vệ cái "gia tài của mẹ" như tên của Trịnh Công Sơn đã đặt, chúng ta không ai có quyền "lấy chín làm mười" được. Trong lĩnh vực chung của đất nước, "Chín" chỉ là chín; không thể nào là mười được.
Xưa kia, đối mặt với kẻ thù, Việt Nam ta thường chỉ là "một chọi một", không có ai giúp, không có đồng minh. Nhưng sang thế kỷ này, với bao nhiêu tổ chức quốc tế --từ Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại QT, hay IMF, Ngân hàng Thế giới... cho đến các tòa án QT, các liên minh kinh tế, chính trị, văn hóa...-- và phương tiện truyền thông lập tức và toàn cầu, ta có thể có đồng minh, có bạn, hay ít nhất có những người, những quốc gia có cảm tình với ta.
Thêm bạn bớt thù.
Đây mới chính là mục đích của "hội nhập thế giới" vì những phương châm bên trên chỉ là phương tiện để đạt cứu cánh chiến lược này.
Một câu nói từ thời còn trung học vẫn làm tôi nhớ mãi, và càng ngày càng thấy "có lý": No man is an island (không ai là một hải đảo.) Trong thế kỷ này, ta có thể thêm tí mắm muối: "No country is an island" (Không có quốc gia nào là một hải đảo.)
Và quả thật như vậy. Bạn cứ tưởng tượng xem thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu Mỹ lại đổ quân xâm chiếm Philippines như hồi năm 1898, hoặc Liên Xô "tái lập trật tự" ở Hungary năm 1956? Điều tương tự cũng xảy ra trong trường hợp Nga ở Afghanistan và mới đây như Mỹ ở Iraq.
Ngược lại, trong cuộc chiến chống xâm lược Mỹ, bộ đội Bác Hồ được sự ủng hộ mạnh mẽ của các phong trào phản chiến trên khắp thế giới. Chính sách kỳ thị chủng tộc của Nam Phi bị đánh bại phần lớn cũng do sự tẩy chay của gần hết các quốc gia trên thế giới, dẫn đến việc Nam Phi phải thả lãnh tụ Nelson Mandela...
Chúng ta không còn cô độc như xưa nữa. Ở một tầm mức nào đó, chúng ta có đồng minh khi ta có chính nghĩa. Trong bối cảnh mới này, chiến lược căn bản của nước ta là "thêm bạn, bớt thù." Ta không xâm phạm quyền lợi của ai và ta cũng không để ai xâm phạm quyền lợi của mình. Ta đối xử với mọi người, mọi nước trong tình thân hữu, trên căn bản bình đẳng và công lý. Và ta dùng văn hóa là đầu mối để thêm bạn vì chỉ có văn hóa mới bền vững và không gây thù oán.
Chính trị và quân sự chỉ là nhất thời; khi ta thua thì ta thiệt thòi, mà khi ta thắng, ta cũng gieo hạt giống để đối phương tìm cách trả thù. Kinh tế còn trồi sụt nhanh hơn nữa; như ta đang thấy trên khắp thế giới. Hơn nữa, mục đích của kinh tế là làm giàu cho người đầu tư và thương gia chứ không nhất thiết cho đất nước, cho cộng đồng, nên người làm kinh tế thường phải dùng những chiến thuật đạt được tư lợi hơn là phục vụ đồng loại. Và vì hoàn cành phải cạnh tranh này, thương gia nhiều khi phải coi các đồng nghiệp là "đối phương" hơn là thân hữu.
Chỉ có văn hóa là trường tồn. Văn hóa thường không gây thù oán, không làm ai mất thể diện; ngược lại văn hóa thường làm cho ta thoải mái hơn, vui hơn, và từ đó ta cũng dễ chấp nhận người làm văn hóa.
trong thời chiến tranh lạnh hơn nửa thế kỷ trước, dân chúng ở Đông Âu và ngay ở Liên Xô vẫn thưởng thức nhạc Jazz của Mỹ và vẫn ham mộ Louis Armstrong hay Ella Fitzgerald.
Trước đó, ở Việt Nam, mặc dù là chúng ta kháng chiến chống Pháp đến cùng nhưng giới trí thức trong nước vẫn đọc thơ Verlaine, Apollinaire hay ngâm nga những bài hát do Piaf, Trenet phổ biến. Nên ta có thể tin rằng một câu thơ của Pushkin, một khúc nhạc Beethoven, hay một điệu Rối Nước... sẽ vẫn được trân trọng và yêu quí hàng nghìn năm nữa.
