Ông không phải là bố tôi là vở kịch mà các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội vừa biểu diễn thành công tại Liên hoan Sân khấu Lưu Quang Vũ. Xót xa, đắng cay là những gì mà khán giả cảm nhận được từ thực tế phũ phàng mà vấn đề vở kịch đã đề cập tới, những chuyện này thực tế đang diễn ra và là nỗi âm ỉ, nhức nhối đối với tất cả những con người sống có lương tri. Vở kịch đan xen quá khứ với hiện tại, giữa những điều vụ lợi và cả thói mưu toan của chính những người thân trong gia đình, đến độ phủ nhận “Ông không phải là bố tôi”. Nội dung vở kịch: Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông Lại Văn Ủng phải thay tên đổi họ, ông Ủng sợ sự liên lụy bởi lai lịch của bố vợ nên đã ruồng rẫy chính vợ và con trai của mình. Chính bởi vậy nên nỗi tổn thương trong trái tim của cậu bé Thiết, con trai của ông Ủng, ngày nào giờ trở thành nỗi hận thù sâu sắc. Sau khi mẹ mất, anh Thiết đã mời bố về ở chung nhưng là để lợi dụng từ chính những mối quan hệ của bố với các cán bộ lão thành. Điều trớ trêu là ông Ủng về già lại “đổ đốn” phải lòng người đàn bà xảo trá tên Lài. Mụ Lài đã cấu kết với đám thanh niên xấu hòng chiếm đoạt ngôi nhà của bố con anh Thiết. Còn Tân, con trai của anh Thiết và là cháu đích tôn của ông Ủng đã bất đắc dĩ trở thành người chứng kiến tất cả những âm mưu toan tính và các hành động tệ bạc của chính người thân trong gia đình. Và cuối cùng chính Tân lại là người thức tỉnh và là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Ông không phải là bố tôi là một bài học sâu sắc về quy luật nhân – quả và dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ, tác phẩm ấy vẫn có sức sống lâu bền, có khả năng thức tỉnh lương tri và chuyên chở những giá trị nhân văn tốt đẹp.
Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn. Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.
Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Vở Kịch Ông Không Phải Là Bố Tôi Phần 1.
Ông không phải là bố tôi là vở kịch mà các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội vừa biểu diễn thành công tại Liên hoan Sân khấu Lưu Quang Vũ. Xót xa, đắng cay là những gì mà khán giả cảm nhận được từ thực tế phũ phàng mà vấn đề vở kịch đã đề cập tới, những chuyện này thực tế đang diễn ra và là nỗi âm ỉ, nhức nhối đối với tất cả những con người sống có lương tri. Vở kịch đan xen quá khứ với hiện tại, giữa những điều vụ lợi và cả thói mưu toan của chính những người thân trong gia đình, đến độ phủ nhận “Ông không phải là bố tôi”. Nội dung vở kịch: Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông Lại Văn Ủng phải thay tên đổi họ, ông Ủng sợ sự liên lụy bởi lai lịch của bố vợ nên đã ruồng rẫy chính vợ và con trai của mình. Chính bởi vậy nên nỗi tổn thương trong trái tim của cậu bé Thiết, con trai của ông Ủng, ngày nào giờ trở thành nỗi hận thù sâu sắc. Sau khi mẹ mất, anh Thiết đã mời bố về ở chung nhưng là để lợi dụng từ chính những mối quan hệ của bố với các cán bộ lão thành. Điều trớ trêu là ông Ủng về già lại “đổ đốn” phải lòng người đàn bà xảo trá tên Lài. Mụ Lài đã cấu kết với đám thanh niên xấu hòng chiếm đoạt ngôi nhà của bố con anh Thiết. Còn Tân, con trai của anh Thiết và là cháu đích tôn của ông Ủng đã bất đắc dĩ trở thành người chứng kiến tất cả những âm mưu toan tính và các hành động tệ bạc của chính người thân trong gia đình. Và cuối cùng chính Tân lại là người thức tỉnh và là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Ông không phải là bố tôi là một bài học sâu sắc về quy luật nhân – quả và dưới ngòi bút của Lưu Quang Vũ, tác phẩm ấy vẫn có sức sống lâu bền, có khả năng thức tỉnh lương tri và chuyên chở những giá trị nhân văn tốt đẹp.
Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014
Mốt hoành tráng và “đất nước của những cái lạ”
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/202639/mot-hoanh-trang-va--dat-nuoc-cua-nhung-cai-la-.html
Nước Việt có thể tiếp cận thế giới hiện đại hay vẫn một mình một chợ, không bước kịp với văn minh nhân loại?
I-Tuần này, nợ xấu còn chưa qua, nợ công đã… sồng sộc đến!
Số liệu công bố mới nhất của Chính phủ cho thấy đến hết năm 2014, nợ công dự kiến lên đến 60,3% GDP và đến cuối năm 2015 đạt mức 64% GDP (Người lao động, ngày 14/10). Nợ công, là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ (từ TƯ đến địa phương) đi vay hỗ trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Để hiểu được tính chất quy mô nợ công, người ta thường đo khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Cũng tính đến 09 giờ ngày 14/10, đồng hồ nợ công toàn cầu trên trang The Economist.com cho biết, nợ công của VN ở mức trên 84,607 tỷ USD. Bình quân nợ công theo đầu người là 933,41 USD/ người. Nợ công đến thời điểm này, chiếm 47,3% GDP, tăng 10,6% so với năm 2013.
Đáng chú ý, theo Ngân hàng thế giới (WB) năm 2013, GDP bình quân đầu người của VN là 1.910 USD/ người.
Ấn tượng trong tuần, mốt hoành tráng, đất nước, cái lạ, Kỳ Duyên, từ chức, văn hóa
Ảnh minh họa: Khều
Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước VN, nợ xấu (là các khoản tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay, mà không thể thu hồi lại được, do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản) ở thời điểm tháng 09/2014 là 500.000 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013 (tính trên tổng dư nợ cho vay).
Như vậy cả nợ công và nợ xấu đều có chiều hướng tăng- làm thành một cặp đôi… hoàn hảo trên “vũ trường” kinh tế nước Việt.
Đáng chú ý nữa, mặc dù quy định của Quốc hội thì nợ công -64% - vẫn nằm ở ngưỡng an toàn, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, thực chất nó đã ở mức cận kề rủi ro, rất đáng lo ngại. Vì bản chất của nợ công không chỉ nằm ở tỉ lệ % so với GDP, mà quan trọng là cơ cấu nợ, khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng các khoản vay để đầu tư công.
Cứ theo khái niệm bản chất này, thì từ năm 2012, VN đã bắt đầu phải thực hiện vay để đảo nợ, tức là dành một phần vốn vay mới để trả nợ cũ và mức đảo nợ này ngày càng… lớn. Năm 2014 Chính phủ phải vay hơn 70.000 tỉ đồng để đảo nợ. Năm 2015 dự kiến tăng gần gấp đôi, đạt mức 130.000 tỉ đồng. Số tiền lãi phải trả nợ hằng năm cũng đang leo thang (Người Lao động, ngày 14/10)
Thực trạng kinh tế nước Việt với những món nợ công, nợ xấu khiến cho ai nhìn vào những con số “có hồn” biết nói, cũng….ngơ ngẩn sầu.
Chợt nhớ tới câu chuyện thời bao cấp. Có một người đàn bà rất nghèo, thường xuyên phải đi vay tiền nuôi đàn con thơ trứng gà trứng vịt. Mỗi lần đi vay, bà hay mặc chiếc áo cánh phin nõn, gấu áo, cổ áo đều bô đê- mốt áo của những người đàn bà thành phố có của ăn của để thời đó, tay bà đeo chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ, trông rất hào nhoáng. Chỉ để cho mọi người có lòng tin rằng bà có đủ khả năng trả nợ.
Chính vì vậy, hiện tượng các địa phương sính mốt thời thượng- xây trụ sở to, hoành tráng bỗng nổi lên, khiến dư luận thêm một lần nổi sóng.
Người Việt mình vốn hay đua nhau theo phong trào. Nhưng cái tâm lý tiểu nông con gà tức nhau tiếng gáy thì muôn đời… truyền thống. Dư luận xã hội cách đây ít lâu xôn xao vụ việc nhà vệ sinh tiền tỷ, dát vàng, trong khi có không ít những bé thơ chân đất, bụng đói đi học. Xôn xao về cái tính "ăn tục" không từ một thứ gì. Nay lại xôn xao kính nể những trụ sở hành chính các tỉnh đua nhau thể hiện mình.
Nói cho công bằng, diện mạo một địa phương, đương nhiên phải thể hiện được cả cái uy, cái thế, và cả cái “nhân” với nhân gian. Nhưng điều đáng nói, kinh tế nước Việt đang ốm o, kinh tế địa phương nhiều tỉnh còn phải trông vào bầu sữa TƯ, mà thực chất cũng là tiền dân. Thì cái cách chọn thời điểm để thể hiện mình rất không cân xứng với tiềm lực kinh tế đã đành, mà còn đua nhau kiểu phi hoành tráng bất thành Ủy ban?
Thế nên, cả xã hội ngợp trước độ… chịu chơi của các tỉnh.
Đứng đầu tỉnh miền núi phía bắc, phải nói là Lai Châu. Một tỉnh miền núi cao, nghèo nhất nhì cả nước, thu nhập bình quân cũng… rứa. Vậy mà mới đây, Lai Châu hoàn thành Khu hành chính tập trung của tỉnh, với tổng diện tích sàn lên đến 42.000m2 , tổng mức đầu tư 554 tỷ đồng. Và công trình này vừa được tặng “Cúp vàng chất lượng xây dựng VN năm 2010”.
Tỉnh bắc đã vậy, tỉnh nam cũng không kém cạnh. Đến thời điểm này, đứng đầu là trụ sở UBND tỉnh Bình Dương. Với tòa nhà hành chính cao 20 tầng, hai tòa tháp, trụ sở này ngốn 1400 tỷ đồng. Không chịu thua, tỉnh Đồng Nai đang dự kiến xây trung tâm hành chính của tỉnh, với diện tích sàn xây dựng 122000 m2, và số vốn đầu tư dự kiến hơn 2200 tỷ đồng.
Mặc dù mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng trụ sở làm việc và hội trường cấp ủy Hậu Giang tọa lạc trên 3,3 hecta, với tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng, cũng được thiết kế rất hiện đại.
Chịu chơi nhất các tỉnh miền trung phải là UBND t/p Đà Nẵng, với một khối kiến trúc tân kỳ có 34 tầng nổi, tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 1.900 tỷ đồng.
Và mới đây nhất là tỉnh Hải Dương. Khu hành chính tỉnh này rộng khoảng 19,15 héc ta, với tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng sẽ mọc lên nay mai, gây nên bao đàm tiếu.
Trong khi tài năng điều hành, hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế- xã hội- dân trí các địa phương đó có “sánh” ngang với những trụ sở hoành tráng, diễm lệ hay không lại là chuyện khác. Nếu biết rằng có những tỉnh đã và đang xây trụ sở hoành tráng, hàng năm vẫn “vác rá” xin hỗ trợ.
Cái cách đua nhau chơi sang trước con mắt người dân nghèo, theo các chuyên gia kinh tế, quản lý xã hội, có nhiều nguyên nhân. Nhưng có một nguyên nhân dở nhất, đó là bệnh thành tích. Mà bệnh thành tích này lại xuất phát từ những …tiêu chuẩn rất lạ của nước Việt- đó là cách tính GDP.
Nước Việt nên gọi là “đất nước của những cái lạ”. Cách tính nợ công đã chẳng giống đâu. Nay lại đến cách tính GDP. Khiến cho người đứng đầu CP từng phải nhận xét: "Cách tính GDP ở các địa phương hiện nay không sát thực tế và so với quốc tế, không giống ai".
Theo Ths Bùi Ngọc Sơn (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới), và Ts Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia kinh tế), với cách tính GDP hiện nay, xây dựng cơ bản có mối liên quan rất chặt chẽ đến việc quyết toán chi phí, làm tăng trưởng GDP. Mà được tiếng tăng trưởng, tỉnh nào chả thích?
Mặt khác, dự án càng lớn, khả năng “hoa hồng” nở trên các công trình xây dựng, trên sắt, thép, bê tông càng… bẫm. Tự lúc nào dân gian cũng nhìn thấu “tình yêu hoa hồng” này, nên có câu tổng kết đắng chát: Muốn có ăn thì phải đẻ ra các dự án. Thế nên, xây trụ sở hoành tráng là được anh được ả được cả đôi bên. Tội gì không xây, vừa có tiếng vừa có miếng. Dù cái tiếng ấy là … tai tiếng
Nếu GDP nước Việt biết nói, thì sẽ nói gì nhỉ? Hay sẽ nói một cách cay đắng- toàn là của ta phúc các người?
Nhưng cái phúc ấy rất khó bền. Bởi đôi chân kinh tế nhiều tỉnh đang phải “đứng kiễng”. Một ví dụ sinh động hiển nhiên mới đây. Có trụ sở to nhưng chỉ số năng lưc cạnh tranh (PCI) một số tỉnh bỗng không chịu… cạnh tranh mạnh nữa. Năm 2013, Vũng Tàu bị tụt 18 hạng, đứng thứ 39/64 tỉnh, t/p cả nước. Còn tỉnh Bình Dương đang thứ hạng 19 (năm 2012) bỗng tụt xuống thứ 30.
Chả lẽ, các địa phương có trụ sở hoành tráng cũng nên chuẩn bị sắm cho mình… chiếc áo phin nõn, cổ áo bô đê cùng với chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ?
***
II- Cách đây hai năm, tháng 10/2012 trong đời sống sinh hoạt nước Việt dấy lên câu chuyện bỏ phiếu tín nhiệm. Với mục đích, kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ là chỉ số khách quan, khơi mào cho việc hình thành một lối ứng xử rất văn minh của các quan chức. Đó là văn hóa từ chức. Nay câu chuyện này lại trở lại khi có ý kiến đề xuất đưa quy định về việc từ chức vào một bộ luật mới.
Ấn tượng trong tuần, mốt hoành tráng, đất nước, cái lạ, Kỳ Duyên, từ chức, văn hóa
Thật ra, từ chức của các quan chức ở nhiều quốc gia là hành động rất bình thường, thậm chí như tất yếu. Hôm nay quan mai đã lại … dân rồi./ Anh vẫn hiểu làm quan là như thế (xin mượn ý thơ của Xuân Quỳnh). Mới có khái niệm văn hóa lãnh đạo và văn hóa từ chức- cũng là một cặp đôi “hoàn hảo” khác.
Cặp đôi này trở thành một trong những tiêu chí của một xã hội phát triển, con người đề cao văn hóa sống, văn hóa ứng xử với cộng đồng của giới quan chức. Nhìn ra thế giới, văn hóa ứng xử đó khiến cho nhân loại phải nể trọng, tôn trọng, vì tư cách người trong cuộc.
Thế giới vẫn còn nhớ câu chuyện ông Bộ trưởng Giao thông Ai Cập đã từ chức sau tai nạn thảm khốc giữa xe buýt và tàu hỏa (ngày 17/11/2012) khiến 51 em nhỏ nước này thiệt mạng. Rồi ông Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson từ chức ngày 21/6/2012 vì liên quan đến một vụ tai nạn giao thông.
Chỉ tiếc cái văn hóa ứng xử với cộng đồng kiểu đó, trong xã hội ta, còn quá hiếm và quý.
Có duy nhất hai vị quan chức VN từ chức, vì trọng danh dự, lại rơi vào trường hợp cả hai người này vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Đó là GS TSKH Nguyễn Kế Hào (nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học- Bộ GD), và ông Lê Huy Ngọ (nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Cũng lại thêm một “cái lạ” nữa của nước Việt.
Trong khi đó, có những quan chức khác sai phạm vì kém cỏi năng lực, người dân khẩn thiết đề nghị từ chức, thì lại từ chối. Kiểu như sai vắc xin thì xử vắc xin. Khiến văc xin bỗng như văc… xỉn.
Vì sao ở nước Việt, dư luận xã hội cứ nói hoài về văn hóa từ chức, mà cái văn hóa này không chịu thành… văn hóa? Xét cho cùng, lỗi không chỉ thuộc về con người, mà còn thuộc về xã hội, với những quy chuẩn, đặc điểm tâm lý truyền thống, và những chính sách cụ thể.
Thứ nhất, xã hội ta từ xưa đến nay vẫn là xã hội hư học, trọng “hư danh”. Đến mức một miếnggiữa làng bằng một sàng xó bếp. Cái danh ở đây chính là cái ghế quyền lực. Mặt khác, tâm lý dòng họ, cộng đồng làng quê vốn rất nặng nề khiến cho cái ghế càng trở nên được tôn vinh, được vẻ vang, bởi một người làm quan cả họ được nhờ.
Thứ hai, các chính sách của Nhà nước bao giờ cũng tính đúng, tính đủ về quyền lợi cho các chức danh quản lý. Đây cũng chính là một điểm hấp dẫn của cái ghế quyền lực. Vì thế con người ta bằng đủ mọi cách để leo lên chiếc ghế quyền lực, mấy ai thích làm … chuyên viên?
Thứ ba, trong bối cảnh chạy chức, chạy quyền là một căn bệnh trầm kha của nước Việt, thì đã có ghế, người chủ cái ghế phải làm sao “quay vòng lợi tức” cho nhanh. Cái ghế bỗng trở thành một loại "túi Thạch Sanh".
Thứ tư, cái ghế quyền lực luôn gắn với lợi ích, bổng lộc. Đặc điểm này có thể phổ biến ở tất cả các quốc gia. Nhưng lợi ích, bổng lộc đó hoặc sẽ bị kiểm soát, giám sát, hoặc sẽ được… thả nổi tùy thuộc vào cơ chế quản lý, vào nền quản trị mỗi quốc gia minh bạch hay tù mù, văn minh hay tụt hậu. Cái ghế quyền lực, cũng tùy thuộc vào cơ chế, vào nền quản trị quốc gia đó, mà trở thành “ma lực” hoặc chỉ là một phương tiện để con người thực hiện bổn phận công dân do tài năng, năng lực của họ. Cái ghế đó, ở nơi này là phương tiện tỷ thí “chí làm trai”, ở nơi kia là mục đích kiếm lợi vĩnh viễn
Vì thế, hành vi tự giác từ chức, rời bỏ cái ghế quyền lực dễ dàng hay khó khăn, không chỉ tùy thuộc nhân cách, phẩm cách con người cụ thể. Mà còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh của cả một thiết chế văn minh, tiên tiến hay lạc hậu, khoa học hay phi khoa học, xác lập thành lối sống, thói quen tự giác hay không tự giác? Điều đó lý giải những hành vi từ chức ở mỗi quốc gia hoặc nhẹ như lông hồng, hoặc ngược lại, nặng như… đá đeo. Bởi nó cũng là sản phẩm của mỗi nền quản trị, mỗi thiết chế chính trị khác nhau.
Sự khác biệt về văn hóa từ chức không chỉ là sự khác biệt trách nhiệm cá nhân, mà còn là sản phẩm hành xử khác biệt của hai tầm tư duy, hai nền quản trị khác biệt, cho dù các quốc gia cùng chung sống dưới bầu trời thế kỷ 21. Chẳng thế, câu hỏi đặt ra cho người từ chức ở nước Việt thường là “khôn hay dại”? Mà ít ai đặt ra là liêm sỉ con người, có còn hay không?
