Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn. Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
Chúc mừng năm mới.
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Cạn kiệt niềm tin
Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin.
Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt của người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau thay vì phối hợp làm việc chung.
Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.
Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.
Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt người đối diện.
Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thì nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè.
Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức xúc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửi đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp.
Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno".
Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn. Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng nhà thờ họ, đã trở thành mốt trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.
Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy. Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.
Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều. Vì sao vậy? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.
Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy?
Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng... nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là nơi các cổng trường đại học.
Không ai nói chuyện khoa học, văn chương. Không ai quan tâm đến bảo tàng triển lãm. Không ai bàn tán về các thành tựu, khoa học, nhân văn mới. Không ai đả động đến ước mơ hay khát vọng.
Những buổi nói chuyện dành cho đại chúng về các chủ đề rất mới, do các học giả nổi tiếng thuyết trình, cũng không có nổi đến vài chục người tham dự. Mà nếu có thì vẫn những khuôn mặt ấy. Rất cũ!
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Trên mặt bằng truyền thông thì còn tệ hại hơn nhiều. Nếu rút tất cả những tin liên quan đến chuyện hở hang, chém giết, sốc, sex, giật gân thì bỗng thấy nhiều tờ báo sụp cái rầm vì trống trơn bài vở.
Một năm trôi qua, câu chuyện lại có phần thêm u ám. Một xã hội thiếu hụt niềm tin mỗi ngày thêm hiển hiện rõ nét qua từng việc cụ thể chứ không chỉ là cảm giác như ngày nào.
Mỗi khi cầm một xấp giấy tờ với chồng chất dấu mộc đỏ choét tôi không khỏi ngần ngại. Chưa ở đâu tôi thấy những văn bản giấy tờ cần nhiều dấu đỏ như vậy, qua nhiều cửa ải xét duyệt như vậy. Nhưng cũng chưa ở đâu sự giả mạo trở nên phổ biến, được rao bán công khai như ở đây.
Cái nguy hiểm của sự mất niềm tin này là sự bào mòn sinh khí. Nếu như sự sợ hãi làm cho con người ta co cụm, đến một lúc nào đó có thể tạo ra một sự phản ứng đủ mạnh để vượt qua, thì mất niềm tin không gây ra một cảm xúc mạnh như vậy. Nó chỉ là đơn giản là làm mất hết sinh khí, vì người dân không còn tin vào công lý, không tin vào chính quyền, không tin ai, và không tin ngay cả chính bản thân mình.
Kiệt quệ vốn xã hội
Còn nhớ mỗi khi bàn về vốn xã hội, tuy có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất ở một điểm: Niềm tin nằm ở trái tim của vốn xã hội. Đó là niềm tin giữa người với người, người với thể chế, người với chính bản thân mình.
Vậy là niềm tin, một khái niệm xa lạ với môn kinh tế học phát triển, đã có được chỗ đứng đàng hoàng trong lòng nhiều nhà kinh tế học.
Niềm tin đã trở thành một thứ vốn của xã hội. Mà đã là vốn thì có thể dùng để sinh lợi. Trong trường hợp này, niềm tin đã trở thành một thứ tài sản giúp cho xã hội hoạt động trơn tru hiệu quả hơn, chi phí giao dịch vì thế mà ít đi.
Khi có niềm tin thì việc gì cũng suôn sẻ dễ dàng. Điều này đúng quy mô cá nhân, cũng đúng cả quy mô quốc gia.
Các chính trị gia lão luyện Đông Tây kim cổ đều đặt vấn đề xây dựng lòng tin với với dân mình lên hàng đầu. Ngay ở Việt Nam cũng có những ví dụ này từ xa xưa trong lịch sử. Tương truyền, để dân tin vào cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, trong lúc binh yếu lực mỏng, Nguyễn Trãi đã cho dùng mật mỡ viết lên lá tám chữ: Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vi thần lên lá đa. Kiến thấy vậy bu vào đục thành chữ. Người dân đọc được thì tin rằng đây đúng là mệnh trời. Bài học vỡ lòng dành cho các chính trị gia xem ra vẫn còn là điều xa lạ.
