Ông không phải là bố tôi là vở kịch mà các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội vừa biểu diễn thành công tại Liên hoan Sân khấu Lưu Quang Vũ. Xót xa, đắng cay là những gì mà khán giả cảm nhận được từ thực tế phũ phàng mà vấn đề vở kịch đã đề cập tới, những chuyện này thực tế đang diễn ra và là nỗi âm ỉ, nhức nhối đối với tất cả những con người sống có lương tri. Vở kịch đan xen quá khứ với hiện tại, giữa những điều vụ lợi và cả thói mưu toan của chính những người thân trong gia đình, đến độ phủ nhận “Ông không phải là bố tôi”. Nội dung vở kịch: Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông Lại Văn Ủng phải thay tên đổi họ, ông Ủng sợ sự liên lụy bởi lai lịch của bố vợ nên đã ruồng rẫy chính vợ và con trai của mình. Chính bởi vậy nên nỗi tổn thương trong trái tim của cậu bé Thiết, con trai của ông Ủng, ngày nào giờ trở thành nỗi hận thù sâu sắc. Sau khi mẹ mất, anh Thiết đã mời bố về ở chung nhưng là để lợi dụng từ chính những mối quan hệ của bố với các cán bộ lão thành. Điều trớ trêu là ông Ủng về già lại “đổ đốn” phải lòng người đàn bà xảo trá tên Lài. Mụ Lài đã cấu kết với đám thanh niên xấu hòng chiếm đoạt ngôi nhà của bố con anh Thiết. Còn Tân, con trai của anh Thiết và là cháu đích tôn của ông Ủng đã bất đắc dĩ trở thành người chứng kiến tất cả những âm mưu toan tính và các hành động tệ bạc của chính người thân trong gia đình. Và cuối cùng chính Tân lại là người thức tỉnh và là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Ông không phải là bố tôi là một bài học sâu sắc về quy luật nhân – quả và dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ, tác phẩm ấy vẫn có sức sống lâu bền, có khả năng thức tỉnh lương tri và chuyên chở những giá trị nhân văn tốt đẹp.
Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn. Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Vở Kịch Ông Không Phải Là Bố Tôi Phần 1.
Ông không phải là bố tôi là vở kịch mà các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội vừa biểu diễn thành công tại Liên hoan Sân khấu Lưu Quang Vũ. Xót xa, đắng cay là những gì mà khán giả cảm nhận được từ thực tế phũ phàng mà vấn đề vở kịch đã đề cập tới, những chuyện này thực tế đang diễn ra và là nỗi âm ỉ, nhức nhối đối với tất cả những con người sống có lương tri. Vở kịch đan xen quá khứ với hiện tại, giữa những điều vụ lợi và cả thói mưu toan của chính những người thân trong gia đình, đến độ phủ nhận “Ông không phải là bố tôi”. Nội dung vở kịch: Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông Lại Văn Ủng phải thay tên đổi họ, ông Ủng sợ sự liên lụy bởi lai lịch của bố vợ nên đã ruồng rẫy chính vợ và con trai của mình. Chính bởi vậy nên nỗi tổn thương trong trái tim của cậu bé Thiết, con trai của ông Ủng, ngày nào giờ trở thành nỗi hận thù sâu sắc. Sau khi mẹ mất, anh Thiết đã mời bố về ở chung nhưng là để lợi dụng từ chính những mối quan hệ của bố với các cán bộ lão thành. Điều trớ trêu là ông Ủng về già lại “đổ đốn” phải lòng người đàn bà xảo trá tên Lài. Mụ Lài đã cấu kết với đám thanh niên xấu hòng chiếm đoạt ngôi nhà của bố con anh Thiết. Còn Tân, con trai của anh Thiết và là cháu đích tôn của ông Ủng đã bất đắc dĩ trở thành người chứng kiến tất cả những âm mưu toan tính và các hành động tệ bạc của chính người thân trong gia đình. Và cuối cùng chính Tân lại là người thức tỉnh và là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Ông không phải là bố tôi là một bài học sâu sắc về quy luật nhân – quả và dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ, tác phẩm ấy vẫn có sức sống lâu bền, có khả năng thức tỉnh lương tri và chuyên chở những giá trị nhân văn tốt đẹp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)