Nhà sử học Dương Trung Quốc, trong trả lời báo Dân trí mới đây, ngày 14/10, cho thấy cái sự khó khăn của người chẳng may phải từ chức:
Cơ chế hiện nay đúng là khó vì khi đã là chính khách, công tác nhân sự rõ ràng phải qua một quy trình, việc “tiến” hay “thoái” đều khó mà tự lựa chọn. Vậy nên để thực hiện việc này phải đồng bộ, Đảng cần tạo ra một nhận thức chung và một cơ chế thuận lợi cho việc từ chức, chứ nếu quan niệm từ chức là một hình thức kỷ luật thì đầu tiên, người từ chức phải ra khỏi Đảng. Mà như thế thì dứt khoát người ta không ra.
Nợ công, mốt trụ sở hoành tráng, hay văn hóa từ chức có vẻ chẳng ăn nhập gì nhau. Nhưng nền tảng của những vấn đề nóng hổi tính thời sự đó vẫn là câu hỏi nhức nhối: Nước Việt có thể tiếp cận thế giới hiện đại hay vẫn “một mình một chợ” không bước kịp với văn minh nhân loại?
Sự không bước kịp đồng nghĩa với tụt hậu, cho dù có chiếc… áo phin nõn, gấu bô đê và chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ!
Theo vietnamnet.
Kỳ Duyên
Nước Việt có thể tiếp cận thế giới hiện đại hay vẫn một mình một chợ, không bước kịp với văn minh nhân loại?
I-Tuần này, nợ xấu còn chưa qua, nợ công đã… sồng sộc đến!
Số liệu công bố mới nhất của Chính phủ cho thấy đến hết năm 2014, nợ công dự kiến lên đến 60,3% GDP và đến cuối năm 2015 đạt mức 64% GDP (Người lao động, ngày 14/10). Nợ công, là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ (từ TƯ đến địa phương) đi vay hỗ trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Để hiểu được tính chất quy mô nợ công, người ta thường đo khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Cũng tính đến 09 giờ ngày 14/10, đồng hồ nợ công toàn cầu trên trang The Economist.com cho biết, nợ công của VN ở mức trên 84,607 tỷ USD. Bình quân nợ công theo đầu người là 933,41 USD/ người. Nợ công đến thời điểm này, chiếm 47,3% GDP, tăng 10,6% so với năm 2013.
Đáng chú ý, theo Ngân hàng thế giới (WB) năm 2013, GDP bình quân đầu người của VN là 1.910 USD/ người.
Ấn tượng trong tuần, mốt hoành tráng, đất nước, cái lạ, Kỳ Duyên, từ chức, văn hóa
Ảnh minh họa: Khều
Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước VN, nợ xấu (là các khoản tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay, mà không thể thu hồi lại được, do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản) ở thời điểm tháng 09/2014 là 500.000 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013 (tính trên tổng dư nợ cho vay).
Như vậy cả nợ công và nợ xấu đều có chiều hướng tăng- làm thành một cặp đôi… hoàn hảo trên “vũ trường” kinh tế nước Việt.
Đáng chú ý nữa, mặc dù quy định của Quốc hội thì nợ công -64% - vẫn nằm ở ngưỡng an toàn, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, thực chất nó đã ở mức cận kề rủi ro, rất đáng lo ngại. Vì bản chất của nợ công không chỉ nằm ở tỉ lệ % so với GDP, mà quan trọng là cơ cấu nợ, khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng các khoản vay để đầu tư công.
Cứ theo khái niệm bản chất này, thì từ năm 2012, VN đã bắt đầu phải thực hiện vay để đảo nợ, tức là dành một phần vốn vay mới để trả nợ cũ và mức đảo nợ này ngày càng… lớn. Năm 2014 Chính phủ phải vay hơn 70.000 tỉ đồng để đảo nợ. Năm 2015 dự kiến tăng gần gấp đôi, đạt mức 130.000 tỉ đồng. Số tiền lãi phải trả nợ hằng năm cũng đang leo thang (Người Lao động, ngày 14/10)
Thực trạng kinh tế nước Việt với những món nợ công, nợ xấu khiến cho ai nhìn vào những con số “có hồn” biết nói, cũng….ngơ ngẩn sầu.
Chợt nhớ tới câu chuyện thời bao cấp. Có một người đàn bà rất nghèo, thường xuyên phải đi vay tiền nuôi đàn con thơ trứng gà trứng vịt. Mỗi lần đi vay, bà hay mặc chiếc áo cánh phin nõn, gấu áo, cổ áo đều bô đê- mốt áo của những người đàn bà thành phố có của ăn của để thời đó, tay bà đeo chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ, trông rất hào nhoáng. Chỉ để cho mọi người có lòng tin rằng bà có đủ khả năng trả nợ.
Chính vì vậy, hiện tượng các địa phương sính mốt thời thượng- xây trụ sở to, hoành tráng bỗng nổi lên, khiến dư luận thêm một lần nổi sóng.
Người Việt mình vốn hay đua nhau theo phong trào. Nhưng cái tâm lý tiểu nông con gà tức nhau tiếng gáy thì muôn đời… truyền thống. Dư luận xã hội cách đây ít lâu xôn xao vụ việc nhà vệ sinh tiền tỷ, dát vàng, trong khi có không ít những bé thơ chân đất, bụng đói đi học. Xôn xao về cái tính "ăn tục" không từ một thứ gì. Nay lại xôn xao kính nể những trụ sở hành chính các tỉnh đua nhau thể hiện mình.
Nói cho công bằng, diện mạo một địa phương, đương nhiên phải thể hiện được cả cái uy, cái thế, và cả cái “nhân” với nhân gian. Nhưng điều đáng nói, kinh tế nước Việt đang ốm o, kinh tế địa phương nhiều tỉnh còn phải trông vào bầu sữa TƯ, mà thực chất cũng là tiền dân. Thì cái cách chọn thời điểm để thể hiện mình rất không cân xứng với tiềm lực kinh tế đã đành, mà còn đua nhau kiểu phi hoành tráng bất thành Ủy ban?
Thế nên, cả xã hội ngợp trước độ… chịu chơi của các tỉnh.
Đứng đầu tỉnh miền núi phía bắc, phải nói là Lai Châu. Một tỉnh miền núi cao, nghèo nhất nhì cả nước, thu nhập bình quân cũng… rứa. Vậy mà mới đây, Lai Châu hoàn thành Khu hành chính tập trung của tỉnh, với tổng diện tích sàn lên đến 42.000m2 , tổng mức đầu tư 554 tỷ đồng. Và công trình này vừa được tặng “Cúp vàng chất lượng xây dựng VN năm 2010”.
Tỉnh bắc đã vậy, tỉnh nam cũng không kém cạnh. Đến thời điểm này, đứng đầu là trụ sở UBND tỉnh Bình Dương. Với tòa nhà hành chính cao 20 tầng, hai tòa tháp, trụ sở này ngốn 1400 tỷ đồng. Không chịu thua, tỉnh Đồng Nai đang dự kiến xây trung tâm hành chính của tỉnh, với diện tích sàn xây dựng 122000 m2, và số vốn đầu tư dự kiến hơn 2200 tỷ đồng.
Mặc dù mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng trụ sở làm việc và hội trường cấp ủy Hậu Giang tọa lạc trên 3,3 hecta, với tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng, cũng được thiết kế rất hiện đại.
Chịu chơi nhất các tỉnh miền trung phải là UBND t/p Đà Nẵng, với một khối kiến trúc tân kỳ có 34 tầng nổi, tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 1.900 tỷ đồng.
Và mới đây nhất là tỉnh Hải Dương. Khu hành chính tỉnh này rộng khoảng 19,15 héc ta, với tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng sẽ mọc lên nay mai, gây nên bao đàm tiếu.
Trong khi tài năng điều hành, hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế- xã hội- dân trí các địa phương đó có “sánh” ngang với những trụ sở hoành tráng, diễm lệ hay không lại là chuyện khác. Nếu biết rằng có những tỉnh đã và đang xây trụ sở hoành tráng, hàng năm vẫn “vác rá” xin hỗ trợ.
Cái cách đua nhau chơi sang trước con mắt người dân nghèo, theo các chuyên gia kinh tế, quản lý xã hội, có nhiều nguyên nhân. Nhưng có một nguyên nhân dở nhất, đó là bệnh thành tích. Mà bệnh thành tích này lại xuất phát từ những …tiêu chuẩn rất lạ của nước Việt- đó là cách tính GDP.
Nước Việt nên gọi là “đất nước của những cái lạ”. Cách tính nợ công đã chẳng giống đâu. Nay lại đến cách tính GDP. Khiến cho người đứng đầu CP từng phải nhận xét: "Cách tính GDP ở các địa phương hiện nay không sát thực tế và so với quốc tế, không giống ai".
Theo Ths Bùi Ngọc Sơn (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới), và Ts Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia kinh tế), với cách tính GDP hiện nay, xây dựng cơ bản có mối liên quan rất chặt chẽ đến việc quyết toán chi phí, làm tăng trưởng GDP. Mà được tiếng tăng trưởng, tỉnh nào chả thích?
Mặt khác, dự án càng lớn, khả năng “hoa hồng” nở trên các công trình xây dựng, trên sắt, thép, bê tông càng… bẫm. Tự lúc nào dân gian cũng nhìn thấu “tình yêu hoa hồng” này, nên có câu tổng kết đắng chát: Muốn có ăn thì phải đẻ ra các dự án. Thế nên, xây trụ sở hoành tráng là được anh được ả được cả đôi bên. Tội gì không xây, vừa có tiếng vừa có miếng. Dù cái tiếng ấy là … tai tiếng
Nếu GDP nước Việt biết nói, thì sẽ nói gì nhỉ? Hay sẽ nói một cách cay đắng- toàn là của ta phúc các người?
Nhưng cái phúc ấy rất khó bền. Bởi đôi chân kinh tế nhiều tỉnh đang phải “đứng kiễng”. Một ví dụ sinh động hiển nhiên mới đây. Có trụ sở to nhưng chỉ số năng lưc cạnh tranh (PCI) một số tỉnh bỗng không chịu… cạnh tranh mạnh nữa. Năm 2013, Vũng Tàu bị tụt 18 hạng, đứng thứ 39/64 tỉnh, t/p cả nước. Còn tỉnh Bình Dương đang thứ hạng 19 (năm 2012) bỗng tụt xuống thứ 30.
Chả lẽ, các địa phương có trụ sở hoành tráng cũng nên chuẩn bị sắm cho mình… chiếc áo phin nõn, cổ áo bô đê cùng với chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ?
***
II- Cách đây hai năm, tháng 10/2012 trong đời sống sinh hoạt nước Việt dấy lên câu chuyện bỏ phiếu tín nhiệm. Với mục đích, kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ là chỉ số khách quan, khơi mào cho việc hình thành một lối ứng xử rất văn minh của các quan chức. Đó là văn hóa từ chức. Nay câu chuyện này lại trở lại khi có ý kiến đề xuất đưa quy định về việc từ chức vào một bộ luật mới.
Ấn tượng trong tuần, mốt hoành tráng, đất nước, cái lạ, Kỳ Duyên, từ chức, văn hóa
Thật ra, từ chức của các quan chức ở nhiều quốc gia là hành động rất bình thường, thậm chí như tất yếu. Hôm nay quan mai đã lại … dân rồi./ Anh vẫn hiểu làm quan là như thế (xin mượn ý thơ của Xuân Quỳnh). Mới có khái niệm văn hóa lãnh đạo và văn hóa từ chức- cũng là một cặp đôi “hoàn hảo” khác.
Cặp đôi này trở thành một trong những tiêu chí của một xã hội phát triển, con người đề cao văn hóa sống, văn hóa ứng xử với cộng đồng của giới quan chức. Nhìn ra thế giới, văn hóa ứng xử đó khiến cho nhân loại phải nể trọng, tôn trọng, vì tư cách người trong cuộc.
Thế giới vẫn còn nhớ câu chuyện ông Bộ trưởng Giao thông Ai Cập đã từ chức sau tai nạn thảm khốc giữa xe buýt và tàu hỏa (ngày 17/11/2012) khiến 51 em nhỏ nước này thiệt mạng. Rồi ông Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson từ chức ngày 21/6/2012 vì liên quan đến một vụ tai nạn giao thông.
Chỉ tiếc cái văn hóa ứng xử với cộng đồng kiểu đó, trong xã hội ta, còn quá hiếm và quý.
Có duy nhất hai vị quan chức VN từ chức, vì trọng danh dự, lại rơi vào trường hợp cả hai người này vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Đó là GS TSKH Nguyễn Kế Hào (nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học- Bộ GD), và ông Lê Huy Ngọ (nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Cũng lại thêm một “cái lạ” nữa của nước Việt.
Trong khi đó, có những quan chức khác sai phạm vì kém cỏi năng lực, người dân khẩn thiết đề nghị từ chức, thì lại từ chối. Kiểu như sai vắc xin thì xử vắc xin. Khiến văc xin bỗng như văc… xỉn.
Vì sao ở nước Việt, dư luận xã hội cứ nói hoài về văn hóa từ chức, mà cái văn hóa này không chịu thành… văn hóa? Xét cho cùng, lỗi không chỉ thuộc về con người, mà còn thuộc về xã hội, với những quy chuẩn, đặc điểm tâm lý truyền thống, và những chính sách cụ thể.
Thứ nhất, xã hội ta từ xưa đến nay vẫn là xã hội hư học, trọng “hư danh”. Đến mức một miếnggiữa làng bằng một sàng xó bếp. Cái danh ở đây chính là cái ghế quyền lực. Mặt khác, tâm lý dòng họ, cộng đồng làng quê vốn rất nặng nề khiến cho cái ghế càng trở nên được tôn vinh, được vẻ vang, bởi một người làm quan cả họ được nhờ.
Thứ hai, các chính sách của Nhà nước bao giờ cũng tính đúng, tính đủ về quyền lợi cho các chức danh quản lý. Đây cũng chính là một điểm hấp dẫn của cái ghế quyền lực. Vì thế con người ta bằng đủ mọi cách để leo lên chiếc ghế quyền lực, mấy ai thích làm … chuyên viên?
Thứ ba, trong bối cảnh chạy chức, chạy quyền là một căn bệnh trầm kha của nước Việt, thì đã có ghế, người chủ cái ghế phải làm sao “quay vòng lợi tức” cho nhanh. Cái ghế bỗng trở thành một loại "túi Thạch Sanh".
Thứ tư, cái ghế quyền lực luôn gắn với lợi ích, bổng lộc. Đặc điểm này có thể phổ biến ở tất cả các quốc gia. Nhưng lợi ích, bổng lộc đó hoặc sẽ bị kiểm soát, giám sát, hoặc sẽ được… thả nổi tùy thuộc vào cơ chế quản lý, vào nền quản trị mỗi quốc gia minh bạch hay tù mù, văn minh hay tụt hậu. Cái ghế quyền lực, cũng tùy thuộc vào cơ chế, vào nền quản trị quốc gia đó, mà trở thành “ma lực” hoặc chỉ là một phương tiện để con người thực hiện bổn phận công dân do tài năng, năng lực của họ. Cái ghế đó, ở nơi này là phương tiện tỷ thí “chí làm trai”, ở nơi kia là mục đích kiếm lợi vĩnh viễn
Vì thế, hành vi tự giác từ chức, rời bỏ cái ghế quyền lực dễ dàng hay khó khăn, không chỉ tùy thuộc nhân cách, phẩm cách con người cụ thể. Mà còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh của cả một thiết chế văn minh, tiên tiến hay lạc hậu, khoa học hay phi khoa học, xác lập thành lối sống, thói quen tự giác hay không tự giác? Điều đó lý giải những hành vi từ chức ở mỗi quốc gia hoặc nhẹ như lông hồng, hoặc ngược lại, nặng như… đá đeo. Bởi nó cũng là sản phẩm của mỗi nền quản trị, mỗi thiết chế chính trị khác nhau.
Sự khác biệt về văn hóa từ chức không chỉ là sự khác biệt trách nhiệm cá nhân, mà còn là sản phẩm hành xử khác biệt của hai tầm tư duy, hai nền quản trị khác biệt, cho dù các quốc gia cùng chung sống dưới bầu trời thế kỷ 21. Chẳng thế, câu hỏi đặt ra cho người từ chức ở nước Việt thường là “khôn hay dại”? Mà ít ai đặt ra là liêm sỉ con người, có còn hay không?
Nhà sử học Dương Trung Quốc, trong trả lời báo Dân trí mới đây, ngày 14/10, cho thấy cái sự khó khăn của người chẳng may phải từ chức:
Cơ chế hiện nay đúng là khó vì khi đã là chính khách, công tác nhân sự rõ ràng phải qua một quy trình, việc “tiến” hay “thoái” đều khó mà tự lựa chọn. Vậy nên để thực hiện việc này phải đồng bộ, Đảng cần tạo ra một nhận thức chung và một cơ chế thuận lợi cho việc từ chức, chứ nếu quan niệm từ chức là một hình thức kỷ luật thì đầu tiên, người từ chức phải ra khỏi Đảng. Mà như thế thì dứt khoát người ta không ra.
Nợ công, mốt trụ sở hoành tráng, hay văn hóa từ chức có vẻ chẳng ăn nhập gì nhau. Nhưng nền tảng của những vấn đề nóng hổi tính thời sự đó vẫn là câu hỏi nhức nhối: Nước Việt có thể tiếp cận thế giới hiện đại hay vẫn “một mình một chợ” không bước kịp với văn minh nhân loại?
Sự không bước kịp đồng nghĩa với tụt hậu, cho dù có chiếc… áo phin nõn, gấu bô đê và chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ!
Theo vietnamnet.
Kỳ Duyên
Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014
Chảy máu hay lưu thông chất xám,
Nguồn: Theo Tia Sáng
Tác giả: Nguyễn Sỹ Phương
Khác với kinh tế quản lý tập trung, nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung cầu. Thị trường nhân dụng cũng không ngoại lệ. Chúng luôn dịch chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu để lập thế cân bằng mới cả về cơ cấu lẫn số lượng, trong khi đó cả về chính sách lẫn nhận thức dân chúng nước ta chưa hẳn sẵn sàng thích ứng với quy luật lưu thông chất xám trong thời đại toàn cầu hoá mà vẫn nặng kỳ thị nó coi đó là chảy máu chất xám.
Phần I: Sự kiện 12/13 thủ khoa Đường lên đỉnh Olympia Việt Nam ở lại nước ngoài.