Vũ Đức Vượng Tuần Việt nam nét.
Toàn cầu hóa không phải là câu chuyện mới. Cái mới, cái đáng nói ở đây là một khía cạnh khác: chúng ta cần phải tiếp cận với thế giới ngày nay như thế nào?
Tự tin vào chính mình.
Thời buổi hoàn cầu hóa bây giờ vẫn còn một yếu tố không khác gì những thời trước: cá nhân nào cũng muốn đạt được một cuộc sống dễ chịu hơn, tìm được một người đồng hành như ý, và muốn cho tương lai con cháu mình sáng sủa hơn chính mình.
Cái khác ở thời điểm này là ta phải cạnh tranh với những người khắp thế giới chứ không còn chỉ cần vượt qua được người cùng làng, cùng tỉnh hay cùng một nước nữa. Nếu khi xưa đỗ xong trạng nguyên là cả đời êm ấm rồi thì ngày nay lập nên một cơ nghiệp đồ sộ trong nước cũng vẫn lo có ai "bên ngoài" dòm ngó và muốn "nuốt trửng" mình hay sẽ cạnh tranh đến khi ta sạt nghiệp.
Ta chỉ cần nhìn vào các tập đoàn "nước ngoài" đang thao túng một số các thị trường trong nước thì đủ rõ. Từ quả cam, miếng thịt ta ăn hàng ngày cho tới các viên thuốc ta cần khi đau yếu; ngay cả những món hàng vốn do chính đồng bào ta sản xuất từ nhiều thế kỷ như vải vóc, tơ lụa, bàn tủ, đồ gốm... cũng không cạnh tranh nổi với các mặt hàng tương tự từ nước ngoài. Kể chi đến các công ty địa ốc, các cơ sở bảo hiểm, các doanh nghiệp "đa cấp", và chắc cũng chẳng bao lâu nữa sẽ đến lượt các ngân hàng... liệu có đứng vững ngay trong "sân nhà" không?
Giải pháp duy nhất có thể giúp ta đứng vững là giáo dục, từ trên xuống dưới và liên tục suốt đời. Nếu ngày xưa cách làm ruộng không thay đổi trong nhiều thế kỷ, và các câu ca dao cũng đủ để dạy cho thế hệ sau biết thích nghi với thời tiết, mùa vụ, v.v... thì ngày nay công nghệ tin học, các khám phá mới về sinh học, y học ... và ngay cả những biến cố xảy ra ở những nước ít khi ta nghe tới cũng buộc chúng ta phải tỉnh táo lắm mới có thể bắt kịp thiên hạ.
Ta đứng dậm chân là ta thụt lùi. Giáo dục vì thế cũng phải luôn luôn tỉnh táo, uyển chuyển để không bị tụt hậu
Tự trọng, yêu quí xã hội và tôn vinh dân tộc mình.
Năm thế kỷ vừa qua, người Âu châu đã bá chủ toàn cầu, đến nỗi người Anh có thể khoe rằng "mặt trời không hề lặn trên quốc kỳ của chúng tôi." Và điều ấy cũng không phải là ngoa.
Ở Việt Nam, nước Pháp chỉ gửi vài nghìn quân, một ít chiến hạm.. và thế là ta lại đứng trước cảnh mất nước lần nữa. Đồng bào ta đã trả một giá rất đắt cho bài học "bế quan tỏa cảng", chỉ vì cái giáo dục của ta thời phong kiến đã bịt mắt ta, không cho ta nhận ra những tiến bộ vượt bậc của người Âu thời ấy; đã bịt miệng ta không cho ta kiến nghị, hoặc chỉ nói lên nỗi niềm trong mỗi người.
Đau đớn hơn nữa, bị người Pháp đô hộ đã làm cho người Việt ta tự ti đến nỗi cứ nghĩ cái gì của người da trắng - của "Tây" - đều là hay, là tốt cả, và gần như bất cứ người da trắng nào cũng vượt trội hơn người mình. Hơn cả chính mình nữa. Ngay đến bây giờ cũng vẫn còn.
Ảnh minh họa
Đã bao lần bạn bước vào một nhà hàng, cửa tiệm hay văn phòng cùng với người da trắng từ bất cứ nước nào, có khi chỉ là "Tây ba lô", và nhân viên người Việt đã đon đả, có khi còn xum xoe, khúm núm, đón tiếp người da trắng như một khách quí đại gia còn coi bạn, người đồng hương, như "Anh pha?"...
