Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Chiến tranh Tống - Việt năm 981

Dường như các thày phong thủy, tướng số, tử vi của Trung Quốc quên đọc lại lịch sử, nên đã phạm một sai lầm cực lớn khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm ở biển Việt Nam, vì năm 981 chính là năm Lê Hoàn (Lê Đại Hành) nhà Tiền Lê phá tan quân Tống xâm lược.
Chiến tranh Tống - Việt năm 981
                   
Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống

 Đọc chi tiết ở đây :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_T%E1%BB%91ng_-_Vi%E1%BB%87t,_981

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Tuyển tập những ca khúc hay hát về Hoàng Sa - Trường Sa -




Danh Sách Bài Hát: 
00:00 Bâng Khuâng Trường Sa 
04:40 Ầm Ầm Sóng Dậy Trường Sa Hoàng Sa
14:15 Gần Lắm Trường Sa
19:05 Lấy Lại Hoàng Sa Trường Sa
24:10 Trường Sa Đó Là Nhà 
28:10 Vì Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam
33:35 Tổ Quốc Nhìn Từ Biển 
37:55 Tiếng Gọi Non Sông
41:20 Nơi Đảo Xa
45:30 Người Việt Nam
49:50 Hành Trình Vì Biển Đảo Quê Hương
53:10 Dòng Máu Lạc Hồng
59:40 Đây Là Việt Nam
1:02:20 Bay Qua Biển Đông

---------------------------------------------------------------


Hổ thẹn tình đồng chí.

(Dân trí) - Ngày 24/5, Trung Quốc tăng tàu ở khu vực giàn khoan trái phép, cản phá quyết liệt từ vòng ngoài. Tàu của ta tiến vào tới 3,7 hải lý nhưng tàu Trung Quốc đâm va, phun nước làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng, 3 kiểm ngư bị thương .
Tàu Kiểm ngư Việt Nam theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan ở khoảng cách 5,5 – 6,5 hải lý để tuyên truyền, có lúc đã áp sát giàn khoan ở khoảng cách 3,7 hải lý.
Tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng mạnh, quyết liệt, tăng tốc độ ngăn cản và tăng phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước, ngăn cản ngay ở phạm vi cách gian khoan 10-12 hải lý.
Trung Quốc bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam, làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng ten, phần vỏ bị móp méo, 3 kiểm ngư viên của ta bị thương .
   

 Chưa bao giờ tình đồng chí làm cho chúng ta thấy hổ thẹn như những ngày này, khi các đồng chí Trung Quốc có hành vi cướp trời, cướp biển của ta.
Bao nhiêu năm, chúng ta bị ru ngủ bởi “16 chữ vàng” và “4 tốt”, để cho ông anh đồng chí bày hết trò này trống khác nhằm hãm hại cả dân tộc ta. Để đến hôm nay, những tên đồng chí khốn kiếp này xâm chiếm lãnh hải của ta, đánh đập ngư dân ta, đâm thủng tàu của ngư dân và cảnh sát biển Việt Nam…
Những kẻ lưu manh này nguy hiểm hơn bất kỳ kẻ thù nào, vì chúng là “đồng chí”!f
Thật đau lòng, và cũng rất nực cười, một quan chức cao cấp của ta phải gọi điện sang cho người đồng nhiệm Mỹ để “mách” về tội của những người đồng chí Trung Hoa, hòng tìm kiếm sự bênh vực.
Hãy hình dung: quý vị có một nhà hàng xóm từng coi nhau hơn cả anh em ruột. Quý vị đã bao năm vênh váo với những kẻ khác vì có một nhà hàng xóm như vậy. Rồi một hôm, quý vị phải gọi đến một thằng mà xưa nay quý vị tuyên bố nó là kẻ thù, để mách tội thằng hàng xóm kia. Quý vị có xấu hổ không?

           

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Màu “đồng chí”.