Tất nhiên, bên cạnh niềm tin, thì vốn xã hội còn thêm các yếu tố khác nữa. Có thể kể hai trong các số đó: thói quen tập tục, truyền thông văn hóa ứng xử; và sự phong phú lành mạnh của các hội đoàn, tức của mạng lưới xã hội dân sự.
Tiếc rằng, cả hai yếu tố này cũng rất yếu. Đút lót hối lộ dường như đã trở thành văn hóa, gọi là văn hóa phong bì. Sự giả dối đã tràn vào cả trường học, nên bị gọi là "nỗi buồn lớn của ngành giáo dục"
Cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài suốt mấy năm nay lại càng làm cho vốn xã hội thêm kiệt quệ. Lẽ ra nếu có một vốn xã hội thắt lưng đủ đầy, người dân sẽ dễ vượt qua những thời khắc khó khăn hơn. Vì tin nhau, tin vào quan chức và chính sách chung. Đằng này quan chức nói gì, dân chúng lại bảo nhau làm ngược lại.
Kinh tế rối loạn, lòng người hoang mang. Khó khăn càng thêm chồng chất không biết đến bao giờ mới gỡ được.
"Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả". Người xưa đã tổng kết như vậy, nên thấy thực trạng này, không ai tránh khỏi sự buồn rầu.
Nhiều lúc nhìn xã hội như mớ bòng bong, không biết lần ra đằng nào. Mà lần ra được rồi thì cũng không gỡ ra được vì nó xoắn xuýt chặt chẽ vì lợi ích, vì bè phái, vì u mê.
Nguyên nhân vì đâu? Tất nhiên là vì cơ chế. Ai chả nói thế. Dễ nhất và trúng nhất. Nhưng cơ chế do ai làm ra? Tất nhiên là do con người, trong đó có tôi và bạn.
Nhưng cụ thể hơn, đó là cái gì của tôi và bạn? Sức khỏe, văn hóa, tri thức, học vấn, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, ước mơ khát vọng, lòng quả cảm, sự dấn thân... hay còn gì khác nữa?
Câu trả lời là tất cả.
Đến đây lại thêm giật mình. Thì ra mọi thứ chưa tốt như mong đợi cũng có phần ta đóng góp. Vậy nên, thay vì trông chờ vào một sự thay đổi lớn hãy chủ động tạo ra những sự thay đổi nhỏ trước đã.
Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn.
Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/157011/hy-vong-nhung-dom-lua-nho--can-man.html
Theo TS Giáp Văn Dương
Cạn kiệt niềm tin
Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin.
Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt của người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau thay vì phối hợp làm việc chung.
Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.
Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.
Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt người đối diện.
Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thì nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè.
Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức xúc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửi đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp.
Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno".
Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn. Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng nhà thờ họ, đã trở thành mốt trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.
Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy. Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.
Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều. Vì sao vậy? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.
Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy?
Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng... nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là nơi các cổng trường đại học.
Không ai nói chuyện khoa học, văn chương. Không ai quan tâm đến bảo tàng triển lãm. Không ai bàn tán về các thành tựu, khoa học, nhân văn mới. Không ai đả động đến ước mơ hay khát vọng.
Những buổi nói chuyện dành cho đại chúng về các chủ đề rất mới, do các học giả nổi tiếng thuyết trình, cũng không có nổi đến vài chục người tham dự. Mà nếu có thì vẫn những khuôn mặt ấy. Rất cũ!
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Trên mặt bằng truyền thông thì còn tệ hại hơn nhiều. Nếu rút tất cả những tin liên quan đến chuyện hở hang, chém giết, sốc, sex, giật gân thì bỗng thấy nhiều tờ báo sụp cái rầm vì trống trơn bài vở.
Một năm trôi qua, câu chuyện lại có phần thêm u ám. Một xã hội thiếu hụt niềm tin mỗi ngày thêm hiển hiện rõ nét qua từng việc cụ thể chứ không chỉ là cảm giác như ngày nào.