Vì thế, muốn kết nối thành công với thiên hạ bất cứ từ đâu tới, ta phải "biết mình, biết người" đã. Biết để học những gì mình còn thua người ta chứ không phải để tìm kẽ hở của người ta mà tấn công, như Tôn Tử đã dạy về binh pháp. Biết để cố gắng trau dồi những gì ta còn thiếu sót, còn thua người. Và biết để ta có cơ sở khi cảm thấy hãnh diện về người đồng hương, về các thành quả của đất nước.
Tóm lại, ta tự lực vươn lên cho bằng người. Đó là tự trọng. Không mặc cảm nữa.
Tự cường để hội nhập bình đẳng với thế giới.
Khi ta đã đạt được căn bản tự tin và tự trọng, lúc đó ta mới nên nói chuyện tự cường.
Tự cường là tin vào sức mạnh cùa chính mình, nhưng không tự kiêu, không tự mãn, không lạm dụng sức mạnh đó. Ngược lại, ta cũng không để cho ai bắt nạt ta, không cho ai lừa dối ta, không cho ai đô hộ ta lần nữa.
Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ ràng hai lĩnh vực công và tư. Trong đời tư, ai cũng có quyền, và nhiều khi cũng nên, "xí xóa" với bạn bè, "thông cảm" với bà con trong họ, hoặc "chín bỏ làm mười" với người mình yêu.
Nhưng trong việc "công", quyền lợi của dân tộc, toàn vẹn của đất nước, việc bảo vệ cái "gia tài của mẹ" như tên của Trịnh Công Sơn đã đặt, chúng ta không ai có quyền "lấy chín làm mười" được. Trong lĩnh vực chung của đất nước, "Chín" chỉ là chín; không thể nào là mười được.
Xưa kia, đối mặt với kẻ thù, Việt Nam ta thường chỉ là "một chọi một", không có ai giúp, không có đồng minh. Nhưng sang thế kỷ này, với bao nhiêu tổ chức quốc tế --từ Liên hiệp quốc, Tổ chức Thương mại QT, hay IMF, Ngân hàng Thế giới... cho đến các tòa án QT, các liên minh kinh tế, chính trị, văn hóa...-- và phương tiện truyền thông lập tức và toàn cầu, ta có thể có đồng minh, có bạn, hay ít nhất có những người, những quốc gia có cảm tình với ta.
Thêm bạn bớt thù.
Đây mới chính là mục đích của "hội nhập thế giới" vì những phương châm bên trên chỉ là phương tiện để đạt cứu cánh chiến lược này.
Một câu nói từ thời còn trung học vẫn làm tôi nhớ mãi, và càng ngày càng thấy "có lý": No man is an island (không ai là một hải đảo.) Trong thế kỷ này, ta có thể thêm tí mắm muối: "No country is an island" (Không có quốc gia nào là một hải đảo.)
Và quả thật như vậy. Bạn cứ tưởng tượng xem thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu Mỹ lại đổ quân xâm chiếm Philippines như hồi năm 1898, hoặc Liên Xô "tái lập trật tự" ở Hungary năm 1956? Điều tương tự cũng xảy ra trong trường hợp Nga ở Afghanistan và mới đây như Mỹ ở Iraq.
Ngược lại, trong cuộc chiến chống xâm lược Mỹ, bộ đội Bác Hồ được sự ủng hộ mạnh mẽ của các phong trào phản chiến trên khắp thế giới. Chính sách kỳ thị chủng tộc của Nam Phi bị đánh bại phần lớn cũng do sự tẩy chay của gần hết các quốc gia trên thế giới, dẫn đến việc Nam Phi phải thả lãnh tụ Nelson Mandela...
Chúng ta không còn cô độc như xưa nữa. Ở một tầm mức nào đó, chúng ta có đồng minh khi ta có chính nghĩa. Trong bối cảnh mới này, chiến lược căn bản của nước ta là "thêm bạn, bớt thù." Ta không xâm phạm quyền lợi của ai và ta cũng không để ai xâm phạm quyền lợi của mình. Ta đối xử với mọi người, mọi nước trong tình thân hữu, trên căn bản bình đẳng và công lý. Và ta dùng văn hóa là đầu mối để thêm bạn vì chỉ có văn hóa mới bền vững và không gây thù oán.