Cuộc thi kiến thức Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông của VTV3, tổ chức từ năm 1999 đến nay đã qua 14 năm. Ngoài phần thưởng, các nhà vô địch hằng năm còn được Đại học Kỹ thuật Swinburne Úc trao tặng 100% học bổng. Trong số 13 thủ khoa đã tốt nghiệp có đến 12 ở lại làm việc, như Trần Ngọc Minh, tốt nghiệp chuyên ngành telecom, làm việc ở Canberra. Võ Văn Dũng, ngành Information Systems & Business (Accouting), làm kế toán ở Melbourne. Đỗ Lâm Hoàng chuyên ngành Telecom, làm việc tại Melbourne.... Duy nhất nhà vô địch 2011, Lương Phương Thảo, trở về Việt Nam sinh sống. Sự kiện trên trở thành tin hot được dư luận quan tâm tranh cãi nhiều chiều gắn với hiện tượng toàn cầu, mà giới chỉ trích gọi là „chảy máu chất xám" tức mất chất xám. Thuật ngữ này dịch từ tiếng Anh: human capital flight, hoặc brain drain, dùng để chỉ trích dòng di cư nguồn nhân lực bậc cao giữa các nước, dồn về các nước giàu. Dư luận càng quan tâm hơn khi ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, Phó Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ Cần Thơ, từng học thạc sĩ chuyên ngành „quản lý quan hệ quốc tế“ tại Anh theo đề án 150 của Cần Thơ, được cử đi công tác tại Canada đầu tháng 7.2014, không về nước, viết thư xin nghỉ việc. Trong khi đó đề án 150 quy định người được du học bằng ngân sách phải cam kết làm việc cho địa phương thời hạn bằng ba lần thời gian học tập, làm cho luồng dư luận phản đối ông Long có thêm căn cứ pháp lý. Trước đó, ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, nhân dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đi tour du lịch sang Hàn Quốc không trở về. Cũng như trường hợp trên, luồng dư luận phản đối căn cứ vào văn bản 1665/UBND - SNV ngày 8/5/2013 quy định cán bộ, công chức viên chức nghỉ phép đi tham quan, du lịch nước ngoài phải được Giám đốc Sở Nội vụ cho phép. Những thành phần trên, dù nhìn dưới góc độ chảy máu chất xám hay không, cũng chỉ là 1 phần nhỏ trong tổng số gần 4 triệu người Việt, gốc Việt, hiện định cư ở nước ngoài, nằm trong quy luật di cư của xã hội loài người.
Phần II: Quy luật di cư
Hiện tượng di chuyển nơi cư trú (di cư, hay di trú) gắn liền với loài người từ nguyên thủy, dần hình thành các tộc chủng phân bố khăp năm châu. Và cũng như trái đất, nó trở thành quy luật vận động không ngưng nghỉ. Tích gốc người Việt từ con rồng cháu tiên, 50 người xuống biển, 50 lên rừng tỏ ra không ngoại lệ. Do đặc tính dị dưỡng, chưa nói người, đến động vật cũng vậy, tới độ hình thành cả loài chim di trú; di cư vì vậy có thể coi là quy luật „đất lành chim đậu" không thể cưỡng. Không phải vô cớ bài hát „Trái đất này là của chúng mình", cuốn hút trẻ em ước ao tới vậy !
Theo số liệu UN, năm 2005 thế giới có tới 190 triệu người di cư, chiếm 3% dân số toàn cầu.
Khảo cứu các nước OECD năm 2012 cho kết quả, con số nhập cư dôi (hiệu số đầu vào trừ đầu ra) ở Mỹ đứng đầu trên 1.000.000 người. Đức thứ 2 chừng 400.000, Anh Quốc 300.000 thứ 3; đứng cuối cùng Mexico 20.000, thứ hạng trước đó Phần Lan 23.000.
Phần III: Quy luật lưu thông chất xám
Con người sinh ra để mưu sinh, di cư chính nhằm thay đổi hẳn cuộc sống, tìm đất lành chim đậu. Nhất là khi bị đe doạ sinh tồn, như chiến tranh, thiên tai, đàn áp. Hoặc do kỳ vọng hay tìm thấy ở quốc gia mới môi trường làm việc phát huy được năng lực, thu nhập thích ứng, điều kiện xã hội mọi mặt bảo đảm chất lượng cuộc sống, thường xảy ra đối với lao động bậc cao - được gọi là „chất xám“. Chất xám chảy máu hay đó chỉ là sự lưu thông toàn cầu như bất kỳ thị trường nào, vốn, hàng hoá, tiền tệ... hoàn toàn do thể chế kinh tế chính trị quyết định. Trước đây không xảy ra hiện tượng di cư chất xám toàn cầu tới mức như hiện nay, do một nửa thế giới áp dụng nền kinh tế quản lý tập trung, đặc trưng của các nước xã hội chủ nghĩa. Theo đó, kế hoạch nhân lực do nhà nước phân bổ quản lý, cá nhân không được quyền và không thể tự do tìm, làm việc ở quốc gia khác; vượt ngoài giới hạn đó nhẹ bị coi là lưu vong, nặng quy kết về chính trị. Đề án 150 Cần Thơ và công văn 1665/UBND - SNV Bình Thuận đặt ra quy định đối với nhân sự họ liên quan tới làm việc ở nước ngoài, và luồng dư luận phản đối những người đó có thể nhìn nhận dưới góc độ trên. Như vậy cả về chính sách lẫn nhận thức dân chúng nước ta chưa hẳn sẵn sàng thích ứng với quy luật lưu thông chất xám trong thời đại toàn cầu hoá mà vẫn nặng kỳ thị nó coi đó là chảy máu chất xám. Khác với kinh tế quản lý tập trung, nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung cầu. Thị trường nhân dụng cũng không ngoại lệ. Chúng luôn dịch chuyển từ chỗ thưà sang chỗ thiếu để lập thế cân bằng mới cả về cơ cấu lẫn số lượng. Tốc độ có thể rất nhanh, như kết qủa UN thống kê 60 năm qua cho thấy số nhập cư dôi thay đổi chỉ trong vài ba năm. Đức năm 2009 mới đứng thứ 8, năm 2012 đã lên thứ 2, sau Mỹ. Dịch chuyển không theo một hướng mà mang tính thuận nghịch như xuất nhập khẩu; năm 2013 Đức có 1.226.000 triệu người nhập cư, thì cũng có tới 789.000 người Đức di cư ra nước ngoài. Không đâu là đất lành vĩnh viễn cho mọi con người! Thậm chí mang tính lặp lại, di cư rồi nhập cư trở lại; trong tổng số người nhập cư vào Đức nói trên có tới 110.000 người Đức di cư trước kia nay hồi hương. Nguyên lý thuận nghịch và lặp lại, hay nói cách khác „lưu thông chất xám", giúp tạo nên thị trường nhân dụng thế giới cân bằng động, không nước nào „chết hẳn" vì mất chất xám và cũng không nước nào „bội thực" vì quá nhiều. Còn chênh lệch là quy luật tất yếu của xã hội loài người, giống như giàu và nghèo, chính nó lại tạo ra động lực khắc phục nó, thúc đẩy vận động phát triển, tương tự như trong nhiệt động học, chênh lệch nhiệt độ là động lực quyết định tốc độ truyền nhiệt.
Phần IV: Thực tế nhập cư một số nước
Quy luật lưu thông chất xám không chỉ phát huy tác dụng ở nước giàu như Đức. Khác với chảy máu chất xám là mất nó, lưu thông chất xám giúp cho nước nghèo phát triển; trong số 3-4 triệu người Việt di cư ra nước ngoài, hiện hàng năm có trên 10 tỷ đô la ngang ngửa thu ngân sách nước ta, đổ về nước. Kèm theo đó, bao cá nhân, gia đình, nhà kinh doanh, cùng công ty nước ngoài, mang theo kiến thức công nghệ thiết bị về nước lập nghiệp (đáng tiếc thiếu số liệu thống kê để lượng hoá). Chưa nói những nhân vật tên tuổi thế giới sống ở nước ngoài như Ngô Bảo Châu đã và đang đóng góp cho đất nước.
Trung Quốc là nước hội nhập lưu thông chất xám có kết qủa hàng đầu thế giới; chấp nhận chảy máu chất xám ban đầu, thu lại chất xám về sau, biến nó thành lưu thông chất xám 2 chiều, thông qua khuyến khích học sinh du học, làm việc ở nước ngoài, thậm chí nhập quốc tịch hay kết hôn, rồi ưu đãi chào mời họ trở về. Từ những năm 1980 đến 2007, trên 2/3 số du học sinh Trung Quốc không về nước làm việc, 88% sinh viên du học tại Mỹ ở lại lâu dài ít nhất 5 năm. Năm 2012 có tới 72% chuyên gia Trung Quốc tới Mỹ bổ túc kiến thức, không trở về.
Ở Nga, trong vòng 10 năm hậu Xô Viết, ước từ 500.000 tới 800.000 chuyên gia Nga sang các nước phương Tây lập nghiệp. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thu hút nguồn chất xám; năm 2012, trong ngành y cứ 4 bác sĩ có một nhập cư. Anh thuộc quốc gia hiện đại, nhưng 1/3 trong số 3,3 triệu người Anh di cư ra nước ngoài có bằng đại học.
Trong gần 3.000 công dân Pháp lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, có tới 70% ở lại tương đương tỷ lệ ở lại của du học sinh Việt Nam, chứng tỏ chất xám lưu thông không hẳn cứ từ nước nghèo tới nước giàu.
Phần V: Tham khảo chính sách và thị trường chất xám ở Đức
Thị trường không phải một chiếc bánh để chia đều, hay phúc lợi nhà nước phải bảo đảm như nhau cho mọi người, mà là nơi cạnh tranh giành lợi nhuận, kể cả thị trường nhân dụng. Quốc gia nào tạo nên thị trường hấp dẫn, quốc gia đó sẽ vượt trội. Có thể tham khảo chính sách thu hút chất xám Đức, không phải bằng chủ trương chung chung hay mỹ từ kêu gọi, mà được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, tự động, trên cơ sở Luật Lưu trú (AufenthG) và nghị định Quyền Làm việc (BeschV), áp dụng cho sinh viên nước ngoài, đã tốt nghiệp đại học, các khoa học gia được mời, các trí thức, lao động nước ngoài bậc cao khác ngoài EU (trong EU được coi như người Đức). Theo Điều 16 Luật AufenthG, sinh viên nước ngoài học dự bị tiếng Đức sau năm thứ 1 và khi học chính thức không cần giấy phép của Cơ quan Lao động Đức cấp, được làm việc 120 ngày hoặc 240 nửa ngày / năm, không kể ngày lễ, cuối tuần, hay các công việc cộng tác khoa học, phụ trợ trong trường. Với luật lương tối thiểu áp dụng từ năm tới, 8,50 Euro/giờ, họ dễ dàng đảm bảo cuộc sống, chi phí học tập chưa kể hỗ trợ gia đình, và đặc biệt qua đó hoà nhập vào xã hội Đức, làm nền tảng cho họ tự quyết định dễ dàng nên ở lại hay hồi hương sau khi học, không bị thụ động đứng giữa đôi dòng nước.
Sinh viên các nước trong kỳ nghỉ hè sang Đức mỗi năm được phép làm việc 3 tháng (Điều 10 BeschV). Đó là cơ hội để họ tìm hiểu thị trường lao động Đức. Sinh viên nước ngoài thực tập trong khuôn khổ trao đổi giữa 2 nhà nước, được phép làm việc 1 năm không cần giấy phép lao động (Điều 2, BeschV).
Sinh viên nước ngoài học ở Đức, sau khi tốt nghiệp được cấp giấy phép lưu trú 18 tháng để tìm việc (Điều 16 Aufenth G). Nếu tìm được, sẽ được cấp giấy phép lưu trú có thời hạn ở Đức để làm việc (Điều 18 AufenthG). Sau 2 năm, được cấp giấy phép lưu trú vô thời hạn, tức định cư ở Đức (Điều 18 b Aufenth G). Nghĩa là nhà nước tạo mọi điều kiện cho sinh viên nước ngoài hoà nhập dần vào xã hội Đức từng cấp bậc một từ khi nhập học cho đến khi định cư hẳn. Giải thích tại sao đa phần sinh viên nước ngoài sau khi tốt nghiệp ở lại Đức, tới 2/3; số còn lại hồi hương do hoặc không tìm được chỗ làm việc, hoặc sẵn chỗ hưá hẹn trong nước tốt hơn, hoặc vì hoàn cảnh cá nhân.
Các nhà khoa học sang Đức nghiên cứu cộng tác sẽ được cấp giấy phép để lưu trú ở Đức với mục đích làm việc tiếp tục, nếu họ được nhận làm nhân viên nghiên cứu, giảng dạy, kỹ sư, kỹ thuật viên tại các trường đại học, cơ sở khoa học Đức, hoặc cơ sở tương tự (Điều 5 BeschV, Điều 18 AufenthG). Những người khác chưa được nhận vẫn được cấp giấy phép lưu trú tương tự, nếu họ có kiến thức chuyên môn đặc biệt có lợi cho xã hội Đức. Chính sách trên chính xuất phát từ nguyên lý sâu xa, nền kinh tế hiện đại còn được gọi là nền kinh tế trí thức, nên khả năng cạnh tranh của nó tùy thuộc vào lợi thế chất xám, cần phải thu hút. Những trường hợp như ông Nguyễn Ngọc Phi Long, hay ông Nguyễn Tất Thạch, hay bất cứ ai tương tự nếu nhìn từ góc độ chính sách nhà nước Đức nói trên, sẽ thấy đó là quy luật tất yếu; cá nhân bị nó chi phối chứ không thể chi phối lại. Tương tự các nhà khoa học trên, theo Điều 20 AufenthG và Quy phạm EU, các nhà nghiên cứu ngoại quốc được cấp giấy phép lưu trú với mục đích nghiên cứu nếu có các cơ sở nghiên cứu ở Đức tiếp nhận làm việc với mức lương tối thiểu 1.750 Euro/tháng (phiá Tây), 1.493,33 Euro/tháng (phiá Đông), nghĩa là thị trường tuyển dụng không chỉ ở Đức mà vươn ra toàn cầu. Cũng vậy các nhà khoa học hay giảng dạy ngoại quốc có kiến thức chuyên môn nổi trội hoặc ở vị trí lãnh đạo, muốn sang Đức làm việc, sẽ được cấp giấy phép lưu trú vĩnh viễn, không cần điều kiện mức lương tối thiểu (Điều 19 AufenthG). Người nước ngoài có bằng đại học được phép sang Đức tìm việc 6 tháng nếu tự bảo đảm được cuộc sống trong thời gian đó (Điều 18 AufenthG). Để ở lại làm việc tiếp tục, họ được cấp giấy phép lưu trú đặc biệt gọi là thẻ xanh EU, với điều kiện mức lương tối thiểu phải bằng 2/3 mức thu nhập giới hạn trên trong đóng bảo hiểm hưu trí nhà nước. Sau 33 tháng làm việc sẽ được cấp giấy phép lưu trú vô thời hạn (Điều 19a AufenthG). Ngay cả những người không được cấp thẻ xanh do không đạt mức lương tối thiểu cũng có thể được cấp giấy phép lưu trú để làm việc, nếu được cơ quan quản lý lao động đồng ý (Điều 27 BeschV). Người lao động bao giờ cũng gắn với gia đình, để thu hút lao động bậc cao yên cư lạc nghiệp thì phải bảo đảm gia đình họ được đoàn tụ. Người đoàn tụ cũng được cấp giấy phép lưu trú, làm việc và hưởng mọi tiêu chuẩn an sinh như mọi công dân Đức (Điều 2-15 BeschV).
Nhờ chính sách được luật hoá thành hành lang pháp lý trên, mà Đức hiện đứng hàng thứ 2 thế giới về nhập cư dôi, không chỉ thu hút chất xám thế giới mà còn bù đắp được vấn nạn dân số giảm 200.000 người mỗi năm do số người chết cao hơn số người sinh; hoà nhập họ như công dân Đức, nói cách khác công dân hoá lao động bậc cao nước ngoài.
Phần VI: Còn chính sách nước ta?
Nước ta chưa thể mong, và đủ khả năng công dân hoá lao động bậc cao nước ngoài như Đức vốn còn qúa xa vời, nhưng đối với lao động bậc cao người Việt và gốc Việt ở nước ngoài thì sao? Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, không quốc gia nào dùng được biện pháp hành chính để điều khiển thị trường lao động như trong nền kinh tế quản lý tập trung cả, mà chỉ có thể điều chỉnh chính mình để thích ứng với thị trường đó. Khác hẳn mọi thị trường khác mang tính vật chất nằm ngoài con người, thị trường lao động nằm trong chính mỗi con người, vì vậy chỉ có thể thích ứng với thị trường đó khi nước ta hội nhập đầy đủ thể chế kinh tế, xã hội thế giới. Mà điều kiện tiên quyết làm nền tảng cho nó, bước đi đột phá đầu tiên, có thể coi như thí điểm, chính là chính sách hoà nhập lao động tái nhập cư, bảo đảm bình đẳng, không phân biệt người Việt trong hay ngoài nước, như nhà nước Đức không hề phân biệt đối với người Đức ở nước ngoài hay công dân nước ngoài sống ở Đức. Đơn thuần như kết hôn thôi, hoàn toàn riêng tư, không phải đại sự quốc gia gì, ở Đức người Đức đăng ký ở đâu người nước ngoài cũng đăng ký ở đó. Nhưng nước ta phân biệt, ai quốc tịch nước ngoài đều phải tới Sở Tư pháp tỉnh thành, kể cả gốc Việt, lẫn người Việt định cư, còn người dân chỉ cần tới ủy ban phường xã. Chẳng nhẽ chính giới ta không ai nhận ra hai thế giới người Việt trong một quốc gia Việt qua từng hiện tượng riêng lẻ như thế cộng lại – cái gọi là chính sách trên thực tế ? Chỉ cần đạt được điều kiện tiên quyết trên thôi thì đã thu hút được bao lao động bậc cao Việt ở nước ngoài. Một khi sống ở đâu làm gì không còn phải lưỡng lự do bị phân biệt, ắt họ sẽ tự động chọn „quê hương là chùm khế ngọt" mà không cần bất cứ một ưu đãi ưu ái lợi ích nào ở Việt Nam vốn không thể nào cao hơn các quốc gia hiện đại.
Tác giả: Nguyễn Sỹ Phương
Khác với kinh tế quản lý tập trung, nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung cầu. Thị trường nhân dụng cũng không ngoại lệ. Chúng luôn dịch chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu để lập thế cân bằng mới cả về cơ cấu lẫn số lượng, trong khi đó cả về chính sách lẫn nhận thức dân chúng nước ta chưa hẳn sẵn sàng thích ứng với quy luật lưu thông chất xám trong thời đại toàn cầu hoá mà vẫn nặng kỳ thị nó coi đó là chảy máu chất xám.
Phần I: Sự kiện 12/13 thủ khoa Đường lên đỉnh Olympia Việt Nam ở lại nước ngoài.
Phần II: Quy luật di cư
Hiện tượng di chuyển nơi cư trú (di cư, hay di trú) gắn liền với loài người từ nguyên thủy, dần hình thành các tộc chủng phân bố khăp năm châu. Và cũng như trái đất, nó trở thành quy luật vận động không ngưng nghỉ. Tích gốc người Việt từ con rồng cháu tiên, 50 người xuống biển, 50 lên rừng tỏ ra không ngoại lệ. Do đặc tính dị dưỡng, chưa nói người, đến động vật cũng vậy, tới độ hình thành cả loài chim di trú; di cư vì vậy có thể coi là quy luật „đất lành chim đậu" không thể cưỡng. Không phải vô cớ bài hát „Trái đất này là của chúng mình", cuốn hút trẻ em ước ao tới vậy !
Theo số liệu UN, năm 2005 thế giới có tới 190 triệu người di cư, chiếm 3% dân số toàn cầu.
Khảo cứu các nước OECD năm 2012 cho kết quả, con số nhập cư dôi (hiệu số đầu vào trừ đầu ra) ở Mỹ đứng đầu trên 1.000.000 người. Đức thứ 2 chừng 400.000, Anh Quốc 300.000 thứ 3; đứng cuối cùng Mexico 20.000, thứ hạng trước đó Phần Lan 23.000.