XUÂN DƯƠNG
Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài người nghiên cứu, chỉ có "Lịch sử" là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …
Không phải là thực dụng khi người ta nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ nhông?”
Gần hai ngàn năm trước, sau khi đem binh hùng tướng mạnh nhà Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu trống đồng của người Việt để đúc lên chiếc cột đồng với lời tuyên bố láo xược “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng mà đổ thì Giao Chỉ (Việt Nam cổ) sẽ bị diệt vong). 



Thời kỳ bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm tưởng chừng đã xóa tên nước Việt khỏi bản đồ thế giới, thế nhưng với bao cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, với ý chí độc lập không gì ngăn cản được, người Việt và nước Việt vẫn tồn tại và ngày càng mạnh mẽ. Hàng trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, kể cả nước Việt của Việt vương Câu Tiễn rốt cuộc cũng bị người Hán đồng hóa, chỉ còn lại hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc tức Việt Nam ngày nay.  
Theo triết lý của đạo Phật: “Trong sắc có không, trong không có sắc”, dù bị người Hán tìm đủ cách đồng hóa người, trong đêm dài nô lệ vẫn âm ỉ ngọn lửa hồng của niềm tin vào một ngày đất nước sạch bóng ngoại bang. Lòng yêu nước, của ý chí tự cường là di sản mà tổ tiên để lại đã thấm vào máu người Việt từ thủa khai sơn, lập quốc. 
Khi vua Minh Chu Do Kiểm (tức Sùng Trinh) ngạo mạn ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc xanh) với phái bộ sứ thần nước Việt thì Thám hoa Giang Văn Minh, dẫn đầu phái bộ đã kiêu hãnh đáp: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa  máu vẫn loang đỏ). 
Điểm lại đôi nét lịch sử giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc để thấy, vấn đề xuyên suốt mấy nghìn năm qua là Trung Quốc luôn muốn bành trướng xuống phía nam, luôn muốn Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc, chí ít cũng trở thành chư hầu nghe theo lời chỉ bảo của Trung Quốc. 
Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt chính trị, kinh tế, xã hội…  Điều này có vẻ đúng trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí”  thường là màu đỏ. 
Trong cái đỏ nhiệt huyết, đỏ cách mạng, người ta vẫn thấy cái vằn đỏ trong ánh mắt của “đồng chí” phương Bắc, “màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt ở biên giới Tây Nam do bọn Pôn Pốt gây ra dưới sự giật dây của “đồng chí”, là máu của hàng vạn chiến sĩ chúng ta đã đổ trong cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 mà các “đồng chí” khoe là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau năm 1979, màu “đồng chí” lúc vàng lúc xanh, vàng vì hàng ngày, hàng giờ khắp núi rừng biên giới không lúc nào bình yên, hết cột mốc bị dịch chuyển, đến tung tiền mua rễ cây, lá cây  khiến cây vàng lá chết lụi. Xanh vì hàng trăm hecta rừng biên giới được thuê làm gì không biết, xanh vì những lồng bè rình rập trên sóng biển Nha Trang khi bị phát hiện thì “đồng chí” vội bỏ chạy về nước.
Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông, màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi thường đạo lý.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng “người Trung quốc không có gen xâm lược”? Quả đúng như vậy, tập hợp toàn bộ tinh hoa của nhân loại để phân tích bản đồ gen người cũng không tìm được “gen xâm lược”. Thế mới thấy sự thâm trầm của người mà ta ngộ nhận là “đồng chí”. Ông Tập Cận Bình không dại gì mà nói rằng Trung Quốc không hề mang quân đi xâm lược nước khác, nói thế thiên hạ không cười trước mặt thì cũng cười sau lưng. 
Người ta không khỏi thắc mắc Tôn Tử viết binh pháp để làm gì? Phải chăng binh pháp Tôn Tử chỉ để dành cho người Hoa đánh lẫn nhau? Những đạo quân Trung Quốc từ đời Hán, Đường đến đời “đồng chí” tấn công Việt Nam không với mục đích xâm lược thì vì mục đích gì?
Trong số 10 vị nguyên soái khai quốc công thần của Trung Quốc, chín người đã nhận cái chết một cách buồn thảm chưa kể Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Đối đãi với đồng chí trong nước còn như thế thì người ta còn ngại gì với các “đồng chí” nước ngoài?
Suy cho cùng, sự thị uy, ra oai của các con thú to với bầy thú nhỏ cũng là điều bình thường trong thế giới động vật. Những loài nhỏ bé cần có vũ khí tự vệ để không bị tiêu diệt, quan trọng không phải là sức mạnh, loài gấu to là thế chỉ bị vài con ong bé tẹo đốt là phải bỏ chạy.  
Trong thế kỷ 20, không có bất kỳ dân tộc nào như người Việt đã phải cầm súng chiến đấu với bốn kẻ địch mạnh nhất thế giới là Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Sự tôi luyện trong chiến tranh khiến người Việt không biết sợ bọn xâm lược, tuy nhiên sự cảnh giác không bao giờ thừa. Các nước lớn luôn có những thỏa thuận trên lưng nước nhỏ, trước kia người ta mong chúng ta cứ đánh nhau với Mỹ càng lâu càng tốt, ngày nay nhiều nước lại muốn chúng ta đánh nhau với Trung Quốc. Những lời hứa, những sự mách nước đều xuất phát từ quyền lợi của chính họ, nếu chiến tranh nổ ra bên thứ ba mới là kẻ hưởng lợi.