Chính trị và quân sự chỉ là nhất thời; khi ta thua thì ta thiệt thòi, mà khi ta thắng, ta cũng gieo hạt giống để đối phương tìm cách trả thù. Kinh tế còn trồi sụt nhanh hơn nữa; như ta đang thấy trên khắp thế giới. Hơn nữa, mục đích của kinh tế là làm giàu cho người đầu tư và thương gia chứ không nhất thiết cho đất nước, cho cộng đồng, nên người làm kinh tế thường phải dùng những chiến thuật đạt được tư lợi hơn là phục vụ đồng loại. Và vì hoàn cành phải cạnh tranh này, thương gia nhiều khi phải coi các đồng nghiệp là "đối phương" hơn là thân hữu.
Chỉ có văn hóa là trường tồn. Văn hóa thường không gây thù oán, không làm ai mất thể diện; ngược lại văn hóa thường làm cho ta thoải mái hơn, vui hơn, và từ đó ta cũng dễ chấp nhận người làm văn hóa.
trong thời chiến tranh lạnh hơn nửa thế kỷ trước, dân chúng ở Đông Âu và ngay ở Liên Xô vẫn thưởng thức nhạc Jazz của Mỹ và vẫn ham mộ Louis Armstrong hay Ella Fitzgerald.
Trước đó, ở Việt Nam, mặc dù là chúng ta kháng chiến chống Pháp đến cùng nhưng giới trí thức trong nước vẫn đọc thơ Verlaine, Apollinaire hay ngâm nga những bài hát do Piaf, Trenet phổ biến. Nên ta có thể tin rằng một câu thơ của Pushkin, một khúc nhạc Beethoven, hay một điệu Rối Nước... sẽ vẫn được trân trọng và yêu quí hàng nghìn năm nữa.
Vũ Đức Vượng Tuần Việt nam nét.
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012
Hội nghị tuyên truyền phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy năm 2012 Thành phố Bắc giang.
Sáng 23/10 Hội CCB thành phố tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy năm 2012 cho Hội viên Hội CCB phường Thọ Xương. Đến dự hội nghị có đồng chí Thượng tá Vương Thế Hiệp- Phó Trưởng phòng xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ, Công an tỉnh; đ/c Vũ Văn Tài - Hội CCB tỉnh, đ/c Nguyễn Văn Sâm, Phó Chủ tịch Hội CCB thành phố cùng 120 hội viên Hội CCB phường Thọ Xương.
Hội nghị đã được nghe đồng chí Vương Thế Hiệp thông báo về tình hình chung của các loại tội phạm, trong đó có tội phạm về ma túy cả nước ta và tỉnh Bắc Giang hiện nay. Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được nắm về những thủ đoạn hoạt động của một số tội phạm thường xảy ra hiện nay cũng như biện pháp phòng ngừa, phát hiện tốt giác tội phạm như: thủ đoạn của tội phạm giết người, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt cóc trẻ con…Ngoài ra hội nghị cũng nêu ra những vẫn đề cơ bản về tệ nạn xã hội như tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy cùng một số biện pháp phòng ngừa các tệ nạn này. Đặc biệt tại Hội nghị, đã thông qua nội dung quan trọng về Luật phòng chống ma túy bao gồm 8 chương. Trong đó nhấn mạnh tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Qua đó giúp cho toàn xã hội có cái nhìn tổng quát sâu hơn về tác hại của ma túy đem lại và có biện pháp để phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy hiện nay.
Hội nghị tuyên truyền lần này chính là dịp để lực lượng CCB của thành phố nói chung và CCB phường Thọ Xương nói riêng tiếp tục chung tay vào cuộc, cũng như tuyên truyền tới mọi người dân về tác hại của ma túy. Qua đó nhằm góp phần đấu tranh, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt trong đó có tệ nạn về ma túy./.
Hội trường UBND phường nơi diễn ra hội nghị . |
Hội nghị đã được nghe đồng chí Vương Thế Hiệp thông báo về tình hình chung của các loại tội phạm, trong đó có tội phạm về ma túy cả nước ta và tỉnh Bắc Giang hiện nay. Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được nắm về những thủ đoạn hoạt động của một số tội phạm thường xảy ra hiện nay cũng như biện pháp phòng ngừa, phát hiện tốt giác tội phạm như: thủ đoạn của tội phạm giết người, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt cóc trẻ con…Ngoài ra hội nghị cũng nêu ra những vẫn đề cơ bản về tệ nạn xã hội như tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy cùng một số biện pháp phòng ngừa các tệ nạn này. Đặc biệt tại Hội nghị, đã thông qua nội dung quan trọng về Luật phòng chống ma túy bao gồm 8 chương. Trong đó nhấn mạnh tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Qua đó giúp cho toàn xã hội có cái nhìn tổng quát sâu hơn về tác hại của ma túy đem lại và có biện pháp để phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy hiện nay.