Phần III: Quy luật lưu thông chất xám
Con người sinh ra để mưu sinh, di cư chính nhằm thay đổi hẳn cuộc sống, tìm đất lành chim đậu. Nhất là khi bị đe doạ sinh tồn, như chiến tranh, thiên tai, đàn áp. Hoặc do kỳ vọng hay tìm thấy ở quốc gia mới môi trường làm việc phát huy được năng lực, thu nhập thích ứng, điều kiện xã hội mọi mặt bảo đảm chất lượng cuộc sống, thường xảy ra đối với lao động bậc cao - được gọi là „chất xám“. Chất xám chảy máu hay đó chỉ là sự lưu thông toàn cầu như bất kỳ thị trường nào, vốn, hàng hoá, tiền tệ... hoàn toàn do thể chế kinh tế chính trị quyết định. Trước đây không xảy ra hiện tượng di cư chất xám toàn cầu tới mức như hiện nay, do một nửa thế giới áp dụng nền kinh tế quản lý tập trung, đặc trưng của các nước xã hội chủ nghĩa. Theo đó, kế hoạch nhân lực do nhà nước phân bổ quản lý, cá nhân không được quyền và không thể tự do tìm, làm việc ở quốc gia khác; vượt ngoài giới hạn đó nhẹ bị coi là lưu vong, nặng quy kết về chính trị. Đề án 150 Cần Thơ và công văn 1665/UBND - SNV Bình Thuận đặt ra quy định đối với nhân sự họ liên quan tới làm việc ở nước ngoài, và luồng dư luận phản đối những người đó có thể nhìn nhận dưới góc độ trên. Như vậy cả về chính sách lẫn nhận thức dân chúng nước ta chưa hẳn sẵn sàng thích ứng với quy luật lưu thông chất xám trong thời đại toàn cầu hoá mà vẫn nặng kỳ thị nó coi đó là chảy máu chất xám. Khác với kinh tế quản lý tập trung, nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung cầu. Thị trường nhân dụng cũng không ngoại lệ. Chúng luôn dịch chuyển từ chỗ thưà sang chỗ thiếu để lập thế cân bằng mới cả về cơ cấu lẫn số lượng. Tốc độ có thể rất nhanh, như kết qủa UN thống kê 60 năm qua cho thấy số nhập cư dôi thay đổi chỉ trong vài ba năm. Đức năm 2009 mới đứng thứ 8, năm 2012 đã lên thứ 2, sau Mỹ. Dịch chuyển không theo một hướng mà mang tính thuận nghịch như xuất nhập khẩu; năm 2013 Đức có 1.226.000 triệu người nhập cư, thì cũng có tới 789.000 người Đức di cư ra nước ngoài. Không đâu là đất lành vĩnh viễn cho mọi con người! Thậm chí mang tính lặp lại, di cư rồi nhập cư trở lại; trong tổng số người nhập cư vào Đức nói trên có tới 110.000 người Đức di cư trước kia nay hồi hương. Nguyên lý thuận nghịch và lặp lại, hay nói cách khác „lưu thông chất xám", giúp tạo nên thị trường nhân dụng thế giới cân bằng động, không nước nào „chết hẳn" vì mất chất xám và cũng không nước nào „bội thực" vì quá nhiều. Còn chênh lệch là quy luật tất yếu của xã hội loài người, giống như giàu và nghèo, chính nó lại tạo ra động lực khắc phục nó, thúc đẩy vận động phát triển, tương tự như trong nhiệt động học, chênh lệch nhiệt độ là động lực quyết định tốc độ truyền nhiệt.
Phần IV: Thực tế nhập cư một số nước
Quy luật lưu thông chất xám không chỉ phát huy tác dụng ở nước giàu như Đức. Khác với chảy máu chất xám là mất nó, lưu thông chất xám giúp cho nước nghèo phát triển; trong số 3-4 triệu người Việt di cư ra nước ngoài, hiện hàng năm có trên 10 tỷ đô la ngang ngửa thu ngân sách nước ta, đổ về nước. Kèm theo đó, bao cá nhân, gia đình, nhà kinh doanh, cùng công ty nước ngoài, mang theo kiến thức công nghệ thiết bị về nước lập nghiệp (đáng tiếc thiếu số liệu thống kê để lượng hoá). Chưa nói những nhân vật tên tuổi thế giới sống ở nước ngoài như Ngô Bảo Châu đã và đang đóng góp cho đất nước.
Trung Quốc là nước hội nhập lưu thông chất xám có kết qủa hàng đầu thế giới; chấp nhận chảy máu chất xám ban đầu, thu lại chất xám về sau, biến nó thành lưu thông chất xám 2 chiều, thông qua khuyến khích học sinh du học, làm việc ở nước ngoài, thậm chí nhập quốc tịch hay kết hôn, rồi ưu đãi chào mời họ trở về. Từ những năm 1980 đến 2007, trên 2/3 số du học sinh Trung Quốc không về nước làm việc, 88% sinh viên du học tại Mỹ ở lại lâu dài ít nhất 5 năm. Năm 2012 có tới 72% chuyên gia Trung Quốc tới Mỹ bổ túc kiến thức, không trở về.
Ở Nga, trong vòng 10 năm hậu Xô Viết, ước từ 500.000 tới 800.000 chuyên gia Nga sang các nước phương Tây lập nghiệp. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thu hút nguồn chất xám; năm 2012, trong ngành y cứ 4 bác sĩ có một nhập cư. Anh thuộc quốc gia hiện đại, nhưng 1/3 trong số 3,3 triệu người Anh di cư ra nước ngoài có bằng đại học.
Trong gần 3.000 công dân Pháp lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, có tới 70% ở lại tương đương tỷ lệ ở lại của du học sinh Việt Nam, chứng tỏ chất xám lưu thông không hẳn cứ từ nước nghèo tới nước giàu.
Phần V: Tham khảo chính sách và thị trường chất xám ở Đức
Thị trường không phải một chiếc bánh để chia đều, hay phúc lợi nhà nước phải bảo đảm như nhau cho mọi người, mà là nơi cạnh tranh giành lợi nhuận, kể cả thị trường nhân dụng. Quốc gia nào tạo nên thị trường hấp dẫn, quốc gia đó sẽ vượt trội. Có thể tham khảo chính sách thu hút chất xám Đức, không phải bằng chủ trương chung chung hay mỹ từ kêu gọi, mà được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, tự động, trên cơ sở Luật Lưu trú (AufenthG) và nghị định Quyền Làm việc (BeschV), áp dụng cho sinh viên nước ngoài, đã tốt nghiệp đại học, các khoa học gia được mời, các trí thức, lao động nước ngoài bậc cao khác ngoài EU (trong EU được coi như người Đức). Theo Điều 16 Luật AufenthG, sinh viên nước ngoài học dự bị tiếng Đức sau năm thứ 1 và khi học chính thức không cần giấy phép của Cơ quan Lao động Đức cấp, được làm việc 120 ngày hoặc 240 nửa ngày / năm, không kể ngày lễ, cuối tuần, hay các công việc cộng tác khoa học, phụ trợ trong trường. Với luật lương tối thiểu áp dụng từ năm tới, 8,50 Euro/giờ, họ dễ dàng đảm bảo cuộc sống, chi phí học tập chưa kể hỗ trợ gia đình, và đặc biệt qua đó hoà nhập vào xã hội Đức, làm nền tảng cho họ tự quyết định dễ dàng nên ở lại hay hồi hương sau khi học, không bị thụ động đứng giữa đôi dòng nước.
Sinh viên các nước trong kỳ nghỉ hè sang Đức mỗi năm được phép làm việc 3 tháng (Điều 10 BeschV). Đó là cơ hội để họ tìm hiểu thị trường lao động Đức. Sinh viên nước ngoài thực tập trong khuôn khổ trao đổi giữa 2 nhà nước, được phép làm việc 1 năm không cần giấy phép lao động (Điều 2, BeschV).
Sinh viên nước ngoài học ở Đức, sau khi tốt nghiệp được cấp giấy phép lưu trú 18 tháng để tìm việc (Điều 16 Aufenth G). Nếu tìm được, sẽ được cấp giấy phép lưu trú có thời hạn ở Đức để làm việc (Điều 18 AufenthG). Sau 2 năm, được cấp giấy phép lưu trú vô thời hạn, tức định cư ở Đức (Điều 18 b Aufenth G). Nghĩa là nhà nước tạo mọi điều kiện cho sinh viên nước ngoài hoà nhập dần vào xã hội Đức từng cấp bậc một từ khi nhập học cho đến khi định cư hẳn. Giải thích tại sao đa phần sinh viên nước ngoài sau khi tốt nghiệp ở lại Đức, tới 2/3; số còn lại hồi hương do hoặc không tìm được chỗ làm việc, hoặc sẵn chỗ hưá hẹn trong nước tốt hơn, hoặc vì hoàn cảnh cá nhân.
Các nhà khoa học sang Đức nghiên cứu cộng tác sẽ được cấp giấy phép để lưu trú ở Đức với mục đích làm việc tiếp tục, nếu họ được nhận làm nhân viên nghiên cứu, giảng dạy, kỹ sư, kỹ thuật viên tại các trường đại học, cơ sở khoa học Đức, hoặc cơ sở tương tự (Điều 5 BeschV, Điều 18 AufenthG). Những người khác chưa được nhận vẫn được cấp giấy phép lưu trú tương tự, nếu họ có kiến thức chuyên môn đặc biệt có lợi cho xã hội Đức. Chính sách trên chính xuất phát từ nguyên lý sâu xa, nền kinh tế hiện đại còn được gọi là nền kinh tế trí thức, nên khả năng cạnh tranh của nó tùy thuộc vào lợi thế chất xám, cần phải thu hút. Những trường hợp như ông Nguyễn Ngọc Phi Long, hay ông Nguyễn Tất Thạch, hay bất cứ ai tương tự nếu nhìn từ góc độ chính sách nhà nước Đức nói trên, sẽ thấy đó là quy luật tất yếu; cá nhân bị nó chi phối chứ không thể chi phối lại. Tương tự các nhà khoa học trên, theo Điều 20 AufenthG và Quy phạm EU, các nhà nghiên cứu ngoại quốc được cấp giấy phép lưu trú với mục đích nghiên cứu nếu có các cơ sở nghiên cứu ở Đức tiếp nhận làm việc với mức lương tối thiểu 1.750 Euro/tháng (phiá Tây), 1.493,33 Euro/tháng (phiá Đông), nghĩa là thị trường tuyển dụng không chỉ ở Đức mà vươn ra toàn cầu. Cũng vậy các nhà khoa học hay giảng dạy ngoại quốc có kiến thức chuyên môn nổi trội hoặc ở vị trí lãnh đạo, muốn sang Đức làm việc, sẽ được cấp giấy phép lưu trú vĩnh viễn, không cần điều kiện mức lương tối thiểu (Điều 19 AufenthG). Người nước ngoài có bằng đại học được phép sang Đức tìm việc 6 tháng nếu tự bảo đảm được cuộc sống trong thời gian đó (Điều 18 AufenthG). Để ở lại làm việc tiếp tục, họ được cấp giấy phép lưu trú đặc biệt gọi là thẻ xanh EU, với điều kiện mức lương tối thiểu phải bằng 2/3 mức thu nhập giới hạn trên trong đóng bảo hiểm hưu trí nhà nước. Sau 33 tháng làm việc sẽ được cấp giấy phép lưu trú vô thời hạn (Điều 19a AufenthG). Ngay cả những người không được cấp thẻ xanh do không đạt mức lương tối thiểu cũng có thể được cấp giấy phép lưu trú để làm việc, nếu được cơ quan quản lý lao động đồng ý (Điều 27 BeschV). Người lao động bao giờ cũng gắn với gia đình, để thu hút lao động bậc cao yên cư lạc nghiệp thì phải bảo đảm gia đình họ được đoàn tụ. Người đoàn tụ cũng được cấp giấy phép lưu trú, làm việc và hưởng mọi tiêu chuẩn an sinh như mọi công dân Đức (Điều 2-15 BeschV).
Nhờ chính sách được luật hoá thành hành lang pháp lý trên, mà Đức hiện đứng hàng thứ 2 thế giới về nhập cư dôi, không chỉ thu hút chất xám thế giới mà còn bù đắp được vấn nạn dân số giảm 200.000 người mỗi năm do số người chết cao hơn số người sinh; hoà nhập họ như công dân Đức, nói cách khác công dân hoá lao động bậc cao nước ngoài.
Phần VI: Còn chính sách nước ta?
Nước ta chưa thể mong, và đủ khả năng công dân hoá lao động bậc cao nước ngoài như Đức vốn còn qúa xa vời, nhưng đối với lao động bậc cao người Việt và gốc Việt ở nước ngoài thì sao? Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, không quốc gia nào dùng được biện pháp hành chính để điều khiển thị trường lao động như trong nền kinh tế quản lý tập trung cả, mà chỉ có thể điều chỉnh chính mình để thích ứng với thị trường đó. Khác hẳn mọi thị trường khác mang tính vật chất nằm ngoài con người, thị trường lao động nằm trong chính mỗi con người, vì vậy chỉ có thể thích ứng với thị trường đó khi nước ta hội nhập đầy đủ thể chế kinh tế, xã hội thế giới. Mà điều kiện tiên quyết làm nền tảng cho nó, bước đi đột phá đầu tiên, có thể coi như thí điểm, chính là chính sách hoà nhập lao động tái nhập cư, bảo đảm bình đẳng, không phân biệt người Việt trong hay ngoài nước, như nhà nước Đức không hề phân biệt đối với người Đức ở nước ngoài hay công dân nước ngoài sống ở Đức. Đơn thuần như kết hôn thôi, hoàn toàn riêng tư, không phải đại sự quốc gia gì, ở Đức người Đức đăng ký ở đâu người nước ngoài cũng đăng ký ở đó. Nhưng nước ta phân biệt, ai quốc tịch nước ngoài đều phải tới Sở Tư pháp tỉnh thành, kể cả gốc Việt, lẫn người Việt định cư, còn người dân chỉ cần tới ủy ban phường xã. Chẳng nhẽ chính giới ta không ai nhận ra hai thế giới người Việt trong một quốc gia Việt qua từng hiện tượng riêng lẻ như thế cộng lại – cái gọi là chính sách trên thực tế ? Chỉ cần đạt được điều kiện tiên quyết trên thôi thì đã thu hút được bao lao động bậc cao Việt ở nước ngoài. Một khi sống ở đâu làm gì không còn phải lưỡng lự do bị phân biệt, ắt họ sẽ tự động chọn „quê hương là chùm khế ngọt" mà không cần bất cứ một ưu đãi ưu ái lợi ích nào ở Việt Nam vốn không thể nào cao hơn các quốc gia hiện đại.
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
Công thức thịnh vượng cho Việt Nam
Nguồn -http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/195820/cong-thuc-thinh-vuong-cho-viet-nam.html
Nhà báo Việt Lâm: Xin chào quý độc giả . Vươn lên thịnh vượng có lẽ là khát vọng chung của mọi dân tộc. Lâu nay các nhà chính trị, kinh tế trên toàn thế giới vẫn đi tìm câu trả lời: Vì sao có quốc gia thành công nhưng cũng có không ít nước thất bại mặc dù họ có cùng xuất phát điểm thậm chí chia sẻ những tương đồng về văn hóa và chính trị? Liệu có công thức chính sách nào cho mọi quốc gia trên đường đi đến phồn vinh hay không? Câu hỏi đó có lẽ càng trở nên đau đáu với mọi người dân Việt Nam. Để góp phần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rất quan trọng này, VietNamNet tổ chức thảo luận trực tuyến với ông Vũ Minh Khương, Tiến sỹ về kinh tế học phát triển tại Đại học Harvard và hiện là Giáo sư Đại học Quốc gia Singapore. Ông cũng là nhân vật quen thuộc với bạn đọc hơn 10 năm qua với các bài viết sắc sảo và tâm huyết về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
- Trước hết, xin được bắt đầu cuộc thảo luận ngày hôm nay của chúng ta với những chia sẻ của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cách đây chưa lâu trên báo Tuổi Trẻ. "Cách đây bốn, năm mươi năm thì Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương, sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam hiện có 90.000 người sống tại Hàn Quốc chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc ở Việt Nam làm ông chủ còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì làm ôsin, nghe mà xót lòng!". Ông nghĩ sao về suy tư trên?
TS Vũ Minh Khương: Tôi rất đồng cảm với ý kiến sâu sắc và đầy xúc cảm của anh Vũ Ngọc Hoàng. Tôi cũng đã gặp anh Vũ Ngọc Hoàng và ấn tượng với con người đầy tâm huyết này. Chúng ta cùng chia sẻ sự trăn trở về vận mệnh của đất nước. Nhìn lại câu chuyện của Hàn Quốc, đây cũng là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Bởi năm 1960, Hàn Quốc và Philippines tương đồng về mọi mặt. Thậm chí, Philippines lợi thế hơn rất nhiều như sự hỗ trợ của quốc tế, dân trí khá tốt, tiếng Anh thông thạo. Lúc đó mọi người dự báo rằng, một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ kém xa Philippines và Philippines đã sẵn sàng cho sự phát triển thịnh vượng. Thế nhưng ba mươi năm sau, nhìn lại Hàn Quốc đã tổ chức được Olympic thế giới và khẳng định được vị thế một dân tộc đang trỗi dậy rất mạnh mẽ.
Vì sao dân tộc họ đi được nhanh như thế? Việc trì trệ có thể nhiều lý giải, nhưng để cất cánh thì rõ ràng có bài học rất lớn mà các nước muốn trỗi dậy phải học hỏi. Robert Lucas, một giáo sư Mỹ nổi tiếng, kinh tế gia đoạt giải Nobel có nói rằng: "nếu ta hiểu được thấu đáo con đường đi đến phồn vinh của một dân tộc thì chắc chắn ta sẽ làm ra được một cái thần kỳ khác tương tự như thế".
Hơn 10 năm nay sau khi rời công việc của Chính phủ (TS. Vũ Minh Khương từng là Chánh văn phòng UBND Thành phố Hải Phòng - xem thêm Chuyện về một TS Harvard người Việt), tôi cũng đã tìm hiểu với một lòng đau đáu như Việt Lâm vừa nói, rằng có một ngày nào đó không xa đâu, kỉ niệm 100 năm độc lập của Việt Nam ta, dân tộc mình sẽ ngẩng đầu hùng cường và có thể đi khắp thế giới để chia sẻ kinh nghiệm thành công. Chúng ta thoát khỏi chiến tranh và chấp nhận muôn vàn hi sinh để một ngày nào đó chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta không chỉ vươn tới phồn vinh mà còn chia sẻ kinh nghiệm với thế giới làm sao để bồi đắp hòa bình, xây dựng tình hữu nghị và thịnh vượng chung.
Nhà báo Việt Lâm:Được biết ông cũng là tác giả của cuốn sách gây chú ý trong giới làm chính sách và nghiên cứu kinh tế với tựa đề "The Dynamics of Economic growth: Policy insights from comparative and analyses in Asia (tạm dịch: Những động lực của tăng trưởng kinh tế: Góc nhìn chính sách từ các phân tích so sánh ở châu Á). Qua phân tích mô hình phát triển của 16 quốc gia Châu Á, ông thấy có thể đúc kết những bài học nào?