Người Việt cần một trái tim nóng trong cái đầu lạnh, chỉ cần biển Đông không yên ổn, dòng hàng hóa bị tắc nghẽn thì nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, đó mới là điều mà chúng ta cần quan tâm để bảo vệ tổ quốc. Những biểu hiện quá khích không phải là điều kẻ mạnh theo đuổi. 
Chúng ta không nhằm vào những người Trung Quốc làm ăn trên đất Việt nếu họ là người lao động bình thường, tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng không vơ đũa cả nắm như người nào đó rằng “người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Đa số người dân lao động Trung Quốc cũng đang bị lừa bịp, bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, họ không đáng bị ghét, đương nhiên bọn do thám, gián điệp, bọn làm ăn phi pháp thì phải nghiêm trị. 
Kinh dịch của người Trung Quốc coi số chẵn là số tử, đặc biệt là số 4 ứng với bước tử trong tiến trình “sinh, lão, bệnh, tử”, vì lẽ đó người ta không làm bậc cầu thang chia hết cho 2 hoặc cho 4. Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc từng dựa vào “16 chữ vàng” và “4 tốt”, xem ra cả hai con số này đều rơi vào bước tử, chúng ta chẳng trông mong được gì vào cái khẩu hiệu mà người ta vẽ ra nhằm che mắt kẻ khờ. Nếu cần phải chọn, hãy chọn số 9, đó là nơi thượng đế ngự trị (9 tầng mây) đó chính là 9 từ trong lời dạy của Cụ Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã đến lúc, chúng ta nên tự hỏi sau màu đen, màu “đồng chí” sẽ là màu gì? Hãy sòng phẳng với họ và cũng sòng phẳng với dân để tránh ảo tưởng về một người bạn đang thủ dao găm trong túi.
Nếu phải đối đầu trong cuộc chiến, người Việt sẽ không rút gươm trước kẻ thù nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng./.
Nguồn    http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Mau-dong-chi-post144700.gd

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Ông cha ta khôn khéo nhưng chưa bao giờ yếu hèn