Hội nghị tuyên truyền lần này chính là dịp để lực lượng CCB của thành phố nói chung và CCB phường Thọ Xương nói riêng tiếp tục chung tay vào cuộc, cũng như tuyên truyền tới mọi người dân về tác hại của ma túy. Qua đó nhằm góp phần đấu tranh, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt trong đó có tệ nạn về ma túy./.
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
Muốn liêm chính cũng khó!
Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới WB thí điểm đưa Chương trình phòng chống tham nhũng và liêm chính công vào trường học tại trường dân tộc nội trú Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Tại đây nhà trường công khai cho học sinh thực hành kiểm tra hóa đơn mua thực phẩm phục vụ bếp ăn, kiểm tra việc mua vật tư vật liệu sửa chữa trường lớp... Qua đó học sinh làm quen với việc giám sát minh bạch liêm chính công và bước đầu có kỷ năng kiểm tra. Những học sinh này lớn lên sẽ làm việc trong các cơ quan công quyền rất cần làm quen với minh bạch và liêm chính công. Đây là hướng đi đúng cần ghi nhận và nhân rộng.
Trước đây cũng đã từng có sáng kiến tổ chức cuộc thi ''Học sinh - Sinh viên và Trung thực: Được gì và Mất gì''. Cuộc thi có mục tiêu ghi nhận những nỗ lực của thanh niên trong việc phát hiện và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. Cuộc thi do Câu lạc bộ FACE (Vì một nền giáo dục trong sạch) của trường Đại học Hoa Sen, TP HCM, tổ chức dưới sự tài trợ của tổ chức Hướng tới Minh bạch.
Các bạn sinh viên chia sẻ: ''Rất khó để có thể ''liêm chính'' trong một môi trường đã quá tràn lan tệ nạn ''đi thầy''. Mọi người không ai là không làm như vậy trừ mình ra và mình có thể bị coi là khác người''.
Người khác thì nói: ''Sinh viên ngày nay rất thực dụng về việc phân chia quỹ thời gian và sức lực. Nếu những kiến thức và kỹ năng được dạy ở trường không đủ để họ tìm một công việc trong tương lai, họ có thể sẽ chọn cách gian dối để được điểm tốt mà không phải mất nhiều công sức. Những sinh viên đó cũng có thể sẽ gian dối trong công việc sau này khi ra trường''
Theo thông tin, có đến 38% số thanh niên được hỏi cho rằng họ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường/công ty tốt, tỉ lệ với những người lớn được hỏi là 43%.
Rất nhiều người cho rằng việc tố cáo tham nhũng không có tác dụng, hoặc cho rằng "đó không phải là việc của tôi".
Theo chuyên gia nghiên cứu về thanh niên, điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là "kẻ ngốc". Ông cho rằng thanh niên không có lỗi khi suy nghĩ như vậy mà trách nhiệm thuộc về xã hội, thuộc về các cơ chế tạo ra sự giả dối.
Vậy thanh niên chúng ta hiện nay đang sống trong mội trường xã hội nào? Đang bị cơ chế gì chi phối?
Chia sẻ về ý kiến này của chuyên gia, tôi rất bức xúc và trăn trở với nạn chạy chức, chạy quyền ở xã hội ta. Có thể nói chạy chức, chạy quyền đã trở thành một thứ "văn hóa" không mong muốn trong xã hội. Đây thật sự là một nguy cơ lớn!
Một em bé còn nằm trong bụng mẹ dù chưa biết gì nhưng cũng phải chứng kiến nạn chạy: bố mẹ em bé phải chạy để được vào một chỗ sinh tốt. Em bé ra đời thì bố mẹ lại chạy trường tốt, thậm chí chạy vào đại học tốt. Rồi sau khi ra trường lại chạy chọt để được vào chỗ làm tốt. Lúc đã trưởng thành bản thân người này cũng đã hình thành thứ "văn hóa chạy" từ gia đình, và lại tiếp tục sống với thứ "văn hóa" đó.
Có thể liệt kê vô số hành vi chạy: chạy chức, chạy quyền, bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, chạy bầu cử, chạy dự án, chạy kinh phí, chạy chỗ làm, chạy tuổi, chạy thi, chạy học, chạy để được yên vị, chạy tội. Gần đây do chính sách đối với người nghèo thực hiện đem lại nhiều hiệu quả nên có chuyện nực cười "chạy nghèo"!... Nói chung cuộc sống có nhu cầu gì thì người ta đều chạy cả.