TS. Vũ Minh Khương: Quá trình phát triển của các dân tộc tổng kết lại bằng tiếng Anh chỉ có 3 chữ "EEC". E thứ nhất là emotion, trong tiếng Anh người ta còn chơi chữ tốt hơn: "E stands for Energy" nghĩa là năng lượng, motion là chuyển động. Đây là cội nguồn và động lực trung tâm của mọi quá trình cải biến. Bởi vì phát triển kinh tế không phải chỉ là quá trình đầu tư đơn thuần mà đây là công cuộc cải biến vĩ đại đòi hỏi sự chuyển động rất lớn, nói cách khác con người phải có xúc cảm rất cao. Emotion có hai trạng thái quan trọng. Trạng thái thấp của emotion chỉ đơn thuần là cảm xúc, thường là nghi kỵ, bi quan, ức chế. Nếu chỉ đơn thuần giải phóng năng lượng xúc cảm ở trạng thái thấp như thế sẽ gây ra những rối loạn, thậm chí phức tạp và bất ổn. Chẳng hạn chúng ta thấy ở cấp độ quốc gia, công ty thì đơn từ kiện tụng triền miên.
Tuy nhiên, nếu nâng được xúc cảm lên cấp độ cao hơn, "aspiration", là khát vọng, là sự lo lắng cho vận mệnh dân tộc và ý thức trách nhiệm với tương lai. Khi xúc cảm ở dạng này được giải phóng ra thì năng lượng vô cùng lớn. Tổng thống Park Chun Hee khi khởi xướng cuộc cải cách cho Hàn Quốc, đã tuyên bố rõ: "Tôi mong muốn từng ngày làm cho Hàn Quốc đuổi kịp Nhật Bản".
Đó là lời thề thiêng liêng, lời tuyên thệ về phồn vinh của dân tộc. Động lực xúc cảm này truyền tải rất mạnh mẽ đến giới tinh hoa. Cái hay là trước đó, dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn, các tập đoàn, công ty tham nhũng triền miên nhưng ông Park Chun Hee không bắt tù họ, mà mời họ cùng ngồi với Chính phủ để bàn bạc làm gì để dân tộc Hàn Quốc tiến lên, đối phó được với sự đe doạ của bên ngoài và tình thế thế giới đang khắc nghiệt như thế. Họ đã chụm đầu với nhau và đi những bước thần kỳ.
Phải nói rằng dân tộc Hàn Quốc ngày đấy còn đói khát, khổ sở hơn nước ta rất nhiều. Đầu tư nước ngoài không đáng kể, chỉ có một số trợ giúp nhất định của Mỹ và bồi thường chiến tranh của Nhật Bản. Nhưng dân tộc họ tràn đầy xúc cảm, khát vọng vươn lên, từ người lãnh đạo đến doanh nghiệp và người dân.
Chữ E thứ 2 là Enlightenment, nghĩa là độ khai sáng, mà độ khai sáng phải luôn luôn trau dồi, phải nhận thức rõ bối cảnh thế giới, tri thức về thế giới của mình phải thông suốt. Tư duy của mình phải học hỏi, mở mang, quý trọng đồng bào mình, quý trọng các cộng đồng xung quanh, phải liên tục học hỏi. Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của sự khai sáng từ cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản đến các cải cách của các nước sau này như Hàn Quốc, Singapore, thậm chí Trung Quốc với cải cách của Đặng Tiểu Bình. Điều quan trọng nhất là người lãnh đạo phải khai sáng, nếu không sẽ bị sa lầy vào những khủng hoảng không cần thiết như Nga hoặc Trung Quốc hiện nay. Những biểu hiện có thể thấy là họ hà khắc với dân tộc thiểu số, không coi trọng láng giềng, coi thường quy luật phát triển của lịch sử. Ngay cả trong chống tham nhũng, lẽ ra phải xây dựng những cơ chế khiến người ta không tham nhũng được, thay vì phát động đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Khi độ khai sáng có dấu hiệu đi xuống, chắc chắn đất nước ấy sẽ gặp khó khăn trên con đường phát triển trong thời gian tới.
Tôi muốn lưu ý rằng, enlightenment là yếu tố luôn luôn tự khai sáng chính mình chứ không phải anh có khai sáng rồi là yên tâm. Đây là quá trình học hỏi không ngừng, luôn luôn xem lại mình và nhìn lại người khác, nhìn sang người khác để thấy cái hay của người khác để học hỏi, cái dở của người khác để tránh. Đấy là trách nhiệm của người lãnh đạo, trách nhiệm của tri thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của từng người dân.
Chữ C - chân kiềng thứ ba là Coordination - tính phối thuộc, đòi hỏi đội ngũ có năng lực. Động lực phát triển của một dân tộc phải được hiện thực hoá thành những chương trình hành động cụ thể, dưới sự dẫn dắt, điều hành và phối hợp của những con người cụ thể.
Nhà báo Việt Lâm:Vậy ông nhìn nhận ra sao về ba yếu tố này ở Việt Nam hiện nay?
TS. Vũ Minh Khương: Tôi thấy tương đối vui vì xúc cảm và khai sáng của người Việt Nam mình trong vài chục năm đổi mới vừa qua có sự vượt bậc. Tôi có thể cảm nhận được điều này khi nói chuyện với những người dân bình thường, trí thức, doanh nghiệp và cả lãnh đạo Chính phủ. Tôi cho rằng đây là bước tiến rất quan trọng để làm tiền đề cho sự trỗi dậy của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tính phối thuộc sẽ là trở ngại, thách thức lớn cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tính phối thuộc thế nào cho chặt chẽ phải dựa vào chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển tức là mình đi đến đâu trong vòng 30 năm tới bởi thời gian gấp rút lắm rồi. Nếu một dân tộc hi sinh hàng triệu con người, mất mát hàng thập kỷ vì chiến tranh mà năm 2045 lại tỏa đi các nơi làm thuê, tôi cho rằng chưa xứng đáng là đã sản sinh ra những con người vĩ đại như Trần Hưng Đạo, Bác Hồ (Hồ Chí Minh), Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy chúng ta phải xứng đáng hơn với thế hệ đi trước.
Xét những trùng hợp thú vị về những dấu mốc thời gian quan trọng của Việt Nam, 1945, 1975 thì nếu năm 2015 chúng ta khởi đầu bằng công cuộc cải cách vĩ đại như thế, để ba thập kỷ tới, vào năm 2045 tròn 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ thực sự cất cánh. Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được điều thần kỳ đó. Tôi đã các cuộc nói chuyện với một số nhà lãnh đạo Chính phủ về những vấn đề mà chúng ta đang trao đổi và càng thấy tự tin hơn. Bởi tôi thấy chúng ta có những con người sẵn sàng đảm đương và làm hết lòng với những công việc được phân công. Điều đó rất đáng quý.
Xoay lợi ích nhóm thành lợi ích dân tộc
Nhà báo Việt Lâm:Đúng là như ông nói, các yếu tố về cảm xúc và khai sáng đã hiện diện đây đó. Ở nhiều nước khác, có khi các nhà lãnh đạo phải lo lắng trước tình trạng thờ ơ của dân chúng với chính trị nhưng ở Việt Nam, người dân rất quan tâm và trăn trở trước thời cuộc. Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu ý kiến góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng hay đường lối phát triển của đất nước. Mới đây thôi, cũng có hàng chục triệu ý kiến tham gia thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta cũng được chứng kiến không ít nhà lãnh đạo đã chia sẻ suy tư về khoảng cách phát triển giữa VN với thế giới. Rõ ràng đang có một nguồn cảm xúc rất cháy bỏng cho sự trỗi dậy của đất nước. Nhưng mặt trái của nó lại là nếu như năng lượng cảm xúc không hoá giải thành hành động cụ thể thì có thể dẫn tới sự mệt mỏi, hoài nghi, thậm chí một ngày nào đó sẽ biến thành sự vô cảm. Ông nghĩ sao về nguy cơ này?
TS. Vũ Minh Khương: Tôi cảm nhận được nguy cơ này đang cận kề. Đây là lúc cần nhất đến vai trò người lãnh đạo. Tất nhiên giới trí thức, giới doanh nhân cũng như tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều phải có trách nhiệm trong công cuộc đổi thay này của đất nước. Nhưng rõ ràng người lãnh đạo phải là người khởi xướng. Vai trò của người lãnh đạo khởi đầu từ đâu tôi sẽ bàn sau nhưng trước khi đi vào bước cụ thể chúng ta phải thống nhất với nhau về nguyên lý hành động đã.
Về nguyên lý, chúng ta hoàn toàn có thể biến những hạn chế hiện nay thành sức mạnh. Chẳng hạn như ba vấn đề mà người ta cứ hay than phiền ở VN hiện nay, như "bệnh thành tích", lợi ích nhóm hay chủ nghĩa bảo thủ. Nếu có một chiến lược tốt, hoàn toàn có thể xoay chuyển chúng theo hướng tích cực.
Ví dụ như bệnh thành tích. Ở nước ngoài người ta nói bệnh thành tích là tốt chứ, bởi vì người ta cố gắng làm để đạt được chỉ số tốt. Vậy thay vì chạy theo điểm số, tại sao không chọn thành tích đem lại sự đổi thay cho đất nước, tôn trọng nhân dân, dân chủ hóa như là thành tích tối thượng mà lãnh đạo các cấp cũng như nhân dân được hưởng.
Nhóm lợi ích xét ở mặt nào đó cũng có ý nghĩa tích cực, bởi lẽ con người ai cũng có lợi ích riêng. Vậy nhà lãnh đạo làm sao xoay lợi ích riêng, lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia, giống như để cho Huyndai, Samsung, LG không chỉ phồn vinh thịnh vượng mà còn đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước. Cái đấy thực ra chỉ cần một cú click để xoay trục nếu có sự phối thuộc tốt.
Thứ ba, chúng ta hay than phiền nhóm này, nhóm kia bảo thủ. Thế nhưng chính Đảng Bảo thủ của bà Thatcher lại là người khởi xướng cuộc cải cách nước Anh một cách kỳ vĩ bởi họ có nguyên lý bảo thủ đảm bảo sự tồn vong của dân tộc họ. Chúng ta cũng có những nguyên lý bảo thủ, chứ không phải nói cứ học Tây hết đi là không được. Vấn đề là xoay những nguyên lý đó theo hướng phục vụ lợi ích dân tộc, vì một mục tiêu cháy bỏng đưa đất nước tới hùng cường.
(còn tiếp)
Tuần Việt Nam
Nhà báo Việt Lâm: Xin chào quý độc giả . Vươn lên thịnh vượng có lẽ là khát vọng chung của mọi dân tộc. Lâu nay các nhà chính trị, kinh tế trên toàn thế giới vẫn đi tìm câu trả lời: Vì sao có quốc gia thành công nhưng cũng có không ít nước thất bại mặc dù họ có cùng xuất phát điểm thậm chí chia sẻ những tương đồng về văn hóa và chính trị? Liệu có công thức chính sách nào cho mọi quốc gia trên đường đi đến phồn vinh hay không? Câu hỏi đó có lẽ càng trở nên đau đáu với mọi người dân Việt Nam. Để góp phần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rất quan trọng này, VietNamNet tổ chức thảo luận trực tuyến với ông Vũ Minh Khương, Tiến sỹ về kinh tế học phát triển tại Đại học Harvard và hiện là Giáo sư Đại học Quốc gia Singapore. Ông cũng là nhân vật quen thuộc với bạn đọc hơn 10 năm qua với các bài viết sắc sảo và tâm huyết về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
- Trước hết, xin được bắt đầu cuộc thảo luận ngày hôm nay của chúng ta với những chia sẻ của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cách đây chưa lâu trên báo Tuổi Trẻ. "Cách đây bốn, năm mươi năm thì Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương, sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam hiện có 90.000 người sống tại Hàn Quốc chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc ở Việt Nam làm ông chủ còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì làm ôsin, nghe mà xót lòng!". Ông nghĩ sao về suy tư trên?
TS Vũ Minh Khương: Tôi rất đồng cảm với ý kiến sâu sắc và đầy xúc cảm của anh Vũ Ngọc Hoàng. Tôi cũng đã gặp anh Vũ Ngọc Hoàng và ấn tượng với con người đầy tâm huyết này. Chúng ta cùng chia sẻ sự trăn trở về vận mệnh của đất nước. Nhìn lại câu chuyện của Hàn Quốc, đây cũng là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Bởi năm 1960, Hàn Quốc và Philippines tương đồng về mọi mặt. Thậm chí, Philippines lợi thế hơn rất nhiều như sự hỗ trợ của quốc tế, dân trí khá tốt, tiếng Anh thông thạo. Lúc đó mọi người dự báo rằng, một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ kém xa Philippines và Philippines đã sẵn sàng cho sự phát triển thịnh vượng. Thế nhưng ba mươi năm sau, nhìn lại Hàn Quốc đã tổ chức được Olympic thế giới và khẳng định được vị thế một dân tộc đang trỗi dậy rất mạnh mẽ.
Vì sao dân tộc họ đi được nhanh như thế? Việc trì trệ có thể nhiều lý giải, nhưng để cất cánh thì rõ ràng có bài học rất lớn mà các nước muốn trỗi dậy phải học hỏi. Robert Lucas, một giáo sư Mỹ nổi tiếng, kinh tế gia đoạt giải Nobel có nói rằng: "nếu ta hiểu được thấu đáo con đường đi đến phồn vinh của một dân tộc thì chắc chắn ta sẽ làm ra được một cái thần kỳ khác tương tự như thế".
Hơn 10 năm nay sau khi rời công việc của Chính phủ (TS. Vũ Minh Khương từng là Chánh văn phòng UBND Thành phố Hải Phòng - xem thêm Chuyện về một TS Harvard người Việt), tôi cũng đã tìm hiểu với một lòng đau đáu như Việt Lâm vừa nói, rằng có một ngày nào đó không xa đâu, kỉ niệm 100 năm độc lập của Việt Nam ta, dân tộc mình sẽ ngẩng đầu hùng cường và có thể đi khắp thế giới để chia sẻ kinh nghiệm thành công. Chúng ta thoát khỏi chiến tranh và chấp nhận muôn vàn hi sinh để một ngày nào đó chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta không chỉ vươn tới phồn vinh mà còn chia sẻ kinh nghiệm với thế giới làm sao để bồi đắp hòa bình, xây dựng tình hữu nghị và thịnh vượng chung.
Nhà báo Việt Lâm:Được biết ông cũng là tác giả của cuốn sách gây chú ý trong giới làm chính sách và nghiên cứu kinh tế với tựa đề "The Dynamics of Economic growth: Policy insights from comparative and analyses in Asia (tạm dịch: Những động lực của tăng trưởng kinh tế: Góc nhìn chính sách từ các phân tích so sánh ở châu Á). Qua phân tích mô hình phát triển của 16 quốc gia Châu Á, ông thấy có thể đúc kết những bài học nào?
TS. Vũ Minh Khương: Quá trình phát triển của các dân tộc tổng kết lại bằng tiếng Anh chỉ có 3 chữ "EEC". E thứ nhất là emotion, trong tiếng Anh người ta còn chơi chữ tốt hơn: "E stands for Energy" nghĩa là năng lượng, motion là chuyển động. Đây là cội nguồn và động lực trung tâm của mọi quá trình cải biến. Bởi vì phát triển kinh tế không phải chỉ là quá trình đầu tư đơn thuần mà đây là công cuộc cải biến vĩ đại đòi hỏi sự chuyển động rất lớn, nói cách khác con người phải có xúc cảm rất cao. Emotion có hai trạng thái quan trọng. Trạng thái thấp của emotion chỉ đơn thuần là cảm xúc, thường là nghi kỵ, bi quan, ức chế. Nếu chỉ đơn thuần giải phóng năng lượng xúc cảm ở trạng thái thấp như thế sẽ gây ra những rối loạn, thậm chí phức tạp và bất ổn. Chẳng hạn chúng ta thấy ở cấp độ quốc gia, công ty thì đơn từ kiện tụng triền miên.
Tuy nhiên, nếu nâng được xúc cảm lên cấp độ cao hơn, "aspiration", là khát vọng, là sự lo lắng cho vận mệnh dân tộc và ý thức trách nhiệm với tương lai. Khi xúc cảm ở dạng này được giải phóng ra thì năng lượng vô cùng lớn. Tổng thống Park Chun Hee khi khởi xướng cuộc cải cách cho Hàn Quốc, đã tuyên bố rõ: "Tôi mong muốn từng ngày làm cho Hàn Quốc đuổi kịp Nhật Bản".
Đó là lời thề thiêng liêng, lời tuyên thệ về phồn vinh của dân tộc. Động lực xúc cảm này truyền tải rất mạnh mẽ đến giới tinh hoa. Cái hay là trước đó, dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn, các tập đoàn, công ty tham nhũng triền miên nhưng ông Park Chun Hee không bắt tù họ, mà mời họ cùng ngồi với Chính phủ để bàn bạc làm gì để dân tộc Hàn Quốc tiến lên, đối phó được với sự đe doạ của bên ngoài và tình thế thế giới đang khắc nghiệt như thế. Họ đã chụm đầu với nhau và đi những bước thần kỳ.
Phải nói rằng dân tộc Hàn Quốc ngày đấy còn đói khát, khổ sở hơn nước ta rất nhiều. Đầu tư nước ngoài không đáng kể, chỉ có một số trợ giúp nhất định của Mỹ và bồi thường chiến tranh của Nhật Bản. Nhưng dân tộc họ tràn đầy xúc cảm, khát vọng vươn lên, từ người lãnh đạo đến doanh nghiệp và người dân.
Chữ E thứ 2 là Enlightenment, nghĩa là độ khai sáng, mà độ khai sáng phải luôn luôn trau dồi, phải nhận thức rõ bối cảnh thế giới, tri thức về thế giới của mình phải thông suốt. Tư duy của mình phải học hỏi, mở mang, quý trọng đồng bào mình, quý trọng các cộng đồng xung quanh, phải liên tục học hỏi. Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của sự khai sáng từ cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản đến các cải cách của các nước sau này như Hàn Quốc, Singapore, thậm chí Trung Quốc với cải cách của Đặng Tiểu Bình. Điều quan trọng nhất là người lãnh đạo phải khai sáng, nếu không sẽ bị sa lầy vào những khủng hoảng không cần thiết như Nga hoặc Trung Quốc hiện nay. Những biểu hiện có thể thấy là họ hà khắc với dân tộc thiểu số, không coi trọng láng giềng, coi thường quy luật phát triển của lịch sử. Ngay cả trong chống tham nhũng, lẽ ra phải xây dựng những cơ chế khiến người ta không tham nhũng được, thay vì phát động đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Khi độ khai sáng có dấu hiệu đi xuống, chắc chắn đất nước ấy sẽ gặp khó khăn trên con đường phát triển trong thời gian tới.
Tôi muốn lưu ý rằng, enlightenment là yếu tố luôn luôn tự khai sáng chính mình chứ không phải anh có khai sáng rồi là yên tâm. Đây là quá trình học hỏi không ngừng, luôn luôn xem lại mình và nhìn lại người khác, nhìn sang người khác để thấy cái hay của người khác để học hỏi, cái dở của người khác để tránh. Đấy là trách nhiệm của người lãnh đạo, trách nhiệm của tri thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của từng người dân.