Mỗi khi cầm một xấp giấy tờ với chồng chất dấu mộc đỏ choét tôi không khỏi ngần ngại. Chưa ở đâu tôi thấy những văn bản giấy tờ cần nhiều dấu đỏ như vậy, qua nhiều cửa ải xét duyệt như vậy. Nhưng cũng chưa ở đâu sự giả mạo trở nên phổ biến, được rao bán công khai như ở đây.
Cái nguy hiểm của sự mất niềm tin này là sự bào mòn sinh khí. Nếu như sự sợ hãi làm cho con người ta co cụm, đến một lúc nào đó có thể tạo ra một sự phản ứng đủ mạnh để vượt qua, thì mất niềm tin không gây ra một cảm xúc mạnh như vậy. Nó chỉ là đơn giản là làm mất hết sinh khí, vì người dân không còn tin vào công lý, không tin vào chính quyền, không tin ai, và không tin ngay cả chính bản thân mình.
Kiệt quệ vốn xã hội
Còn nhớ mỗi khi bàn về vốn xã hội, tuy có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất ở một điểm: Niềm tin nằm ở trái tim của vốn xã hội. Đó là niềm tin giữa người với người, người với thể chế, người với chính bản thân mình.
Vậy là niềm tin, một khái niệm xa lạ với môn kinh tế học phát triển, đã có được chỗ đứng đàng hoàng trong lòng nhiều nhà kinh tế học.
Niềm tin đã trở thành một thứ vốn của xã hội. Mà đã là vốn thì có thể dùng để sinh lợi. Trong trường hợp này, niềm tin đã trở thành một thứ tài sản giúp cho xã hội hoạt động trơn tru hiệu quả hơn, chi phí giao dịch vì thế mà ít đi.
Khi có niềm tin thì việc gì cũng suôn sẻ dễ dàng. Điều này đúng quy mô cá nhân, cũng đúng cả quy mô quốc gia.
Các chính trị gia lão luyện Đông Tây kim cổ đều đặt vấn đề xây dựng lòng tin với với dân mình lên hàng đầu. Ngay ở Việt Nam cũng có những ví dụ này từ xa xưa trong lịch sử. Tương truyền, để dân tin vào cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, trong lúc binh yếu lực mỏng, Nguyễn Trãi đã cho dùng mật mỡ viết lên lá tám chữ: Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vi thần lên lá đa. Kiến thấy vậy bu vào đục thành chữ. Người dân đọc được thì tin rằng đây đúng là mệnh trời. Bài học vỡ lòng dành cho các chính trị gia xem ra vẫn còn là điều xa lạ.
Tất nhiên, bên cạnh niềm tin, thì vốn xã hội còn thêm các yếu tố khác nữa. Có thể kể hai trong các số đó: thói quen tập tục, truyền thông văn hóa ứng xử; và sự phong phú lành mạnh của các hội đoàn, tức của mạng lưới xã hội dân sự.
Tiếc rằng, cả hai yếu tố này cũng rất yếu. Đút lót hối lộ dường như đã trở thành văn hóa, gọi là văn hóa phong bì. Sự giả dối đã tràn vào cả trường học, nên bị gọi là "nỗi buồn lớn của ngành giáo dục"
Cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài suốt mấy năm nay lại càng làm cho vốn xã hội thêm kiệt quệ. Lẽ ra nếu có một vốn xã hội thắt lưng đủ đầy, người dân sẽ dễ vượt qua những thời khắc khó khăn hơn. Vì tin nhau, tin vào quan chức và chính sách chung. Đằng này quan chức nói gì, dân chúng lại bảo nhau làm ngược lại.
Kinh tế rối loạn, lòng người hoang mang. Khó khăn càng thêm chồng chất không biết đến bao giờ mới gỡ được.
"Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả". Người xưa đã tổng kết như vậy, nên thấy thực trạng này, không ai tránh khỏi sự buồn rầu.