Lòng yêu nước khi Tổ quốc nguy biến:
Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài giảm
Chúng ta nuôi dưỡng lòng yêu nước trong nhân dân bằng cái gì? Bằng chính sự bảo vệ, che chở mà Nhà nước dành cho người dân, bằng cách tạo dựng lòng tin của nhân dân vào chính quyền, bằng cách tạo dựng cho họ một cuộc sống tốt đẹp và bình yên hơn mỗi ngày; bằng chính sự tôn trọng lòng yêu nước của từng người công dân Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất này. Lúc giữ được lòng dân là lúc nội lực đất nước mạnh nhất. Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài sẽ giảm đi rất nhiều.
Có người cho rằng quyền yêu nước là của riêng ai đó, hay nghĩ rằng họ biết yêu nước hơn người khác. Nói như vậy, xã hội sẽ rất dễ bị phân tán... Trong lúc đất nước cần đồng lòng, việc coi nhẹ lòng yêu nước của người có quan điểm khác với mình là sai lệch vô cùng.
Nếu cứ khi đất nước lâm nguy, chúng ta mới nhờ cậy vào lòng yêu nước thì điều đó rất không đúng và mọi sự có thể sẽ quá muộn màng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng ta đã từng thắng một đế quốc hùng mạnh như nước Mỹ và giành chiến thắng ở những cuộc chiến xâm lược phương Bắc khác thì chúng ta sẽ đương nhiên thắng trong những cuộc chiến tranh sau này - đó sẽ là ý nghĩ cực kỳ sai lầm.
Trên thế giới, người ta đã chứng kiến rất nhiều quốc gia ở thời điểm này đang tan rã, chứ không phải thời điểm nào khác - một thời điểm mà tưởng chừng như thế giới đang yên ổn nhất khi mà lợi ích của các quốc gia đều có sự ràng buộc lẫn nhau. Không dễ gì một quốc gia có thể bị ảnh hưởng, bị chia cắt bởi một biến cố nào đó. Nhưng bằng cách này hay cách khác, nhiều quốc gia đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tan vỡ. Những bài học đó khiến chúng ta không thể chủ quan.
Hãy nhìn vào điều kiện thực tế bây giờ, lòng dân của chúng ta bây giờ, sức mạnh của Trung Quốc và phương tiện để thực hiện được ý muốn của Trung Quốc bây giờ đang ở một thời điểm hoàn toàn khác, để biết rằng chúng ta cần phải có những suy tính thật kỹ càng trong mỗi bước đi của mình.
Lịch sử chiến tranh của chúng ta đã chứng minh: vũ khí chưa bao giờ mang tính quyết định sự thắng bại của cuộc chiến. Chúng ta có tự tin vào sự đoàn kết của dân tộc lúc này hay không? Chúng ta có tự tin vào sức mạnh của đất nước trong một bối cảnh đang có rất nhiều khó khăn, mà không ít trong số đó do lỗi của chủ quan.
Có ý kiến cho rằng giờ không phải là thời dùng sức người cho những cuộc chiến tranh. Giờ là thời đại chiến tranh của vũ khí tối tân hiện đại. Nhưng nếu như thế, chẳng lẽ tất cả những quốc gia nhỏ bé sẽ rơi vào tay kẻ mạnh? Nếu nghĩ như thế, thì nghĩa là những người đó đã có tư tưởng chuẩn bị đầu hàng. Lịch sử của chúng ta đã chứng kiến những chiến thắng tưởng như phi lý nhưng lại rất hợp lý nhờ biết kết hợp sức mạnh chiến tranh toàn dân.
Chúng ta tin tưởng vào điều đó, song chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận tất cả những hiện thực đang diễn ra, cả những điều có thể khôn lường.
Người Việt Nam có câu "lá lành đùm lá rách". Nhưng những hiện tượng người Việt xấu xí vừa qua, nhìn rộng ra, những hiện tượng như vậy sẽ ít nhiều làm sứt mẻ lòng yêu nước nơi người dân.
Khi chúng ta nói đến lòng yêu nước, nói đến toàn vẹn lãnh thổ, nói đến sức mạnh dân tộc, chúng ta sẽ phải nhắc lại những điều nhỏ nhất: những người không biết động lòng trước những đau khổ của người khác, không biết xót xa cho sự bất hạnh của người khác, thì không thể nào chờ đợi tình yêu đất nước từ họ.
Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế đó, để kịp thay đổi những bất ổn trong cách tổ chức xã hội của chúng ta hiện nay, để không để mất đi thêm nữa thứ tài sản quý giá vô vàn ấy của dân tộc.
Tôi luôn tin, bất kể chuyện gì xảy ra, lòng yêu nước luôn luôn có trong tâm hồn mọi người Việt Nam, cũng như tôi vẫn tin rằng sức sống của dân tộc là mãi mãi. Chỉ có ở trong mỗi điều kiện, sự thể hiện và sự nhiều ít của tình yêu đó trong mỗi con người có thể khác nhau. Nếu như chúng ta biết cách để làm cho cuộc sống hài hoà hơn, thì lòng yêu nước đó không chỉ xuất hiện khi giặc đến nhà, mà nó sẽ thể hiện trong cả từng hành động nhỏ mỗi ngày.