Chữ C - chân kiềng thứ ba là Coordination - tính phối thuộc, đòi hỏi đội ngũ có năng lực. Động lực phát triển của một dân tộc phải được hiện thực hoá thành những chương trình hành động cụ thể, dưới sự dẫn dắt, điều hành và phối hợp của những con người cụ thể.
Nhà báo Việt Lâm:Vậy ông nhìn nhận ra sao về ba yếu tố này ở Việt Nam hiện nay?
TS. Vũ Minh Khương: Tôi thấy tương đối vui vì xúc cảm và khai sáng của người Việt Nam mình trong vài chục năm đổi mới vừa qua có sự vượt bậc. Tôi có thể cảm nhận được điều này khi nói chuyện với những người dân bình thường, trí thức, doanh nghiệp và cả lãnh đạo Chính phủ. Tôi cho rằng đây là bước tiến rất quan trọng để làm tiền đề cho sự trỗi dậy của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tính phối thuộc sẽ là trở ngại, thách thức lớn cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tính phối thuộc thế nào cho chặt chẽ phải dựa vào chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển tức là mình đi đến đâu trong vòng 30 năm tới bởi thời gian gấp rút lắm rồi. Nếu một dân tộc hi sinh hàng triệu con người, mất mát hàng thập kỷ vì chiến tranh mà năm 2045 lại tỏa đi các nơi làm thuê, tôi cho rằng chưa xứng đáng là đã sản sinh ra những con người vĩ đại như Trần Hưng Đạo, Bác Hồ (Hồ Chí Minh), Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy chúng ta phải xứng đáng hơn với thế hệ đi trước.
Xét những trùng hợp thú vị về những dấu mốc thời gian quan trọng của Việt Nam, 1945, 1975 thì nếu năm 2015 chúng ta khởi đầu bằng công cuộc cải cách vĩ đại như thế, để ba thập kỷ tới, vào năm 2045 tròn 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ thực sự cất cánh. Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được điều thần kỳ đó. Tôi đã các cuộc nói chuyện với một số nhà lãnh đạo Chính phủ về những vấn đề mà chúng ta đang trao đổi và càng thấy tự tin hơn. Bởi tôi thấy chúng ta có những con người sẵn sàng đảm đương và làm hết lòng với những công việc được phân công. Điều đó rất đáng quý.
Xoay lợi ích nhóm thành lợi ích dân tộc
Nhà báo Việt Lâm:Đúng là như ông nói, các yếu tố về cảm xúc và khai sáng đã hiện diện đây đó. Ở nhiều nước khác, có khi các nhà lãnh đạo phải lo lắng trước tình trạng thờ ơ của dân chúng với chính trị nhưng ở Việt Nam, người dân rất quan tâm và trăn trở trước thời cuộc. Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu ý kiến góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng hay đường lối phát triển của đất nước. Mới đây thôi, cũng có hàng chục triệu ý kiến tham gia thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta cũng được chứng kiến không ít nhà lãnh đạo đã chia sẻ suy tư về khoảng cách phát triển giữa VN với thế giới. Rõ ràng đang có một nguồn cảm xúc rất cháy bỏng cho sự trỗi dậy của đất nước. Nhưng mặt trái của nó lại là nếu như năng lượng cảm xúc không hoá giải thành hành động cụ thể thì có thể dẫn tới sự mệt mỏi, hoài nghi, thậm chí một ngày nào đó sẽ biến thành sự vô cảm. Ông nghĩ sao về nguy cơ này?
TS. Vũ Minh Khương: Tôi cảm nhận được nguy cơ này đang cận kề. Đây là lúc cần nhất đến vai trò người lãnh đạo. Tất nhiên giới trí thức, giới doanh nhân cũng như tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều phải có trách nhiệm trong công cuộc đổi thay này của đất nước. Nhưng rõ ràng người lãnh đạo phải là người khởi xướng. Vai trò của người lãnh đạo khởi đầu từ đâu tôi sẽ bàn sau nhưng trước khi đi vào bước cụ thể chúng ta phải thống nhất với nhau về nguyên lý hành động đã.
Về nguyên lý, chúng ta hoàn toàn có thể biến những hạn chế hiện nay thành sức mạnh. Chẳng hạn như ba vấn đề mà người ta cứ hay than phiền ở VN hiện nay, như "bệnh thành tích", lợi ích nhóm hay chủ nghĩa bảo thủ. Nếu có một chiến lược tốt, hoàn toàn có thể xoay chuyển chúng theo hướng tích cực.
Ví dụ như bệnh thành tích. Ở nước ngoài người ta nói bệnh thành tích là tốt chứ, bởi vì người ta cố gắng làm để đạt được chỉ số tốt. Vậy thay vì chạy theo điểm số, tại sao không chọn thành tích đem lại sự đổi thay cho đất nước, tôn trọng nhân dân, dân chủ hóa như là thành tích tối thượng mà lãnh đạo các cấp cũng như nhân dân được hưởng.
Nhóm lợi ích xét ở mặt nào đó cũng có ý nghĩa tích cực, bởi lẽ con người ai cũng có lợi ích riêng. Vậy nhà lãnh đạo làm sao xoay lợi ích riêng, lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia, giống như để cho Huyndai, Samsung, LG không chỉ phồn vinh thịnh vượng mà còn đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước. Cái đấy thực ra chỉ cần một cú click để xoay trục nếu có sự phối thuộc tốt.
Thứ ba, chúng ta hay than phiền nhóm này, nhóm kia bảo thủ. Thế nhưng chính Đảng Bảo thủ của bà Thatcher lại là người khởi xướng cuộc cải cách nước Anh một cách kỳ vĩ bởi họ có nguyên lý bảo thủ đảm bảo sự tồn vong của dân tộc họ. Chúng ta cũng có những nguyên lý bảo thủ, chứ không phải nói cứ học Tây hết đi là không được. Vấn đề là xoay những nguyên lý đó theo hướng phục vụ lợi ích dân tộc, vì một mục tiêu cháy bỏng đưa đất nước tới hùng cường.
(còn tiếp)
Tuần Việt Nam
Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014
Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014
Video tái hiện toàn cảnh TQ hạ đặt giàn khoan
Click để xem toàn cảnh diễn biến gần 2 tháng TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN thông qua video infographic do VietNamNet sản xuất.
Lần đầu tiên, toàn cảnh diễn biến gần 2 tháng sau khi TQ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN được VietNamNet tái hiện lại dưới dạng sản phẩm truyền thông đa phương tiện với những hình ảnh, dự kiện, con số "biết nói" :
Sự thật luôn không cần giải thích. Hành động "nói một đằng làm một nẻo", vu cáo của TQ khi đem giàn khoan cắm thẳng vào vùng biển chủ quyền của VN không thể giải thích đó là hành động chính nghĩa như Bắc Kinh rêu rao khắp nơi.
TQ đã làm gì trong gần 2 tháng qua ở Biển Đông cả thế giới đều biết. Nhưng rõ ràng rằng, TQ không thể cậy thế nước lớn cũng như sức mạnh kinh tế, quân sự để hiếp đáp quốc gia nhỏ như đã và đang làm với VN trong vụ giàn khoan này.
Không lời nói nào có thể biện minh cho hành động vô nhân đạo, tệ hại khi tàu TQ đâm chìm tàu cá của ngư dân VN ngay trên vùng biển chủ quyền của VN cũng như đe dọa tính mạng của các ngư dân bám biển.
Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014
Những người 'phản tỉnh' ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, bất chấp những thông tin tuyên truyền sai lệch trên báo chí, vẫn có những tiếng nói của các học giả nhằm phản tỉnh giới nghiên cứu và người dân nước này.
Cuộc đối thoại đi tìm lẽ phải.
Ngày 14/6/2012, tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc của TQ, GS Thịnh Hồng, giám đốc Viện, đã cùng một số học giả khác như GS Thượng Hội Bằng, giám đốc Học viện quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh; Cát Hải Đình, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xúc tiến hữu nghị quốc tế Trung Quốc; giáo sư Hà Quang Hộ, Viện triết học Nhân dân Trung Quốc; giáo sư Trương Thiên Phàm, chủ tịch Hội đồng học thuật Viện nghiên cứu Thiên Tắc đã tổ chức một cuộc hội thảo về biển Đông và chủ quyền của các quốc gia.
Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia hội thảo để "cùng được nghe và nói sự thật". Xin được đăng tải một phần cuộc đối thoại đã đưa lên mạng Sina.com như sau.
Lý Lệnh Hoa : Với tư cách là học giả đã nghiên cứu nhiều năm vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế, hôm nay tôi rất vui mừng được cùng mọi người bàn bạc vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông - chú thích 1 lần cho tất cả các khái niệm Nam Hải dùng trong bài - TG). Tôi có mang tới đây để mọi người xem một số thành quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề Nam Hải, gồm các sách và tạp chí như Nghiên cứu vấn đề Luật biển quốc tế , Nghiên cứu luật cơ bản biển Trung Quốc, Một số trường hợp thực hiện luật quốc tế của Trung Quốc, Tập bài nghiên cứu quốc sách biển, Địa - chính trị và tranh chấp ở Nam Hải, Chuyên luận vấn đề Nam Hải, v.v...
Hiện nay nhiều học giả trong nước (Trung Quốc - TG) vẫn khẳng định Đường 9 đoạn mà Việt Nam gọi là Đường chữ U, hay Đường lưỡi bò, tức đường biên giới biển Đông theo yêu sách của Trung Quốc, được vẽ trên bản đồ bằng một đường có 9 đoạn đứt khúc. Nhưng từ xưa đến nay đường biên giới trên bộ hay trên biển của toàn thế giới chưa bao giờ có một đường nào là đường đứt đoạn, đây là"hư tuyến", tức đường nét đứt, đường chấm chấm, không liền nét.
Tháng trước, khi giảng bài cho các nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu biển và biên giới Trung Quốc thuộc Đại học Vũ Hán, tôi có nói rằng căn cứ pháp luật đích thực phải là "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển" năm 1982 ( tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea; 1982). Hơn nữa nước ta (Trung Quốc) là quốc gia đã ký và phê chuẩn Công ước này.
Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải. Đường cơ bản (cơ tuyến) của quần đảo Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cấu tạo bởi 28 điểm gốc, được các chuyên gia Cục Hải dương và một số đơn vị khác (của Trung Quốc - TG) cùng nhau vẽ nên trước năm 1995. Nó gồm có nhiều bãi đá nhỏ, với diện tích vùng nước rộng tới khoảng hơn 12.000 dặm biển vuông. Sau khi được công bố, nó đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm gốc này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật. Hiện nay (Trung Quốc) vẫn cứ muốn làm kiểu hoạch định mập mờ như thế ở quần đảo Nam Sa, Việt Nam gọi là Trường Sa.
Các quốc gia đương sự phải thống nhất về lý luận vạch biên giới biển và về phương pháp kỹ thuật, lấy cơ sở là các nguyên tắc quốc tế thông dụng hiện nay về cấu hình và độ dài bờ biển cũng như nguyên tắc tỷ lệ...
Giáo sư Thịnh Hồng (Chỉ lên bản đồ và hỏi): Đường màu lam có phải là đường ranh giới đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước không ?
Học giả Lý Lệnh Hoa: Đúng vậy, đường màu lam trên bản đồ là vùng đặc quyền kinh tế vẽ theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham ở đây. Theo mục 3, điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, Trung Quốc chúng ta chỉ có thể có vùng biển lãnh hải 12 hải lý. Thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây. Cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều tất nhiên đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta. Đã ký kết vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển thì bất cứ quốc gia nào cũng phải chịu sự ràng buộc của công ước đó. Tất cả đều phải xử lý theo tinh thần của Công ước.
GS Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?
Học giả Lý Lệnh Hoa: Chẳng có căn cứ gì! Nó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 của chính phủ Dân quốc.
GS Thịnh Hồng:Quan điểm của các nước liên quan như thế nào ?
Học giả Lý Lệnh Hoa:Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển, chúng ta cần phải tiến hành theo tinh thần Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói căn cứ theo cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu nước nghèo, nước lớn nước nhỏ, người đông hay người ít một cách hồ đồ được... Những yếu tố đó đều không phải là căn cứ để hoạch định biên giới.
Tôi cho rằng nếu căn cứ vào Luật biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải và nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, việc phát triển nghề cá và khai thác tài nguyên đáy biển đều có đủ không gian. Sau này khi kinh tế các nước láng giềng phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Để đứng trên góc độ toàn nhân loại mà xem xét vấn đề thì chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến lên cùng thời đại.
Theo các học giả Ðài Loan như Tống Yến Huy, Du Khoan Tứ, vùng nước bên trong "đường lưỡi bò" đều không thể áp dụng quy chế nào theo thông lệ quốc tế vì nó không đủ các yếu tố để có thể chứng minh một cách hợp pháp dưới các quy định của luật pháp quốc tế.
Phê phán lời sai trái, ủng hộ người dám nói thật.
Với niềm tin "nói thật để nhân dân hiểu mà không làm sai", học giả Lý Lệnh Hoa đã nhiều lần lên tiếng. Xem truyền hình, biết tin Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải của láng giềng, các tướng và học giả "diều hâu" lên dọa nạt, đòi "dạy cho bài học", học giả họ Lý thấy xấu hổ. Ông thẳng thừng phê phán kịch liệt: "Đến nay trong nước vẫn còn những phát ngôn vô trách nhiệm và không lý trí như thế, rất có hại cho việc giải quyết rốt ráo vấn đề Nam Hải. Những phát ngôn kiểu đó không phải là yêu nước mà là hại nước".
Ông khuyên họ: "Mấy năm gần đây một số học giả trong ngoài ngành quân đội Trung Quốc đưa ra đủ kiểu kiến giải về vấn đề Đông Hải và Nam Hải. Những chủ trương đó có đủ loại, năm cha ba mẹ, phần lớn đều phi thực tế. Việc tuỳ tiện đưa ra các chủ trương, giống như ôm gai đi cứu hoả, chỉ làm cho công tác phân định biên giới biển của nước ta càng phức tạp và khó khăn thêm".
Và "Những Trương Triệu Trung, Đới Húc... trong khi thuyết giảng, khi giải thích về việc xác định điểm cơ bản và đường cơ bản, nguyên tắc phân định biên giới biển, hay khi nói về địa vị pháp lý của Đường 9 đoạn đều có những chỗ không thoả đáng, phát ngôn mà không chịu học hỏi nghiêm túc".
Thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, gây sóng gió ở biển Đông, đã có một luồng dư luận phê phán tại TQ khi GS Hồ Ba thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Bắc Kinh lên truyền hình bảo vệ hoạt động của giàn khoan.
Đáng chú ý là bài viết của tác giả Lý Tiểu Tinh lan truyền trên mạng xã hội nhanh chóng gây tiếng vang trong nhiều giới ở Trung Quốc. Lý Tiểu Tinh đã bác bỏ quan điểm của GS Hồ Ba cho rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 không phủ nhận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Tác giả Lý Tiểu Tinh khẳng định, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức đưa ra chủ trương đường 9 đoạn, cũng chưa từng có khái niệm đường 9 đoạn trong luật pháp Trung Quốc.
Tác giả khẳng định: Chúng ta cứ nói rằng, ngay từ đời Tống, Nguyên đã xác định sơ bộ về biên giới trên biển; đến đời Minh, Thanh xác định rõ ràng phạm vi hoạt động trên Biển Đông. Điều này hoàn toàn xuyên tạc lịch sử. Mọi người đều biết, Trung Quốc là quốc gia lục địa, từ thời xưa, ý thức về biển đã rất mơ hồ. Khái niệm lãnh hải phải đợi đến khi hoả pháo ra đời mới có, đầu tiên chỉ xác định là 3 hải lý, vì đây là cự ly bắn xa nhất của hoả pháo khi đó. Vì thế làm gì có chuyện tiền nhân Trung Quốc có ý thức đưa vùng biển có diện tích hơn 2 triệu km vuông làm vùng biên giới trên biển.
Tác giả đặt ra câu hỏi, tại sao trong "Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc" năm 1958 lại chỉ đưa vùng biển thuộc vịnh Bột Hải và vùng eo biển Hải Nam là thuộc Trung Quốc, còn các vùng biển giữa các quần đảo trên Biển Đông là biển quốc tế?
Xét mối quan hệ với Việt Nam và các nước liên quan đến biển Đông, tác giả Lý Tiểu Tinh đặt vấn đề: "Các nước liên quan biển Đông lẽ nào lại không coi trọng lợi ích quốc gia của họ? Kinh tế biển của Việt Nam chiếm 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chả lẽ họ không coi trọng biển bằng Trung Quốc? Trong vấn đề này, nếu các nước chỉ coi trọng lợi ích riêng mình, không tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không quan tâm đến lợi ích của các nước xung quanh, không tìm hiểu cảm nhận và khả năng tiếp nhận của nước khác, vấn đề sẽ khó được tháo gỡ và ngày càng phức tạp hơn, thậm chí dẫn đến xung đột".
Bài viết này của tác giả Lý Tiểu Tinh được đông đảo cư dân mạng Trung Quốc quan tâm, hoan nghênh. Nhiều ý kiến từ sững sờ đến đồng tình vì từ trước đến nay họ chưa được nghe "lời nói thật".
Học giả Lý Lệnh Hoa đánh giá bài viết rất hay, rất thực tế, lập luận rất khoa học và rất đáng để nhân dân Trung Quốc đọc và nghiền ngẫm. Ông cho rằng : "Mình chỉ biết mình, bất kể lợi ích của người khác là tai họa khó tránh khỏi .
Cuộc đối thoại đi tìm lẽ phải.
Ngày 14/6/2012, tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc của TQ, GS Thịnh Hồng, giám đốc Viện, đã cùng một số học giả khác như GS Thượng Hội Bằng, giám đốc Học viện quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh; Cát Hải Đình, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xúc tiến hữu nghị quốc tế Trung Quốc; giáo sư Hà Quang Hộ, Viện triết học Nhân dân Trung Quốc; giáo sư Trương Thiên Phàm, chủ tịch Hội đồng học thuật Viện nghiên cứu Thiên Tắc đã tổ chức một cuộc hội thảo về biển Đông và chủ quyền của các quốc gia.
Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia hội thảo để "cùng được nghe và nói sự thật". Xin được đăng tải một phần cuộc đối thoại đã đưa lên mạng Sina.com như sau.
Lý Lệnh Hoa : Với tư cách là học giả đã nghiên cứu nhiều năm vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế, hôm nay tôi rất vui mừng được cùng mọi người bàn bạc vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông - chú thích 1 lần cho tất cả các khái niệm Nam Hải dùng trong bài - TG). Tôi có mang tới đây để mọi người xem một số thành quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề Nam Hải, gồm các sách và tạp chí như Nghiên cứu vấn đề Luật biển quốc tế , Nghiên cứu luật cơ bản biển Trung Quốc, Một số trường hợp thực hiện luật quốc tế của Trung Quốc, Tập bài nghiên cứu quốc sách biển, Địa - chính trị và tranh chấp ở Nam Hải, Chuyên luận vấn đề Nam Hải, v.v...
Hiện nay nhiều học giả trong nước (Trung Quốc - TG) vẫn khẳng định Đường 9 đoạn mà Việt Nam gọi là Đường chữ U, hay Đường lưỡi bò, tức đường biên giới biển Đông theo yêu sách của Trung Quốc, được vẽ trên bản đồ bằng một đường có 9 đoạn đứt khúc. Nhưng từ xưa đến nay đường biên giới trên bộ hay trên biển của toàn thế giới chưa bao giờ có một đường nào là đường đứt đoạn, đây là"hư tuyến", tức đường nét đứt, đường chấm chấm, không liền nét.