Nhiều lúc nhìn xã hội như mớ bòng bong, không biết lần ra đằng nào. Mà lần ra được rồi thì cũng không gỡ ra được vì nó xoắn xuýt chặt chẽ vì lợi ích, vì bè phái, vì u mê.
Nguyên nhân vì đâu? Tất nhiên là vì cơ chế. Ai chả nói thế. Dễ nhất và trúng nhất. Nhưng cơ chế do ai làm ra? Tất nhiên là do con người, trong đó có tôi và bạn.
Nhưng cụ thể hơn, đó là cái gì của tôi và bạn? Sức khỏe, văn hóa, tri thức, học vấn, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, ước mơ khát vọng, lòng quả cảm, sự dấn thân... hay còn gì khác nữa?
Câu trả lời là tất cả.
Đến đây lại thêm giật mình. Thì ra mọi thứ chưa tốt như mong đợi cũng có phần ta đóng góp. Vậy nên, thay vì trông chờ vào một sự thay đổi lớn hãy chủ động tạo ra những sự thay đổi nhỏ trước đã.
Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn.
Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/157011/hy-vong-nhung-dom-lua-nho--can-man.html
Theo TS Giáp Văn Dương
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Kỳ vọng 2014: Sức dân như nước
-Trong khúc quanh bĩ cực lại sáng lên phẩm chất quật cường của người dân Việt. Không chỉ trong chống chọi với tai ương, mà còn ở sự trỗi dậy của lương tri và ý thức công dân.
360 ngày mà như thoáng chốc, cả nước căng thần kinh, gân sức trì kéo đà lao dốc của nền kinh tế ốm o nghiêng ngả sau mấy năm suy thoái, và vật lộn với liên tiếp tai ương bão lũ, cả bởi thiên tai cùng nhân hoạ, rồi băng tuyết giáng hoạ tận cữ cuối năm trên vùng núi, gây những tàn hại nặng nề.
Bừng mắt đã năm mới đến.
1. Năm cũ qua đi, gian lao hết mức, mà bao việc lớn quốc gia, cơm áo người dân còn dở dang.
Kia những xóm làng, ruộng bãi Quảng Bình, Quảng Trị, Quãng Ngãi…chưa hết cảnh hoang tàn, thiếu đói sau bão chập bão, lũ chồng lên lũ. Chưa bao giờ như đông lạnh mới qua, đỉnh Mẫu Sơn, Ỷ Tý, Sìn Hồ… trắng tuyết, héo rụi hoa mầu, vùi lấp hàng chục tỷ đồng mồ hôi nước mắt đồng bào còn chưa đủ cái ăn cái mặc.
Lại thêm hàng trăm nghìn lao động mất việc nhập vào đoàn dân thất nghiệp nghèo khó vốn đã đông đảo, khi hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản hoặc giãn thợ.
Vẫn nằm trơ lì ở đó quả bom nợ xấu, hiện hình là con số “khủng”- trong đó các Tổng công ty Nhà nước nợ đến hơn 1,4 triệu tỷ đồng, mới được chạm tay tháo kíp bằng cơ cấu lại và Công ty quản lý tài sản (VAMC) mua lại một số nhỏ nhoi chưa đáng bao nhiêu…
Hệ lụy của kinh tế suy thoái cùng đời sống của đông đảo nhân dân đều chạm đáy, là xã hội thêm bất an.
Và dưới “cống ngầm” thể chế, các đường dây tham nhũng vẫn lì lợm, ranh ma tìm cách, lựa cơ đục khoét, vơ vét của nước, của dân, gây tổn thất cả niềm tin lẫn tổn hại biết bao nguồn lực cho phát triển quốc gia.
Đã lo toan vất vả bươn chải vì cơm áo, thuốc men, con cái học hành; đã trĩu nặng nhiều bức xúc tích tụ chưa giải toả.
Có lẽ vì thế mà bệnh vô cảm có cơ xâm chiếm số đông. Nào nạn hôi của, chuyện Cát Tường, bạo hành trẻ thơ...