Chúng ta không bao giờ châm ngòi cho một chiến tranh , nhưng bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ sống còn. 
       

Chúng ta đừng mơ hồ
Lịch sử đã chứng minh rằng, bất cứ lúc nào chúng ta yếu nhất, quân phương Bắc đều không bỏ lỡ cơ hội xâm lược; khi nào chúng ta tự mạnh lên được thì họ tự khắc sẽ phải e dè trong mỗi bước đi của mình.
Những ngày tháng 4 vừa qua, ta đã có hoạt động cầu siêu cho các liệt sĩ trong trận hải chiến. Nhưng sau 35 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, dường như ta vẫn chưa tôn vinh xứng đáng những người đã ngã xuống khi đó, bởi ta không muốn gợi lại để nhằm giữ tình hữu hảo.
Sự khôn khéo đã có từ đời ông cha mình. Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Cả thế giới biết rằng Nhật và Mỹ là đồng minh, nhưng không vì thế mà người Nhật tránh né việc tổ chức lễ tưởng niệm những nạn nhân chết vì bom nguyên tử của Mỹ hàng năm. Vì dù như thế nào đi chăng nữa, những việc đồng bào, chiến sĩ hi sinh vì bảo vệ đất nước thì phải được đất nước này công nhận một cách đàng hoàng.
Việc chúng ta tôn trọng những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, không có nghĩa là chúng ta thiếu đi sự tôn trọng cần có trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Mà trong suy nghĩ của tôi, nếu chúng ta không tôn trọng đồng bào của mình đầu tiên, thì sự tôn trọng dành cho quốc gia khác cũng là vô nghĩa.
Nhưng chúng ta đã im lặng hơn mức mà chúng ta nên có. Còn Trung Quốc ngược lại. Lần này, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của chúng ta, người dân cả nước nhất loạt đi biểu tình ở cả 3 miền. Mặc dù trước đó, trong những chuyện như vậy, ta vẫn ứng xử mềm mỏng.
Với vấn đề biển Đông, chúng ta đừng hy vọng quá nhiều vào sự giúp đỡ của các nước khác. Vì bất cứ quốc gia nào khác cũng sẽ đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của họ lên hàng đầu. Chúng ta hãy xác đinh tinh thần tự lực tự cường là chính. Tự chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề của mình.
Không đâu xa, Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những việc Trung Quốc giúp chúng ta có  sự chân thành ở trong đó, thể hiện ý nguyện và sự đồng thuận của nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng có cả sự toan tính về quyền lợi. Bất cứ thời điểm nào trong suốt quãng thời gian sát cánh bên chúng ta trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc chưa bao giờ quên đi lợi ích của họ.
Như truyền thông đã đưa tin, vào năm 1972, Trung Quốc đã bất ngờ bắt tay với Mỹ và quay lưng lại với chúng ta. Tôi vẫn còn nhớ bức tranh trên báo Nhân Dân năm 1972: Bàn tay của người Trung Quốc đã bắt lấy bàn tay của người Mỹ, và từ hai bàn tay đang bắt chặt đó những giọt máu chảy ra, biến thành bom đạn rơi xuống tấm bản đồ Việt Nam ở phía dưới.
Đã đến lúc cần những thay đổi trong cách ứng xử với người láng giềng.
Điều gì có thể khẳng định Trung Quốc sẽ không kéo giàn khoan vào sâu hơn nữa ở chỗ khác và điều gì khẳng định sẽ không chỉ có giàn khoan sau những bước đi này, ở những nơi sâu hơn nữa trong lãnh thổ nước ta. Vì theo như đường lưỡi bò mà TQ đang tuyên bố chủ quyền, thì lãnh thổ biển của TQ chỉ cách đất liền của chúng ta 12 hải lý và nơi mà chúng ta đang khai thác các nguồn tài nguyên biển bao đời nay là nằm trên đất Trung Quốc (!).
Chúng ta sẽ không bao giờ là người châm ngòi cho những cuộc đụng độ. Và chiến tranh là điều cuối cùng mà dân tộc này mong muốn. Những người Việt Nam đã đi qua chiến tranh như tôi hiểu và trân trọng hơn bao giờ hết hai chữ Hoà Bình.
Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng là nhiệm vụ sống còn của chúng ta - những chủ nhân thực sự của mảnh đất này. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể: tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tìm kiếm thêm những đồng minh trên biển Đông; Chúng ta có thể kiện ra Toà án Quốc tế nếu cần; Chúng ta phải làm cho đất nước mạnh lên, với việc đầu tiên là thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém và sửa chữa những yếu kém đó, để cả dân tộc có được sự gắn kết, sự tụ tâm trong bất cứ hoàn cảnh nào...
Tôi tin những việc làm cần thiết để bảo vệ chủ quyền của những người đứng đầu đất nước sẽ luôn có nhân dân đứng sau ủng hộ hết lòng. Dù vào bất kỳ thời nào, không bảo vệ được chủ quyền của đất nước đều là mang tội với thế hệ ông cha đã giữ mảnh đất này suốt mấy ngàn năm qua!