Tháng trước, khi giảng bài cho các nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu biển và biên giới Trung Quốc thuộc Đại học Vũ Hán, tôi có nói rằng căn cứ pháp luật đích thực phải là "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển" năm 1982 ( tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea; 1982). Hơn nữa nước ta (Trung Quốc) là quốc gia đã ký và phê chuẩn Công ước này.
Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải. Đường cơ bản (cơ tuyến) của quần đảo Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cấu tạo bởi 28 điểm gốc, được các chuyên gia Cục Hải dương và một số đơn vị khác (của Trung Quốc - TG) cùng nhau vẽ nên trước năm 1995. Nó gồm có nhiều bãi đá nhỏ, với diện tích vùng nước rộng tới khoảng hơn 12.000 dặm biển vuông. Sau khi được công bố, nó đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm gốc này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật. Hiện nay (Trung Quốc) vẫn cứ muốn làm kiểu hoạch định mập mờ như thế ở quần đảo Nam Sa, Việt Nam gọi là Trường Sa.
Các quốc gia đương sự phải thống nhất về lý luận vạch biên giới biển và về phương pháp kỹ thuật, lấy cơ sở là các nguyên tắc quốc tế thông dụng hiện nay về cấu hình và độ dài bờ biển cũng như nguyên tắc tỷ lệ...
Giáo sư Thịnh Hồng (Chỉ lên bản đồ và hỏi): Đường màu lam có phải là đường ranh giới đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước không ?
Học giả Lý Lệnh Hoa: Đúng vậy, đường màu lam trên bản đồ là vùng đặc quyền kinh tế vẽ theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham ở đây. Theo mục 3, điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, Trung Quốc chúng ta chỉ có thể có vùng biển lãnh hải 12 hải lý. Thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây. Cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều tất nhiên đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta. Đã ký kết vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển thì bất cứ quốc gia nào cũng phải chịu sự ràng buộc của công ước đó. Tất cả đều phải xử lý theo tinh thần của Công ước.
GS Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?
Học giả Lý Lệnh Hoa: Chẳng có căn cứ gì! Nó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 của chính phủ Dân quốc.
GS Thịnh Hồng:Quan điểm của các nước liên quan như thế nào ?
Học giả Lý Lệnh Hoa:Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển, chúng ta cần phải tiến hành theo tinh thần Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói căn cứ theo cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu nước nghèo, nước lớn nước nhỏ, người đông hay người ít một cách hồ đồ được... Những yếu tố đó đều không phải là căn cứ để hoạch định biên giới.
Tôi cho rằng nếu căn cứ vào Luật biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải và nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, việc phát triển nghề cá và khai thác tài nguyên đáy biển đều có đủ không gian. Sau này khi kinh tế các nước láng giềng phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Để đứng trên góc độ toàn nhân loại mà xem xét vấn đề thì chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến lên cùng thời đại.
Theo các học giả Ðài Loan như Tống Yến Huy, Du Khoan Tứ, vùng nước bên trong "đường lưỡi bò" đều không thể áp dụng quy chế nào theo thông lệ quốc tế vì nó không đủ các yếu tố để có thể chứng minh một cách hợp pháp dưới các quy định của luật pháp quốc tế.
Phê phán lời sai trái, ủng hộ người dám nói thật.
Với niềm tin "nói thật để nhân dân hiểu mà không làm sai", học giả Lý Lệnh Hoa đã nhiều lần lên tiếng. Xem truyền hình, biết tin Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải của láng giềng, các tướng và học giả "diều hâu" lên dọa nạt, đòi "dạy cho bài học", học giả họ Lý thấy xấu hổ. Ông thẳng thừng phê phán kịch liệt: "Đến nay trong nước vẫn còn những phát ngôn vô trách nhiệm và không lý trí như thế, rất có hại cho việc giải quyết rốt ráo vấn đề Nam Hải. Những phát ngôn kiểu đó không phải là yêu nước mà là hại nước".
Ông khuyên họ: "Mấy năm gần đây một số học giả trong ngoài ngành quân đội Trung Quốc đưa ra đủ kiểu kiến giải về vấn đề Đông Hải và Nam Hải. Những chủ trương đó có đủ loại, năm cha ba mẹ, phần lớn đều phi thực tế. Việc tuỳ tiện đưa ra các chủ trương, giống như ôm gai đi cứu hoả, chỉ làm cho công tác phân định biên giới biển của nước ta càng phức tạp và khó khăn thêm".
Và "Những Trương Triệu Trung, Đới Húc... trong khi thuyết giảng, khi giải thích về việc xác định điểm cơ bản và đường cơ bản, nguyên tắc phân định biên giới biển, hay khi nói về địa vị pháp lý của Đường 9 đoạn đều có những chỗ không thoả đáng, phát ngôn mà không chịu học hỏi nghiêm túc".
Thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, gây sóng gió ở biển Đông, đã có một luồng dư luận phê phán tại TQ khi GS Hồ Ba thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Bắc Kinh lên truyền hình bảo vệ hoạt động của giàn khoan.
Đáng chú ý là bài viết của tác giả Lý Tiểu Tinh lan truyền trên mạng xã hội nhanh chóng gây tiếng vang trong nhiều giới ở Trung Quốc. Lý Tiểu Tinh đã bác bỏ quan điểm của GS Hồ Ba cho rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 không phủ nhận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Tác giả Lý Tiểu Tinh khẳng định, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức đưa ra chủ trương đường 9 đoạn, cũng chưa từng có khái niệm đường 9 đoạn trong luật pháp Trung Quốc.
Tác giả khẳng định: Chúng ta cứ nói rằng, ngay từ đời Tống, Nguyên đã xác định sơ bộ về biên giới trên biển; đến đời Minh, Thanh xác định rõ ràng phạm vi hoạt động trên Biển Đông. Điều này hoàn toàn xuyên tạc lịch sử. Mọi người đều biết, Trung Quốc là quốc gia lục địa, từ thời xưa, ý thức về biển đã rất mơ hồ. Khái niệm lãnh hải phải đợi đến khi hoả pháo ra đời mới có, đầu tiên chỉ xác định là 3 hải lý, vì đây là cự ly bắn xa nhất của hoả pháo khi đó. Vì thế làm gì có chuyện tiền nhân Trung Quốc có ý thức đưa vùng biển có diện tích hơn 2 triệu km vuông làm vùng biên giới trên biển.
Tác giả đặt ra câu hỏi, tại sao trong "Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc" năm 1958 lại chỉ đưa vùng biển thuộc vịnh Bột Hải và vùng eo biển Hải Nam là thuộc Trung Quốc, còn các vùng biển giữa các quần đảo trên Biển Đông là biển quốc tế?
Xét mối quan hệ với Việt Nam và các nước liên quan đến biển Đông, tác giả Lý Tiểu Tinh đặt vấn đề: "Các nước liên quan biển Đông lẽ nào lại không coi trọng lợi ích quốc gia của họ? Kinh tế biển của Việt Nam chiếm 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chả lẽ họ không coi trọng biển bằng Trung Quốc? Trong vấn đề này, nếu các nước chỉ coi trọng lợi ích riêng mình, không tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không quan tâm đến lợi ích của các nước xung quanh, không tìm hiểu cảm nhận và khả năng tiếp nhận của nước khác, vấn đề sẽ khó được tháo gỡ và ngày càng phức tạp hơn, thậm chí dẫn đến xung đột".
Bài viết này của tác giả Lý Tiểu Tinh được đông đảo cư dân mạng Trung Quốc quan tâm, hoan nghênh. Nhiều ý kiến từ sững sờ đến đồng tình vì từ trước đến nay họ chưa được nghe "lời nói thật".
Học giả Lý Lệnh Hoa đánh giá bài viết rất hay, rất thực tế, lập luận rất khoa học và rất đáng để nhân dân Trung Quốc đọc và nghiền ngẫm. Ông cho rằng : "Mình chỉ biết mình, bất kể lợi ích của người khác là tai họa khó tránh khỏi .
Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
Chiến tranh Tống - Việt năm 981
Dường như các thày phong thủy, tướng số, tử vi của Trung Quốc quên đọc lại lịch sử, nên đã phạm một sai lầm cực lớn khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm ở biển Việt Nam, vì năm 981 chính là năm Lê Hoàn (Lê Đại Hành) nhà Tiền Lê phá tan quân Tống xâm lược.
Chiến tranh Tống - Việt năm 981
Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống
Đọc chi tiết ở đây : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_T%E1%BB%91ng_-_Vi%E1%BB%87t,_981
Chiến tranh Tống - Việt năm 981
Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống
Đọc chi tiết ở đây : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_T%E1%BB%91ng_-_Vi%E1%BB%87t,_981
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014
Tuyển tập những ca khúc hay hát về Hoàng Sa - Trường Sa -
Danh Sách Bài Hát:
00:00 Bâng Khuâng Trường Sa
04:40 Ầm Ầm Sóng Dậy Trường Sa Hoàng Sa
14:15 Gần Lắm Trường Sa
19:05 Lấy Lại Hoàng Sa Trường Sa
24:10 Trường Sa Đó Là Nhà
28:10 Vì Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam
33:35 Tổ Quốc Nhìn Từ Biển
37:55 Tiếng Gọi Non Sông
41:20 Nơi Đảo Xa
45:30 Người Việt Nam
49:50 Hành Trình Vì Biển Đảo Quê Hương
53:10 Dòng Máu Lạc Hồng
59:40 Đây Là Việt Nam
1:02:20 Bay Qua Biển Đông
---------------------------------------------------------------
Hổ thẹn tình đồng chí.
(Dân trí) - Ngày 24/5, Trung Quốc tăng tàu ở khu vực giàn khoan trái phép, cản phá quyết liệt từ vòng ngoài. Tàu của ta tiến vào tới 3,7 hải lý nhưng tàu Trung Quốc đâm va, phun nước làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng, 3 kiểm ngư bị thương .
Tàu Kiểm ngư Việt Nam theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan ở khoảng cách 5,5 – 6,5 hải lý để tuyên truyền, có lúc đã áp sát giàn khoan ở khoảng cách 3,7 hải lý.
Tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng mạnh, quyết liệt, tăng tốc độ ngăn cản và tăng phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước, ngăn cản ngay ở phạm vi cách gian khoan 10-12 hải lý.
Trung Quốc bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam, làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng ten, phần vỏ bị móp méo, 3 kiểm ngư viên của ta bị thương .
Chưa bao giờ tình đồng chí làm cho chúng ta thấy hổ thẹn như những ngày này, khi các đồng chí Trung Quốc có hành vi cướp trời, cướp biển của ta.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam theo nhóm đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan ở khoảng cách 5,5 – 6,5 hải lý để tuyên truyền, có lúc đã áp sát giàn khoan ở khoảng cách 3,7 hải lý.
Tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc phản ứng mạnh, quyết liệt, tăng tốc độ ngăn cản và tăng phạm vi ngăn cản hơn những ngày trước, ngăn cản ngay ở phạm vi cách gian khoan 10-12 hải lý.
Trung Quốc bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam, làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng ten, phần vỏ bị móp méo, 3 kiểm ngư viên của ta bị thương .
Chưa bao giờ tình đồng chí làm cho chúng ta thấy hổ thẹn như những ngày này, khi các đồng chí Trung Quốc có hành vi cướp trời, cướp biển của ta.
Bao nhiêu năm, chúng ta bị ru ngủ bởi “16 chữ vàng” và “4 tốt”, để cho ông anh đồng chí bày hết trò này trống khác nhằm hãm hại cả dân tộc ta. Để đến hôm nay, những tên đồng chí khốn kiếp này xâm chiếm lãnh hải của ta, đánh đập ngư dân ta, đâm thủng tàu của ngư dân và cảnh sát biển Việt Nam…
Những kẻ lưu manh này nguy hiểm hơn bất kỳ kẻ thù nào, vì chúng là “đồng chí”!f
Thật đau lòng, và cũng rất nực cười, một quan chức cao cấp của ta phải gọi điện sang cho người đồng nhiệm Mỹ để “mách” về tội của những người đồng chí Trung Hoa, hòng tìm kiếm sự bênh vực.
Hãy hình dung: quý vị có một nhà hàng xóm từng coi nhau hơn cả anh em ruột. Quý vị đã bao năm vênh váo với những kẻ khác vì có một nhà hàng xóm như vậy. Rồi một hôm, quý vị phải gọi đến một thằng mà xưa nay quý vị tuyên bố nó là kẻ thù, để mách tội thằng hàng xóm kia. Quý vị có xấu hổ không?
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Màu “đồng chí”.
XUÂN DƯƠNG
Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài người nghiên cứu, chỉ có "Lịch sử" là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …
Không phải là thực dụng khi người ta nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ nhông?”
Gần hai ngàn năm trước, sau khi đem binh hùng tướng mạnh nhà Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu trống đồng của người Việt để đúc lên chiếc cột đồng với lời tuyên bố láo xược “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng mà đổ thì Giao Chỉ (Việt Nam cổ) sẽ bị diệt vong).
Thời kỳ bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm tưởng chừng đã xóa tên nước Việt khỏi bản đồ thế giới, thế nhưng với bao cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, với ý chí độc lập không gì ngăn cản được, người Việt và nước Việt vẫn tồn tại và ngày càng mạnh mẽ. Hàng trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, kể cả nước Việt của Việt vương Câu Tiễn rốt cuộc cũng bị người Hán đồng hóa, chỉ còn lại hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc tức Việt Nam ngày nay.
Theo triết lý của đạo Phật: “Trong sắc có không, trong không có sắc”, dù bị người Hán tìm đủ cách đồng hóa người, trong đêm dài nô lệ vẫn âm ỉ ngọn lửa hồng của niềm tin vào một ngày đất nước sạch bóng ngoại bang. Lòng yêu nước, của ý chí tự cường là di sản mà tổ tiên để lại đã thấm vào máu người Việt từ thủa khai sơn, lập quốc.
Khi vua Minh Chu Do Kiểm (tức Sùng Trinh) ngạo mạn ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc xanh) với phái bộ sứ thần nước Việt thì Thám hoa Giang Văn Minh, dẫn đầu phái bộ đã kiêu hãnh đáp: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn loang đỏ).
Điểm lại đôi nét lịch sử giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc để thấy, vấn đề xuyên suốt mấy nghìn năm qua là Trung Quốc luôn muốn bành trướng xuống phía nam, luôn muốn Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc, chí ít cũng trở thành chư hầu nghe theo lời chỉ bảo của Trung Quốc.
Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt chính trị, kinh tế, xã hội… Điều này có vẻ đúng trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí” thường là màu đỏ.
Trong cái đỏ nhiệt huyết, đỏ cách mạng, người ta vẫn thấy cái vằn đỏ trong ánh mắt của “đồng chí” phương Bắc, “màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt ở biên giới Tây Nam do bọn Pôn Pốt gây ra dưới sự giật dây của “đồng chí”, là máu của hàng vạn chiến sĩ chúng ta đã đổ trong cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 mà các “đồng chí” khoe là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau năm 1979, màu “đồng chí” lúc vàng lúc xanh, vàng vì hàng ngày, hàng giờ khắp núi rừng biên giới không lúc nào bình yên, hết cột mốc bị dịch chuyển, đến tung tiền mua rễ cây, lá cây khiến cây vàng lá chết lụi. Xanh vì hàng trăm hecta rừng biên giới được thuê làm gì không biết, xanh vì những lồng bè rình rập trên sóng biển Nha Trang khi bị phát hiện thì “đồng chí” vội bỏ chạy về nước.
Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông, màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi thường đạo lý.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng “người Trung quốc không có gen xâm lược”? Quả đúng như vậy, tập hợp toàn bộ tinh hoa của nhân loại để phân tích bản đồ gen người cũng không tìm được “gen xâm lược”. Thế mới thấy sự thâm trầm của người mà ta ngộ nhận là “đồng chí”. Ông Tập Cận Bình không dại gì mà nói rằng Trung Quốc không hề mang quân đi xâm lược nước khác, nói thế thiên hạ không cười trước mặt thì cũng cười sau lưng.
Người ta không khỏi thắc mắc Tôn Tử viết binh pháp để làm gì? Phải chăng binh pháp Tôn Tử chỉ để dành cho người Hoa đánh lẫn nhau? Những đạo quân Trung Quốc từ đời Hán, Đường đến đời “đồng chí” tấn công Việt Nam không với mục đích xâm lược thì vì mục đích gì?
Trong số 10 vị nguyên soái khai quốc công thần của Trung Quốc, chín người đã nhận cái chết một cách buồn thảm chưa kể Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Đối đãi với đồng chí trong nước còn như thế thì người ta còn ngại gì với các “đồng chí” nước ngoài?
Suy cho cùng, sự thị uy, ra oai của các con thú to với bầy thú nhỏ cũng là điều bình thường trong thế giới động vật. Những loài nhỏ bé cần có vũ khí tự vệ để không bị tiêu diệt, quan trọng không phải là sức mạnh, loài gấu to là thế chỉ bị vài con ong bé tẹo đốt là phải bỏ chạy.
Trong thế kỷ 20, không có bất kỳ dân tộc nào như người Việt đã phải cầm súng chiến đấu với bốn kẻ địch mạnh nhất thế giới là Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Sự tôi luyện trong chiến tranh khiến người Việt không biết sợ bọn xâm lược, tuy nhiên sự cảnh giác không bao giờ thừa. Các nước lớn luôn có những thỏa thuận trên lưng nước nhỏ, trước kia người ta mong chúng ta cứ đánh nhau với Mỹ càng lâu càng tốt, ngày nay nhiều nước lại muốn chúng ta đánh nhau với Trung Quốc. Những lời hứa, những sự mách nước đều xuất phát từ quyền lợi của chính họ, nếu chiến tranh nổ ra bên thứ ba mới là kẻ hưởng lợi.
Người Việt cần một trái tim nóng trong cái đầu lạnh, chỉ cần biển Đông không yên ổn, dòng hàng hóa bị tắc nghẽn thì nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, đó mới là điều mà chúng ta cần quan tâm để bảo vệ tổ quốc. Những biểu hiện quá khích không phải là điều kẻ mạnh theo đuổi.
Chúng ta không nhằm vào những người Trung Quốc làm ăn trên đất Việt nếu họ là người lao động bình thường, tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng không vơ đũa cả nắm như người nào đó rằng “người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Đa số người dân lao động Trung Quốc cũng đang bị lừa bịp, bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, họ không đáng bị ghét, đương nhiên bọn do thám, gián điệp, bọn làm ăn phi pháp thì phải nghiêm trị.
Kinh dịch của người Trung Quốc coi số chẵn là số tử, đặc biệt là số 4 ứng với bước tử trong tiến trình “sinh, lão, bệnh, tử”, vì lẽ đó người ta không làm bậc cầu thang chia hết cho 2 hoặc cho 4. Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc từng dựa vào “16 chữ vàng” và “4 tốt”, xem ra cả hai con số này đều rơi vào bước tử, chúng ta chẳng trông mong được gì vào cái khẩu hiệu mà người ta vẽ ra nhằm che mắt kẻ khờ. Nếu cần phải chọn, hãy chọn số 9, đó là nơi thượng đế ngự trị (9 tầng mây) đó chính là 9 từ trong lời dạy của Cụ Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã đến lúc, chúng ta nên tự hỏi sau màu đen, màu “đồng chí” sẽ là màu gì? Hãy sòng phẳng với họ và cũng sòng phẳng với dân để tránh ảo tưởng về một người bạn đang thủ dao găm trong túi.