Đó là vài nét phác sơ sài khung cảnh một khúc quanh thời cuộc ở cực âm hình “sin”- tới đáy, của năm qua. Mà đất nước phải đối mặt và phải vượt lên, vào năm mới.
2.Sức dân như nước và hồng phúc tổ tiên
Nhưng vẫn cứ là qui luật của muôn đời.
Đời sống nhân gian như dòng chảy vĩnh hằng, cho dù lắm khúc quẩn quanh, lên thác xuống ghềnh vật vã, vẫn băng lên phía trước. Công sức khó nhọc của toàn dân rốt cuộc đã hãm lại đà trượt dốc của nền kinh tế, truyền cho nó hơi ấm của chặng đường hồi phục.
Ngân sách vượt thu ở phút chót, lạm phát được kiểm soát ( 6,04% so 6,48% năm ngoái). Kinh tế vĩ mô ổn định. Nợ công trong giới hạn an toàn. Nguồn lực năm mới cho tăng trưởng cao hơn năm trước, là đáng lạc quan: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 22 tỷ USD, giải ngân 11 tỷ. Giải ngân ODA ước đạt 14 tỷ USD, cao hơn năm trước. Cán cân thanh toán thặng dư hơn 2 tỷ USD. Thêm vào là luồng kiều hối tăng cao hơn năm trước, đạt hơn 10 tỷ USD.
Chính trong khúc quanh bĩ cực, ta lại thấy sáng lên phẩm chất quật cường của người dân Việt, không chỉ trong chống chọi với tai ương, mà còn ở sự trỗi dậy của lương tri, của ý thức công dân vượt lên nỗi sợ hãi và tâm lý yên thân, để tự cứu mình, chống kẻ gian, giúp người ngay. Tố cáo giới chức địa phương cư xử bất công, oan trái, đòi lại công bằng. Tố cáo tham nhũng, tố giác tội phạm. Cả hệ thống thông tin đại chúng vào cuộc, dấy lên những cơn sóng dư luận chấn động lương tri toàn xã hội.
Chính là người dân. Nào là đưa ra ánh sáng những vụ nhân bản xét nghiệm máu để trục lợi, chôn thuốc trừ sâu nhiều năm làm nhiễm độc đất đai, nguồn nước. Đến cả anh thợ hồ (dấu tên) cũng bí mật quay video clip bằng điện thoại di động, đem nộp công an tố cáo các bảo mẫu hoá ra ác mẫu.
Sức dân quả như sức nước, đẩy thuyền, thuyền phải trôi nhanh. Sức ép của dư luận nhân dân phả hơi nóng vào nghị trường, truyền xung lực cho tinh thần trách nhiệm, làm sôi động những cuộc chất vấn đòi phải trả lời sòng phẳng, không vòng vo; qui trách nhiệm rạch ròi, không đổ lỗi loanh quanh; và đòi hỏi sữa lỗi không chậm trễ.
Đã có cuộc tuyên chiến không khoan nhượng với tội phạm tham nhũng mà bấy nay dân chỉ thấy sao mà lắm án treo. Mười đại án tham nhũng, với những “đại ca”của “thế giới cống ngầm” từng một thời được coi là sáng giá, đã và sẽ lần lượt ra trước vành móng ngựa.
Tháng khép lại năm 2013, bốn án tử hình đã tuyên trong hai phiên toà xử các quan tham và đồng bọn từng nắm chức quyền tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII),Vinalines.
Luật nước, nơi mấy phiên toà ấy, đã thấy lên ngôi.