Lê Kiên Thành    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175861/ong-cha-ta-khon-kheo-nhung-chua-bao-gio-yeu-hen.html

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Hướng dẫn cấu hình modem TP-Link 8817 Vào mạng VNPT

Bước 1/ Login vào modem với địa chỉ 192.168.1.1 với username và password cùng là admin.
Bước 2/ Cấu hình modem TP-Link 8817
Chọn Quick Start 

 Chọn RUN WINZARD 

 Chọn Next để tiếp tục. 

Chọn Time Zone là GMT+07:00, nhấn Next để tiếp tục.

Chọn loại kết nối là PPPoE/PPPoA. Nhấn Next để tiếp tục. 

Nhập username và password truy cập dịch vụ ADSL do VNPT  cung cấp
VPI: 0   VPI : 35 
Connection Type là PPPoE LLC
Chọn Next để tiếp tục. 

Chọn Next để tiếp tục. 
Chọn Close để kết thúc quá trình cài đặt. 

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Các triều đại Trung quốc xâm phạm Việt Nam đều thất bại.

Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta.Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung quốc luôn bị đại bại thảm hại.
Biển Đông: Việt nam chỉ có một con đường
LTS: Mấy ngày qua, tình hình biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng bởi hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Sự kiện này đã đầy cao căng thẳng cho cả khu vực. Một lần nữa, bản chất của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán có từ hàng ngàn năm qua lại trỗi dậy.
Trước vấn đề thời sự đặc biệt nóng hổi này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trao với TS.Nguyễn Khắc Thuần, nguyên Viện Trưởng Viện Châu Á và hiện đang là Trưởng khoa Du Lịch và Việt Nam Học của trường đại học Nguyễn Tất Thành mong có cái nhìn bao quát lý giải cho sự kiện.