Chạy đã trở thành thói quen, tập quán cho nên nhiều việc đương nhiên được hưởng không cần cậy cục người ta vẫn cứ chạy vì nếu không chạy sẽ trở thành "kẻ hâm", "kẻ ngốc"!
Muốn xóa bỏ "văn hóa chạy", ta phải có luật lệ thủ tục minh bạch, rõ ràng; phải tạo cho được sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Và đặc biệt là cần xóa bỏ độc quyền ở một số ngành. Điều quan trọng nữa là ta phải triệt để xóa bỏ bao cấp.
Còn quá nhiều ngành được bao cấp hoặc mang tiếng là xóa bao cấp nhưng chỉ xóa... nửa vời. Chính cái nửa vời mập mờ này đã tạo ra kẽ hở cho các "cò" lợi dụng chạy.
Cuối cùng, xin muốn nói đến việc nâng cao đạo đức công chức. Đây không phải là giải pháp mà là lương tâm trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Không nên đổ lỗi cho cơ chế tiền lương mà quên đi trách nhiệm của mình.
Xin nhắc lại một câu nói của Bác Hồ: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". "Chạy" chính là tạo nên sự thiếu công bằng mà Bác Hồ đã từng nhắc nhở chúng ta.
Vấn đề là biện pháp đã có nhiều, nhưng thái độ cương quyết tuyên chiến thì hình như vẫn thiếu. Thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt các "cửa chạy" của mỗi người dù ở bất kỳ ở cấp nào, tổ chức nào, giờ đây là thước đo phẩm chất, lòng trung thành với chế độ, có lẽ chỉ cần như vậy là đủ.
Sự thờ ơ, tránh né không cương quyết tuyên chiến với tệ chạy, để nó nghiễm nhiên trở thành "chuyện thường ngày" của xã hội, một thứ phản văn hóa, làm mất đi truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, có thể coi thái độ như vậy là tội ác.
Có thời trên Tuổi Trẻ từng lên án mạnh mẽ thái độ sống "Mac kê nô" (mặc kệ nó). Giờ đây, đồng lòng cương quyết bịt "cửa chạy chức" trong tổ chức, cơ quan công quyền là thiết thực phòng chống tham nhũng, xây dựng liêm chính nói không với tệ giả dối, trả lại cho xã hội những giá trị đích thực chân, thiện, mỹ đang có nguy cơ bị đánh mất dưới con mắt và tâm hồn lớp trẻ.
Tác giả :Diệp Văn Sơn .
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012
Đại hội Hội CCB tỉnh Bắc Giang lần thứ V
Ngày 20 và 21-9, Ban Chấp hành (BCH) Hội CCB tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2012- 2017. Đến dự có các đồng chí: Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Thanh Quất, nguyên Uỷ viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Bắc; Thân Văn Khoa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thiếu tướng Trần Xuân Quang, Phó Chính uỷ Quân khu I; Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lẵng hoa chúc mừng.
BCH Hội CCB tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2012-2017 ra mắt Đại hội.
Dự Đại hội còn có đại biểu mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVTND, tướng lĩnh đã nghỉ hưu trên địa bàn; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành uỷ, huyện uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ; đại diện Hội CCB thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cùng 243 CCB, đại diện gần 95 nghìn hội viên CCB trong tỉnh...
Năm năm qua, Hội CCB tỉnh đã giữ vững và phát huy tốt bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", vững vàng, kiên định, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiệm vụ toàn diện, đồng đều từ tỉnh đến cơ sở, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội CCB tỉnh lần thứ IV đề ra. Nổi bật là tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN; phong trào hội viên giúp nhau làm kinh tế, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả cao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT- XH của tỉnh đề ra.
Bên cạnh đó, tổ chức hội cũng tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, đối ngoại nhân dân, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn; triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch của T.Ư và tỉnh về công tác CCB, hội CCB...
Với những thành tích xuất sắc đó, Hội CCB tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất...
Tuy nhiên, hoạt động của Hội còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như việc nắm bắt tư tưởng hội viên có lúc, có nơi chưa kịp thời; công tác phát triển hội viên ở một số cơ sở chưa được quan tâm; hoạt động của nhiều hội cơ sở chưa hiệu quả...
Nhiệm kỳ 2012-2017, Đại hội Hội CCB tỉnh Bắc Giang đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục vận động hội viên đoàn kết, tích cực tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ nhân dân; nâng cao ý thức tự lực, tự cường giúp nhau giảm nghèo nhanh và bền vững; duy trì và mở rộng hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, đối ngoại nhân dân, xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho hội viên, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội V Hội CCB Việt Nam.