Những năm tháng gian lao suy thoái kinh tế, nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền như đã cận kề, vậy mà nhờ hồng phúc của Tổ tiên, đất nước đã không chìm đắm. Trái lại, thế nước tới nay, bước vào năm mới, đã vững chãi hơn lên. Đó là nhờ giang sơn ông cha truyền lại có nguồn tài nguyên và thế địa-chính trị, kinh tế nhiều ưu điểm, để những tháng năm này Việt Nam lấy hoà bình, ổn định làm điểm tựa, năng động ngoại giao, tiến một bước quan trọng tạo lập được thế cân bằng động về lợi ích cốt lõi của nhiều cường quốc và lợi ích thương mại, hàng hải… trên Biển Đông của đông đảo các quốc gia. Biển Đông đã tạm thời lắng dịu. Nhưng tiềm lực quốc phòng, sức mạnh sắt thép phòng thủ biển đảo vẫn gia tăng.
Và Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một đất nước thân thiện, hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển, và tham gia ngày càng sâu rộng và có trách nhiệm các công việc toàn cầu, nay được tín nhiệm gánh vác trọng trách một thành viên Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc. Các quan hệ hợp tác đa phương mật thiết hơn và tăng cấp độ.
Kế sách hưng thịnh đất nước cũng đã được căn chỉnh với tầm nhìn xa hơn, với mong muốn tạo thành tựu lớn, đột biến trong dài hạn.
Nổi bật như một sự kiện quốc gia trong năm 2013, là Hiến pháp sửa đổi, với nhiều điểm mới, được ban hành.
Đó là bộ luật nền tảng cho hoàn thiện hơn một bước hệ thống pháp luật để mở đường thông thoáng hơn đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn quyền lực của bộ máy công quyền cũng như mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao… trên chặng đường phát triển mới.
Bấy nhiêu tai hoạ và tổn thất, thách thức và buồn vui, sự kiện và ấn tượng…như là dồn nén lại, căng đến tột cùng thần kinh và gân sức mỗi người dân, trong cái năm mang con số 13 cả nhân loại đều chịu chung vận bĩ.
Thế và lực cho phát triển ở ta, vào thời điểm nhiều nền kinh tế thế giới còn khốn khó vì nợ công, đã có thể nói là khả quan. Các ngả đường hợp tác làm ăn với thế giới, đã rộng mở hơn bao giờ hết. Vậy là đất nước bước vào năm mới, cơ hội thoát nhanh khỏi suy thoái, trì trệ, để tăng đà tăng trưởng, đang vẫy gọi ta trước ngõ.
Cơ may đã tới, hành trang đã sẵn sàng. Nếu thiếu chăng, là thiếu một động lực từ mỗi con tim: thiếu Lửa! Thứ lửa ở toàn dân, trước nhất ở những người đại diện ý nguyện và quyền lực nhân dân, là động lực dân tộc chúng ta từng làm nên nhiều đột phá, chuyển ngoặt thời cuộc.
Xin hãy cháy sáng lên, năm mới. Từ trỗi dậy của lương tri và trách nhiệm vì nước, vì dân!
Thế Văn http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/155572/suc-dan-nhu-nuoc.html
360 ngày mà như thoáng chốc, cả nước căng thần kinh, gân sức trì kéo đà lao dốc của nền kinh tế ốm o nghiêng ngả sau mấy năm suy thoái, và vật lộn với liên tiếp tai ương bão lũ, cả bởi thiên tai cùng nhân hoạ, rồi băng tuyết giáng hoạ tận cữ cuối năm trên vùng núi, gây những tàn hại nặng nề.
Bừng mắt đã năm mới đến.
1. Năm cũ qua đi, gian lao hết mức, mà bao việc lớn quốc gia, cơm áo người dân còn dở dang.
Kia những xóm làng, ruộng bãi Quảng Bình, Quảng Trị, Quãng Ngãi…chưa hết cảnh hoang tàn, thiếu đói sau bão chập bão, lũ chồng lên lũ. Chưa bao giờ như đông lạnh mới qua, đỉnh Mẫu Sơn, Ỷ Tý, Sìn Hồ… trắng tuyết, héo rụi hoa mầu, vùi lấp hàng chục tỷ đồng mồ hôi nước mắt đồng bào còn chưa đủ cái ăn cái mặc.
Lại thêm hàng trăm nghìn lao động mất việc nhập vào đoàn dân thất nghiệp nghèo khó vốn đã đông đảo, khi hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản hoặc giãn thợ.