Chưa có triều đại nào của Trung quốc không xâm lược Việt nam
Trong lịch sử, nước ta đã rất nhiều lần bị phong kiến phương Bắc xâm lược. So với ta, Trung Quốc luôn là gã khổng lồ và hung hăng. Song điều kỳ diệu là dù chúng mạnh tới đâu, kết cục cũng bị thua. Tài liệu lịch sử trong và ngoài nước đều ghi rõ ràng như vậy. Theo ông, cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta ở đâu?
Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta. Họ đã dốc toàn lực để đánh, thậm chí còn kích động các lân bang đem lực lương phối hợp với họ để đánh.
Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại. Trung Quốc không chỉ đem binh hùng tướng mạnh, lương thực đầy đủ, vũ khí dồi dào và thuốc men chữa trị rất chu tất, hơn thế nữa, họ còn huy động trí tuệ của các nhà thông thái vào hàng bậc nhất của Trung Quốc để bày mưu tính kế đánh ta.
Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị diệt vong rất khó tránh khỏi nhưng về thực tiễn, nói theo cách của Quang Trung Nguyễn Huệ thì "ta đã đánh cho muôn đời biết rõ rằng nước Nam anh hùng là có chủ", "không phải hễ ai muốn vào cứ vào, ai muốn ra cứ ra".
Cội nguồn sức mạnh của chúng ta kết tinh ở ý thức đoàn kết keo sơn vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh giặc giữ nước. Giặc đến, Hoàng Đế và hoàng tộc ra trận, triều đình và văn võ bá quan ra trận, tất cả lực lượng vũ trang từ chính quy đến dân binh ra trận, người già ra trận, phụ nữ ra trận, trẻ em cũng ra trận...
Kẻ thù không phải chỉ đối đầu với các binh chủng chính quy bừng bừng khí thế mà thực sự chúng phải đối đầu với cả một dân tộc được tổ chức và động viên đến cao độ. Nhìn ở góc độ đó, chưa từng có lực lượng vũ trang nào trên hành tinh này lại hùng hậu như Việt Nam.
Trước thử thách lớn này, có lẽ tất cả chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".