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ nhiệt liệt biểu dương những thành tích hội CCB các cấp trong tỉnh đạt được nhiệm kỳ qua, nhất là hiệu quả to lớn trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ; phong trào CCB giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tại Đại hội, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng yêu cầu các cấp hội CCB trong tỉnh tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên. Chú trọng hoạt động thông tin, thời sự chính trị trong tỉnh, trong nước và quốc tế, giúp CCB hiểu sâu, nắm chắc tình hình, rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, đề cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, diễn biến hoà bình của các thế lực thù định, bảo vệ Đảng, chính quyền. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua CCB giúp nhau làm kinh tế, phát huy bản chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" trong sản xuất, kinh doanh; khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mỗi CCB không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đi đầu trong thực hiện các cuộc vận động, nỗ lực chung tay xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư...
Đại hội đã bầu 21 đồng chí uỷ viên BCH Hội CCB tỉnh khoá V, nhiệm kỳ 2012- 2017; 9 đại biểu dự Đại hội cấp trên. Ông Nguyễn Xuân Khởi, nguyên Chủ tịch Hội CCB tỉnh khoá IV tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội CCB tỉnh khoá V, nhiệm kỳ 2012- 2017.
BCH Hội CCB tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2012-2017 ra mắt Đại hội.
Dự Đại hội còn có đại biểu mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVTND, tướng lĩnh đã nghỉ hưu trên địa bàn; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành uỷ, huyện uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ; đại diện Hội CCB thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cùng 243 CCB, đại diện gần 95 nghìn hội viên CCB trong tỉnh...
Năm năm qua, Hội CCB tỉnh đã giữ vững và phát huy tốt bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", vững vàng, kiên định, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiệm vụ toàn diện, đồng đều từ tỉnh đến cơ sở, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội CCB tỉnh lần thứ IV đề ra. Nổi bật là tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN; phong trào hội viên giúp nhau làm kinh tế, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả cao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT- XH của tỉnh đề ra.
Bên cạnh đó, tổ chức hội cũng tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, đối ngoại nhân dân, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn; triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch của T.Ư và tỉnh về công tác CCB, hội CCB...
Với những thành tích xuất sắc đó, Hội CCB tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất...
Tuy nhiên, hoạt động của Hội còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như việc nắm bắt tư tưởng hội viên có lúc, có nơi chưa kịp thời; công tác phát triển hội viên ở một số cơ sở chưa được quan tâm; hoạt động của nhiều hội cơ sở chưa hiệu quả...
Đại biểu về dự đại hội . |
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ nhiệt liệt biểu dương những thành tích hội CCB các cấp trong tỉnh đạt được nhiệm kỳ qua, nhất là hiệu quả to lớn trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ; phong trào CCB giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tại Đại hội, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng yêu cầu các cấp hội CCB trong tỉnh tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên. Chú trọng hoạt động thông tin, thời sự chính trị trong tỉnh, trong nước và quốc tế, giúp CCB hiểu sâu, nắm chắc tình hình, rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, đề cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, diễn biến hoà bình của các thế lực thù định, bảo vệ Đảng, chính quyền. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua CCB giúp nhau làm kinh tế, phát huy bản chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" trong sản xuất, kinh doanh; khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mỗi CCB không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đi đầu trong thực hiện các cuộc vận động, nỗ lực chung tay xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư...
Đại hội đã bầu 21 đồng chí uỷ viên BCH Hội CCB tỉnh khoá V, nhiệm kỳ 2012- 2017; 9 đại biểu dự Đại hội cấp trên. Ông Nguyễn Xuân Khởi, nguyên Chủ tịch Hội CCB tỉnh khoá IV tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội CCB tỉnh khoá V, nhiệm kỳ 2012- 2017.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012
Khi danh không chính…
(VOV) - Dư luận xã hội gần đây có nhắc đến một số blog dấu mặt, che dấu tung tích chuyên bàn luận chuyện chính trị, lành ít, dữ nhiều…
Cần một lần nữa khẳng định rằng: Nhà nước Việt Nam không cấm đoán, ngăn cản việc cá nhân hay tổ chức mở các blog, các trang web nhằm mục đích cung cấp thông tin, bàn luận, bày tỏ chính kiến, chia sẻ quan điểm về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật…
Nhà nước ta không ngăn cấm cá nhân sử dụng internet nhằm tìm kiếm, trao đổi thông tin,
Nhà nước ta cũng không ngăn cấm cá nhân sử dụng internet nhằm tìm kiếm, trao đổi thông tin, đáp ứng nhu cầu thỏa mãn thông tin chính đáng của mỗi người.