Vẫn nằm trơ lì ở đó quả bom nợ xấu, hiện hình là con số “khủng”- trong đó các Tổng công ty Nhà nước nợ đến hơn 1,4 triệu tỷ đồng, mới được chạm tay tháo kíp bằng cơ cấu lại và Công ty quản lý tài sản (VAMC) mua lại một số nhỏ nhoi chưa đáng bao nhiêu…
Hệ lụy của kinh tế suy thoái cùng đời sống của đông đảo nhân dân đều chạm đáy, là xã hội thêm bất an.
Và dưới “cống ngầm” thể chế, các đường dây tham nhũng vẫn lì lợm, ranh ma tìm cách, lựa cơ đục khoét, vơ vét của nước, của dân, gây tổn thất cả niềm tin lẫn tổn hại biết bao nguồn lực cho phát triển quốc gia.
Đã lo toan vất vả bươn chải vì cơm áo, thuốc men, con cái học hành; đã trĩu nặng nhiều bức xúc tích tụ chưa giải toả.
Có lẽ vì thế mà bệnh vô cảm có cơ xâm chiếm số đông. Nào nạn hôi của, chuyện Cát Tường, bạo hành trẻ thơ...
Đó là vài nét phác sơ sài khung cảnh một khúc quanh thời cuộc ở cực âm hình “sin”- tới đáy, của năm qua. Mà đất nước phải đối mặt và phải vượt lên, vào năm mới.
2.Sức dân như nước và hồng phúc tổ tiên
Nhưng vẫn cứ là qui luật của muôn đời.
Đời sống nhân gian như dòng chảy vĩnh hằng, cho dù lắm khúc quẩn quanh, lên thác xuống ghềnh vật vã, vẫn băng lên phía trước. Công sức khó nhọc của toàn dân rốt cuộc đã hãm lại đà trượt dốc của nền kinh tế, truyền cho nó hơi ấm của chặng đường hồi phục.
Ngân sách vượt thu ở phút chót, lạm phát được kiểm soát ( 6,04% so 6,48% năm ngoái). Kinh tế vĩ mô ổn định. Nợ công trong giới hạn an toàn. Nguồn lực năm mới cho tăng trưởng cao hơn năm trước, là đáng lạc quan: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 22 tỷ USD, giải ngân 11 tỷ. Giải ngân ODA ước đạt 14 tỷ USD, cao hơn năm trước. Cán cân thanh toán thặng dư hơn 2 tỷ USD. Thêm vào là luồng kiều hối tăng cao hơn năm trước, đạt hơn 10 tỷ USD.
Chính trong khúc quanh bĩ cực, ta lại thấy sáng lên phẩm chất quật cường của người dân Việt, không chỉ trong chống chọi với tai ương, mà còn ở sự trỗi dậy của lương tri, của ý thức công dân vượt lên nỗi sợ hãi và tâm lý yên thân, để tự cứu mình, chống kẻ gian, giúp người ngay. Tố cáo giới chức địa phương cư xử bất công, oan trái, đòi lại công bằng. Tố cáo tham nhũng, tố giác tội phạm. Cả hệ thống thông tin đại chúng vào cuộc, dấy lên những cơn sóng dư luận chấn động lương tri toàn xã hội.
Chính là người dân. Nào là đưa ra ánh sáng những vụ nhân bản xét nghiệm máu để trục lợi, chôn thuốc trừ sâu nhiều năm làm nhiễm độc đất đai, nguồn nước. Đến cả anh thợ hồ (dấu tên) cũng bí mật quay video clip bằng điện thoại di động, đem nộp công an tố cáo các bảo mẫu hoá ra ác mẫu.
Sức dân quả như sức nước, đẩy thuyền, thuyền phải trôi nhanh. Sức ép của dư luận nhân dân phả hơi nóng vào nghị trường, truyền xung lực cho tinh thần trách nhiệm, làm sôi động những cuộc chất vấn đòi phải trả lời sòng phẳng, không vòng vo; qui trách nhiệm rạch ròi, không đổ lỗi loanh quanh; và đòi hỏi sữa lỗi không chậm trễ.