To chưa chắc lúc nào cũng mạnh
Tương quan lực lượng đôi bên xưa và nay có khác nhau không? Có tài liệu nói thời Mãn Thanh, GDP Trung Quốc chiếm 45% GDP của thế giới nhưng Mãn Thanh vẫn đại bại thảm hại khi xâm lược nước ta. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào ?
Xét riêng về diện tích lãnh thổ, Việt Nam chỉ mới nhỉnh hơn nửa số lẻ của Trung Quốc một chút. Xét riêng về dân số, Việt Nam cũng chỉ mới nhỉnh hơn một phần tư số lẻ của Trung Quốc một chút. Dùng những con số đại như thế để so sánh, kẻ yếu bóng vía rất dễ bị choáng ngợp, rất dễ bị mất chí khí và không đủ tự tin đứng dậy chứ đừng nói đến hiên ngang cầm vũ khí ra trận!
Trung Quốc thời nào cũng có tiềm lực kinh tế mạnh hơn ta. Mãn Thanh tuy rất mạnh nhưng trong lịch sử, Trung Quốc mạnh nhất chính là thời nhà Nguyên. Bấy giờ, nhà Nguyên phủ kín từ Hắc hải đến Thái Bình Dương, còn Đại Việt ta chỉ mới có lãnh thổ nay đại để tương ứng với khu vực kéo dài từ Gio Linh của Quảng Trị ra đến hết miền Đông Bắc và dân số khoảng ba triệu người.
Châu Âu hoảng sợ, phần lớn châu Á bị tan hoang bởi vó ngựa hung hãn của đế quốc Mông Nguyên. Nhưng ba lần tràn sang, cả ba lần quân Mông Nguyên đều bị thất bại nặng nề; diễn đạt theo cách của cây bút Trương Hán Siêu thì "Đến nay nước sông vẫn chảy hoài, mà nhục quân thù không rửa hết"!
Tất nhiên Đại Việt may mắn có danh tướng Trần Hưng Đạo nhưng quan trọng hơn, giữ vai trò quyết định hơn chính vì Đại Việt là Đại Việt, một đất nước có truyền thống ngoan cường và bất khuất, đoàn kết trên dưới một dạ, đúng như lời Trần Hưng Đạo "Vua tôi đồng lòng, cả nước ra sức". Một khi sức mạnh tinh thần chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, không phương tiện khoa học kỳ diệu nào có thể cân đong đo đếm và dự báo chính xác được đâu.
Từ lịch sử, Việt Nam có thể rút ra kết luận hay quy luật gì trước mối họa từ phương Bắc mà cha ông ta bao đời đã chống trả thành công?
Ngay từ thời Tần Thủy Hoàng, những tư tưởng lớn của chiến lược bành trướng đã hoàn chỉnh, tất cả các triều đại sau đó của Trung Quốc gần như chỉ kế thừa và ứng dụng vào hoàn cảnh mới.
Ba tư tưởng lớn của chiến lược bành trướng tồn tại xuyên lịch sử Trung Quốc là : Viễn giao cận công (Xa thì giao hảo còn gần thì đánh), Tiền Nam hậu Bắc (Giải quyết các vấn đề ở phương Nam trước, giải quyết các vấn đề ở phương Bắc sau) và Tằm thực (Làm theo lối tằm ăn dâu. Bé nhỏ là con tằm mà ăn hết cả vườn dâu lúc nào không hay cũng chính là con tằm).
Cần chú ý rằng,  không phải Trung Quốc ráo riết thực hiện chiến lược bành trướng khi Trung Quốc mạnh nhất, ngược lại, có khi vì Trung Quốc đang gặp những bế tắc trong nội bộ. Bởi lẽ này họ thường khéo léo tìm cách dồn mâu thuẫn từ bên trong ra bên ngoài, gây hấn ở bên ngoài để cố gắng tập trung chú ý của dư luận bên trong.
Ngoài ra, hễ tình hình thế giới có những biểu hiện bất ổn, lập tức Trung Quốc sẽ lợi dụng để thị uy sức mạnh, nhằm tạo lợi thế cho mình. Cuối cùng, xin tóm lược di huấn của Trần Hưng Đạo là giặc ồ ạt đưa quân sang không đáng lo bằng việc chúng âm thầm thực hiện các mưu đồ về kinh tế và dân sự.
Thưa ông, trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì mối họa xâm lăng có thể biến tướng, biến hình ra sao và chúng ta cần nhận diện và chuẩn bị những gì để bảo vệ được Tổ quốc?
Sự biến tướng và biến hình của đại họa xâm lăng là một hiện tượng có thật, nhưng riêng với Trung Quốc, tất cả chẳng có gì mới mẻ bởi họ đã áp dụng từ hàng ngàn năm nay.
Xâm lược và thống trị, nô dịch và đồng hóa, thẳng tay trấn áp đẫm máu và dùng chiêu bài chính trị giả hiệu để lừa bịp...tất cả đều đã được Trung Quốc áp dụng nhưng điều đáng nói là cuối cùng chúng đều bị thất bại.
Nhân danh một dân tộc ngoan cường, có lẽ chúng ta nên nhắc các thế lực cầm quyền đầy tham vọng của Trung Quốc, rằng không có chính nghĩa, đừng mong giành được chút gì có giá trị.

Duy Chiến     http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175065/cac-trieu-dai-tq-xam-pham-viet-nam-deu-bai.html