Đảng, Nhà nước, tổ chức mặt trận luôn hoan nghênh mọi cá nhân, tổ chức hiến kế giải bài toán quốc kế dân sinh những khi đất nước gặp khó khăn; khuyến khích mọi công dân có những ý kiến đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, kể cả những ý kiến phản biện, đa chiều…
Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của hệ thống blog, trang web, báo điện tử ở nước ta trong những năm qua, đặc biệt là trong vòng một vài năm lại đây, cho thấy hiện tượng bùng nổ thông tin ở Việt Nam là chuyện có thật.
Tốc độ phát triển nhu cầu khai thác, sử dụng internet của người dân mỗi năm một tăng cao, càng khẳng định thực tế này. Tính dân chủ, cởi mở trong thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và hướng thiện.
Nhưng, cũng nên nghiêm túc và khách quan nhìn nhận, đã có nhiều trường hợp lợi dụng không khí đổi mới, cởi mở để thực hiện các hoạt động phi pháp, thiếu thiện chí, thậm chí chống đối, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại Đảng, Nhà nước.
Dư luận xã hội gần đây có nhắc đến một số blog chuyên bàn luận chuyện chính trị, lành ít, dữ nhiều, với những ngờ vực, băn khoăn.
Một là, những blog này không ghi địa chỉ, không có ban biên tập, không người chịu trách nhiệm. Người ta cũng không thể biết họ là một cá nhân hay một nhóm người; ở trong nước hay ở nước ngoài… Như thế là chủ nhân các blog này cố tình dấu mặt, che dấu tung tích, là không chính danh. Danh không chính thì làm sao ngôn thuận?
Hai là, những thông tin mà các blog này cung cấp đều không được kiểm chứng, không rõ nguồn. Nếu có trích dẫn nguồn thì cũng thêm bớt, cắt xén. Nguyên tắc đạo đức hàng đầu của người làm báo là phải thể hiện trách nhiệm với công chúng bằng việc cung cấp thông tin phải có nguồn, thông tin phải được kiểm chứng, không chấp nhận kiểu hoang truyền, loan truyền “thông tấn vỉa hè”, tin thì tin, không tin thì thôi, rất vô trách nhiệm.
Ba là, những thông tin từ các blog này đánh vào sự hiếu kỳ của người đọc, khai thác sâu quan hệ nội bộ của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là lãnh đạo cao cấp, với những chi tiết, sự kiện không kiểm chứng, mang dụng ý xấu. Họ xoi mói, bới móc cả chuyện cá nhân, dựng chuyện với lời lẽ châm chọc, đụng chạm đến quyền tự do cá nhân của người khác.
Bốn là, cách cung cấp thông tin của những chủ nhân blog này là vô cùng ác ý. Nguồn thông tin không minh bạch, đã đành, họ còn kết nối nhiều sự kiện với nhau rồi quy kết, suy diễn, hướng người đọc hiểu theo cách hiểu của họ, thật giả không biết đâu mà lần. Cách thông tin này chẳng khác cầm bùn ném vào người khác, khiến những người vô can cũng dính bùn.
Nhưng ác hiểm hơn, các blog này với những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, cố tạo ra bức tranh đời sống chính trị của đất nước giai đoạn hiện nay vô cùng tiêu cực. Họ cố tình làm cho người đọc có cảm tưởng nội bộ lãnh đạo cao cấp đang chia rẽ sâu sắc, làm cho người đọc hoài nghi, chán ghét, từ đó kích động từ bỏ thể chế…
Bằng phương tiện công nghệ hiện đại của thời đại, lợi dụng tự do ngôn luận, những chủ nhân các blog này đang làm cái việc mà một thời chúng ta từng nghe, ấy là“chuyển lửa về quê nhà”, thúc đẩy cái gọi là "diễn biến hòa bình", kích động lật đổ chế độ.
Rõ ràng các blog này đã danh không chính, ngôn không thuận; nội dung các blog này hoàn toàn đi ngược với tôn chỉ, mục đích cao cả của truyền thông. Chủ nhân các blog này đã đi quá xa. Họ đã tự đánh rơi cái chiêu bài “yêu nước”, hiện nguyên hình là những kẻ thù địch với dân tộc Việt Nam./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)