Đã có cuộc tuyên chiến không khoan nhượng với tội phạm tham nhũng mà bấy nay dân chỉ thấy sao mà lắm án treo. Mười đại án tham nhũng, với những “đại ca”của “thế giới cống ngầm” từng một thời được coi là sáng giá, đã và sẽ lần lượt ra trước vành móng ngựa.
Tháng khép lại năm 2013, bốn án tử hình đã tuyên trong hai phiên toà xử các quan tham và đồng bọn từng nắm chức quyền tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII),Vinalines.
Luật nước, nơi mấy phiên toà ấy, đã thấy lên ngôi.
Những năm tháng gian lao suy thoái kinh tế, nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền như đã cận kề, vậy mà nhờ hồng phúc của Tổ tiên, đất nước đã không chìm đắm. Trái lại, thế nước tới nay, bước vào năm mới, đã vững chãi hơn lên. Đó là nhờ giang sơn ông cha truyền lại có nguồn tài nguyên và thế địa-chính trị, kinh tế nhiều ưu điểm, để những tháng năm này Việt Nam lấy hoà bình, ổn định làm điểm tựa, năng động ngoại giao, tiến một bước quan trọng tạo lập được thế cân bằng động về lợi ích cốt lõi của nhiều cường quốc và lợi ích thương mại, hàng hải… trên Biển Đông của đông đảo các quốc gia. Biển Đông đã tạm thời lắng dịu. Nhưng tiềm lực quốc phòng, sức mạnh sắt thép phòng thủ biển đảo vẫn gia tăng.
Và Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một đất nước thân thiện, hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển, và tham gia ngày càng sâu rộng và có trách nhiệm các công việc toàn cầu, nay được tín nhiệm gánh vác trọng trách một thành viên Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc. Các quan hệ hợp tác đa phương mật thiết hơn và tăng cấp độ.
Kế sách hưng thịnh đất nước cũng đã được căn chỉnh với tầm nhìn xa hơn, với mong muốn tạo thành tựu lớn, đột biến trong dài hạn.
Nổi bật như một sự kiện quốc gia trong năm 2013, là Hiến pháp sửa đổi, với nhiều điểm mới, được ban hành.
Đó là bộ luật nền tảng cho hoàn thiện hơn một bước hệ thống pháp luật để mở đường thông thoáng hơn đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn quyền lực của bộ máy công quyền cũng như mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao… trên chặng đường phát triển mới.
Bấy nhiêu tai hoạ và tổn thất, thách thức và buồn vui, sự kiện và ấn tượng…như là dồn nén lại, căng đến tột cùng thần kinh và gân sức mỗi người dân, trong cái năm mang con số 13 cả nhân loại đều chịu chung vận bĩ.
Thế và lực cho phát triển ở ta, vào thời điểm nhiều nền kinh tế thế giới còn khốn khó vì nợ công, đã có thể nói là khả quan. Các ngả đường hợp tác làm ăn với thế giới, đã rộng mở hơn bao giờ hết. Vậy là đất nước bước vào năm mới, cơ hội thoát nhanh khỏi suy thoái, trì trệ, để tăng đà tăng trưởng, đang vẫy gọi ta trước ngõ.
Cơ may đã tới, hành trang đã sẵn sàng. Nếu thiếu chăng, là thiếu một động lực từ mỗi con tim: thiếu Lửa! Thứ lửa ở toàn dân, trước nhất ở những người đại diện ý nguyện và quyền lực nhân dân, là động lực dân tộc chúng ta từng làm nên nhiều đột phá, chuyển ngoặt thời cuộc.
Xin hãy cháy sáng lên, năm mới. Từ trỗi dậy của lương tri và trách nhiệm vì nước, vì dân!
Thế Văn http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/155572/suc-dan-nhu-nuoc.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)