Nếu phải đối đầu trong cuộc chiến, người Việt sẽ không rút gươm trước kẻ thù nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng./.
Nguồn http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Mau-dong-chi-post144700.gd
Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài người nghiên cứu, chỉ có "Lịch sử" là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …
Không phải là thực dụng khi người ta nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ nhông?”
Gần hai ngàn năm trước, sau khi đem binh hùng tướng mạnh nhà Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu trống đồng của người Việt để đúc lên chiếc cột đồng với lời tuyên bố láo xược “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng mà đổ thì Giao Chỉ (Việt Nam cổ) sẽ bị diệt vong).
Thời kỳ bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm tưởng chừng đã xóa tên nước Việt khỏi bản đồ thế giới, thế nhưng với bao cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, với ý chí độc lập không gì ngăn cản được, người Việt và nước Việt vẫn tồn tại và ngày càng mạnh mẽ. Hàng trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, kể cả nước Việt của Việt vương Câu Tiễn rốt cuộc cũng bị người Hán đồng hóa, chỉ còn lại hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc tức Việt Nam ngày nay.
Theo triết lý của đạo Phật: “Trong sắc có không, trong không có sắc”, dù bị người Hán tìm đủ cách đồng hóa người, trong đêm dài nô lệ vẫn âm ỉ ngọn lửa hồng của niềm tin vào một ngày đất nước sạch bóng ngoại bang. Lòng yêu nước, của ý chí tự cường là di sản mà tổ tiên để lại đã thấm vào máu người Việt từ thủa khai sơn, lập quốc.
Khi vua Minh Chu Do Kiểm (tức Sùng Trinh) ngạo mạn ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc xanh) với phái bộ sứ thần nước Việt thì Thám hoa Giang Văn Minh, dẫn đầu phái bộ đã kiêu hãnh đáp: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn loang đỏ).
Điểm lại đôi nét lịch sử giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc để thấy, vấn đề xuyên suốt mấy nghìn năm qua là Trung Quốc luôn muốn bành trướng xuống phía nam, luôn muốn Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc, chí ít cũng trở thành chư hầu nghe theo lời chỉ bảo của Trung Quốc.
Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt chính trị, kinh tế, xã hội… Điều này có vẻ đúng trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí” thường là màu đỏ.
Trong cái đỏ nhiệt huyết, đỏ cách mạng, người ta vẫn thấy cái vằn đỏ trong ánh mắt của “đồng chí” phương Bắc, “màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt ở biên giới Tây Nam do bọn Pôn Pốt gây ra dưới sự giật dây của “đồng chí”, là máu của hàng vạn chiến sĩ chúng ta đã đổ trong cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 mà các “đồng chí” khoe là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau năm 1979, màu “đồng chí” lúc vàng lúc xanh, vàng vì hàng ngày, hàng giờ khắp núi rừng biên giới không lúc nào bình yên, hết cột mốc bị dịch chuyển, đến tung tiền mua rễ cây, lá cây khiến cây vàng lá chết lụi. Xanh vì hàng trăm hecta rừng biên giới được thuê làm gì không biết, xanh vì những lồng bè rình rập trên sóng biển Nha Trang khi bị phát hiện thì “đồng chí” vội bỏ chạy về nước.
Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông, màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi thường đạo lý.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng “người Trung quốc không có gen xâm lược”? Quả đúng như vậy, tập hợp toàn bộ tinh hoa của nhân loại để phân tích bản đồ gen người cũng không tìm được “gen xâm lược”. Thế mới thấy sự thâm trầm của người mà ta ngộ nhận là “đồng chí”. Ông Tập Cận Bình không dại gì mà nói rằng Trung Quốc không hề mang quân đi xâm lược nước khác, nói thế thiên hạ không cười trước mặt thì cũng cười sau lưng.
Người ta không khỏi thắc mắc Tôn Tử viết binh pháp để làm gì? Phải chăng binh pháp Tôn Tử chỉ để dành cho người Hoa đánh lẫn nhau? Những đạo quân Trung Quốc từ đời Hán, Đường đến đời “đồng chí” tấn công Việt Nam không với mục đích xâm lược thì vì mục đích gì?
Trong số 10 vị nguyên soái khai quốc công thần của Trung Quốc, chín người đã nhận cái chết một cách buồn thảm chưa kể Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Đối đãi với đồng chí trong nước còn như thế thì người ta còn ngại gì với các “đồng chí” nước ngoài?
Suy cho cùng, sự thị uy, ra oai của các con thú to với bầy thú nhỏ cũng là điều bình thường trong thế giới động vật. Những loài nhỏ bé cần có vũ khí tự vệ để không bị tiêu diệt, quan trọng không phải là sức mạnh, loài gấu to là thế chỉ bị vài con ong bé tẹo đốt là phải bỏ chạy.
Trong thế kỷ 20, không có bất kỳ dân tộc nào như người Việt đã phải cầm súng chiến đấu với bốn kẻ địch mạnh nhất thế giới là Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Sự tôi luyện trong chiến tranh khiến người Việt không biết sợ bọn xâm lược, tuy nhiên sự cảnh giác không bao giờ thừa. Các nước lớn luôn có những thỏa thuận trên lưng nước nhỏ, trước kia người ta mong chúng ta cứ đánh nhau với Mỹ càng lâu càng tốt, ngày nay nhiều nước lại muốn chúng ta đánh nhau với Trung Quốc. Những lời hứa, những sự mách nước đều xuất phát từ quyền lợi của chính họ, nếu chiến tranh nổ ra bên thứ ba mới là kẻ hưởng lợi.
Người Việt cần một trái tim nóng trong cái đầu lạnh, chỉ cần biển Đông không yên ổn, dòng hàng hóa bị tắc nghẽn thì nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, đó mới là điều mà chúng ta cần quan tâm để bảo vệ tổ quốc. Những biểu hiện quá khích không phải là điều kẻ mạnh theo đuổi.
Chúng ta không nhằm vào những người Trung Quốc làm ăn trên đất Việt nếu họ là người lao động bình thường, tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng không vơ đũa cả nắm như người nào đó rằng “người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Đa số người dân lao động Trung Quốc cũng đang bị lừa bịp, bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, họ không đáng bị ghét, đương nhiên bọn do thám, gián điệp, bọn làm ăn phi pháp thì phải nghiêm trị.
Kinh dịch của người Trung Quốc coi số chẵn là số tử, đặc biệt là số 4 ứng với bước tử trong tiến trình “sinh, lão, bệnh, tử”, vì lẽ đó người ta không làm bậc cầu thang chia hết cho 2 hoặc cho 4. Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc từng dựa vào “16 chữ vàng” và “4 tốt”, xem ra cả hai con số này đều rơi vào bước tử, chúng ta chẳng trông mong được gì vào cái khẩu hiệu mà người ta vẽ ra nhằm che mắt kẻ khờ. Nếu cần phải chọn, hãy chọn số 9, đó là nơi thượng đế ngự trị (9 tầng mây) đó chính là 9 từ trong lời dạy của Cụ Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã đến lúc, chúng ta nên tự hỏi sau màu đen, màu “đồng chí” sẽ là màu gì? Hãy sòng phẳng với họ và cũng sòng phẳng với dân để tránh ảo tưởng về một người bạn đang thủ dao găm trong túi.
Nếu phải đối đầu trong cuộc chiến, người Việt sẽ không rút gươm trước kẻ thù nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng./.
Nguồn http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Mau-dong-chi-post144700.gd
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
Ông cha ta khôn khéo nhưng chưa bao giờ yếu hèn
Lòng yêu nước khi Tổ quốc nguy biến:
Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài giảm
Chúng ta nuôi dưỡng lòng yêu nước trong nhân dân bằng cái gì? Bằng chính sự bảo vệ, che chở mà Nhà nước dành cho người dân, bằng cách tạo dựng lòng tin của nhân dân vào chính quyền, bằng cách tạo dựng cho họ một cuộc sống tốt đẹp và bình yên hơn mỗi ngày; bằng chính sự tôn trọng lòng yêu nước của từng người công dân Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất này. Lúc giữ được lòng dân là lúc nội lực đất nước mạnh nhất. Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài sẽ giảm đi rất nhiều.
Có người cho rằng quyền yêu nước là của riêng ai đó, hay nghĩ rằng họ biết yêu nước hơn người khác. Nói như vậy, xã hội sẽ rất dễ bị phân tán... Trong lúc đất nước cần đồng lòng, việc coi nhẹ lòng yêu nước của người có quan điểm khác với mình là sai lệch vô cùng.
Nếu cứ khi đất nước lâm nguy, chúng ta mới nhờ cậy vào lòng yêu nước thì điều đó rất không đúng và mọi sự có thể sẽ quá muộn màng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng ta đã từng thắng một đế quốc hùng mạnh như nước Mỹ và giành chiến thắng ở những cuộc chiến xâm lược phương Bắc khác thì chúng ta sẽ đương nhiên thắng trong những cuộc chiến tranh sau này - đó sẽ là ý nghĩ cực kỳ sai lầm.
Trên thế giới, người ta đã chứng kiến rất nhiều quốc gia ở thời điểm này đang tan rã, chứ không phải thời điểm nào khác - một thời điểm mà tưởng chừng như thế giới đang yên ổn nhất khi mà lợi ích của các quốc gia đều có sự ràng buộc lẫn nhau. Không dễ gì một quốc gia có thể bị ảnh hưởng, bị chia cắt bởi một biến cố nào đó. Nhưng bằng cách này hay cách khác, nhiều quốc gia đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tan vỡ. Những bài học đó khiến chúng ta không thể chủ quan.
Hãy nhìn vào điều kiện thực tế bây giờ, lòng dân của chúng ta bây giờ, sức mạnh của Trung Quốc và phương tiện để thực hiện được ý muốn của Trung Quốc bây giờ đang ở một thời điểm hoàn toàn khác, để biết rằng chúng ta cần phải có những suy tính thật kỹ càng trong mỗi bước đi của mình.
Lịch sử chiến tranh của chúng ta đã chứng minh: vũ khí chưa bao giờ mang tính quyết định sự thắng bại của cuộc chiến. Chúng ta có tự tin vào sự đoàn kết của dân tộc lúc này hay không? Chúng ta có tự tin vào sức mạnh của đất nước trong một bối cảnh đang có rất nhiều khó khăn, mà không ít trong số đó do lỗi của chủ quan.
Có ý kiến cho rằng giờ không phải là thời dùng sức người cho những cuộc chiến tranh. Giờ là thời đại chiến tranh của vũ khí tối tân hiện đại. Nhưng nếu như thế, chẳng lẽ tất cả những quốc gia nhỏ bé sẽ rơi vào tay kẻ mạnh? Nếu nghĩ như thế, thì nghĩa là những người đó đã có tư tưởng chuẩn bị đầu hàng. Lịch sử của chúng ta đã chứng kiến những chiến thắng tưởng như phi lý nhưng lại rất hợp lý nhờ biết kết hợp sức mạnh chiến tranh toàn dân.
Chúng ta tin tưởng vào điều đó, song chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận tất cả những hiện thực đang diễn ra, cả những điều có thể khôn lường.
Người Việt Nam có câu "lá lành đùm lá rách". Nhưng những hiện tượng người Việt xấu xí vừa qua, nhìn rộng ra, những hiện tượng như vậy sẽ ít nhiều làm sứt mẻ lòng yêu nước nơi người dân.
Khi chúng ta nói đến lòng yêu nước, nói đến toàn vẹn lãnh thổ, nói đến sức mạnh dân tộc, chúng ta sẽ phải nhắc lại những điều nhỏ nhất: những người không biết động lòng trước những đau khổ của người khác, không biết xót xa cho sự bất hạnh của người khác, thì không thể nào chờ đợi tình yêu đất nước từ họ.
Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế đó, để kịp thay đổi những bất ổn trong cách tổ chức xã hội của chúng ta hiện nay, để không để mất đi thêm nữa thứ tài sản quý giá vô vàn ấy của dân tộc.
Tôi luôn tin, bất kể chuyện gì xảy ra, lòng yêu nước luôn luôn có trong tâm hồn mọi người Việt Nam, cũng như tôi vẫn tin rằng sức sống của dân tộc là mãi mãi. Chỉ có ở trong mỗi điều kiện, sự thể hiện và sự nhiều ít của tình yêu đó trong mỗi con người có thể khác nhau. Nếu như chúng ta biết cách để làm cho cuộc sống hài hoà hơn, thì lòng yêu nước đó không chỉ xuất hiện khi giặc đến nhà, mà nó sẽ thể hiện trong cả từng hành động nhỏ mỗi ngày.
Chúng ta không bao giờ châm ngòi cho một chiến tranh , nhưng bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ sống còn.
Chúng ta đừng mơ hồ
Lịch sử đã chứng minh rằng, bất cứ lúc nào chúng ta yếu nhất, quân phương Bắc đều không bỏ lỡ cơ hội xâm lược; khi nào chúng ta tự mạnh lên được thì họ tự khắc sẽ phải e dè trong mỗi bước đi của mình.
Những ngày tháng 4 vừa qua, ta đã có hoạt động cầu siêu cho các liệt sĩ trong trận hải chiến. Nhưng sau 35 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, dường như ta vẫn chưa tôn vinh xứng đáng những người đã ngã xuống khi đó, bởi ta không muốn gợi lại để nhằm giữ tình hữu hảo.
Sự khôn khéo đã có từ đời ông cha mình. Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Cả thế giới biết rằng Nhật và Mỹ là đồng minh, nhưng không vì thế mà người Nhật tránh né việc tổ chức lễ tưởng niệm những nạn nhân chết vì bom nguyên tử của Mỹ hàng năm. Vì dù như thế nào đi chăng nữa, những việc đồng bào, chiến sĩ hi sinh vì bảo vệ đất nước thì phải được đất nước này công nhận một cách đàng hoàng.
Việc chúng ta tôn trọng những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, không có nghĩa là chúng ta thiếu đi sự tôn trọng cần có trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Mà trong suy nghĩ của tôi, nếu chúng ta không tôn trọng đồng bào của mình đầu tiên, thì sự tôn trọng dành cho quốc gia khác cũng là vô nghĩa.
Nhưng chúng ta đã im lặng hơn mức mà chúng ta nên có. Còn Trung Quốc ngược lại. Lần này, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của chúng ta, người dân cả nước nhất loạt đi biểu tình ở cả 3 miền. Mặc dù trước đó, trong những chuyện như vậy, ta vẫn ứng xử mềm mỏng.
Với vấn đề biển Đông, chúng ta đừng hy vọng quá nhiều vào sự giúp đỡ của các nước khác. Vì bất cứ quốc gia nào khác cũng sẽ đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của họ lên hàng đầu. Chúng ta hãy xác đinh tinh thần tự lực tự cường là chính. Tự chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề của mình.
Không đâu xa, Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những việc Trung Quốc giúp chúng ta có sự chân thành ở trong đó, thể hiện ý nguyện và sự đồng thuận của nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng có cả sự toan tính về quyền lợi. Bất cứ thời điểm nào trong suốt quãng thời gian sát cánh bên chúng ta trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc chưa bao giờ quên đi lợi ích của họ.
Như truyền thông đã đưa tin, vào năm 1972, Trung Quốc đã bất ngờ bắt tay với Mỹ và quay lưng lại với chúng ta. Tôi vẫn còn nhớ bức tranh trên báo Nhân Dân năm 1972: Bàn tay của người Trung Quốc đã bắt lấy bàn tay của người Mỹ, và từ hai bàn tay đang bắt chặt đó những giọt máu chảy ra, biến thành bom đạn rơi xuống tấm bản đồ Việt Nam ở phía dưới.
Đã đến lúc cần những thay đổi trong cách ứng xử với người láng giềng.
Điều gì có thể khẳng định Trung Quốc sẽ không kéo giàn khoan vào sâu hơn nữa ở chỗ khác và điều gì khẳng định sẽ không chỉ có giàn khoan sau những bước đi này, ở những nơi sâu hơn nữa trong lãnh thổ nước ta. Vì theo như đường lưỡi bò mà TQ đang tuyên bố chủ quyền, thì lãnh thổ biển của TQ chỉ cách đất liền của chúng ta 12 hải lý và nơi mà chúng ta đang khai thác các nguồn tài nguyên biển bao đời nay là nằm trên đất Trung Quốc (!).
Chúng ta sẽ không bao giờ là người châm ngòi cho những cuộc đụng độ. Và chiến tranh là điều cuối cùng mà dân tộc này mong muốn. Những người Việt Nam đã đi qua chiến tranh như tôi hiểu và trân trọng hơn bao giờ hết hai chữ Hoà Bình.
Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng là nhiệm vụ sống còn của chúng ta - những chủ nhân thực sự của mảnh đất này. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể: tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tìm kiếm thêm những đồng minh trên biển Đông; Chúng ta có thể kiện ra Toà án Quốc tế nếu cần; Chúng ta phải làm cho đất nước mạnh lên, với việc đầu tiên là thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém và sửa chữa những yếu kém đó, để cả dân tộc có được sự gắn kết, sự tụ tâm trong bất cứ hoàn cảnh nào...
Tôi tin những việc làm cần thiết để bảo vệ chủ quyền của những người đứng đầu đất nước sẽ luôn có nhân dân đứng sau ủng hộ hết lòng. Dù vào bất kỳ thời nào, không bảo vệ được chủ quyền của đất nước đều là mang tội với thế hệ ông cha đã giữ mảnh đất này suốt mấy ngàn năm qua!
Lê Kiên Thành http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175861/ong-cha-ta-khon-kheo-nhung-chua-bao-gio-yeu-hen.html
Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài giảm
Chúng ta nuôi dưỡng lòng yêu nước trong nhân dân bằng cái gì? Bằng chính sự bảo vệ, che chở mà Nhà nước dành cho người dân, bằng cách tạo dựng lòng tin của nhân dân vào chính quyền, bằng cách tạo dựng cho họ một cuộc sống tốt đẹp và bình yên hơn mỗi ngày; bằng chính sự tôn trọng lòng yêu nước của từng người công dân Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất này. Lúc giữ được lòng dân là lúc nội lực đất nước mạnh nhất. Nội lực mạnh thì mối đe doạ từ bên ngoài sẽ giảm đi rất nhiều.
Có người cho rằng quyền yêu nước là của riêng ai đó, hay nghĩ rằng họ biết yêu nước hơn người khác. Nói như vậy, xã hội sẽ rất dễ bị phân tán... Trong lúc đất nước cần đồng lòng, việc coi nhẹ lòng yêu nước của người có quan điểm khác với mình là sai lệch vô cùng.
Nếu cứ khi đất nước lâm nguy, chúng ta mới nhờ cậy vào lòng yêu nước thì điều đó rất không đúng và mọi sự có thể sẽ quá muộn màng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng ta đã từng thắng một đế quốc hùng mạnh như nước Mỹ và giành chiến thắng ở những cuộc chiến xâm lược phương Bắc khác thì chúng ta sẽ đương nhiên thắng trong những cuộc chiến tranh sau này - đó sẽ là ý nghĩ cực kỳ sai lầm.
Trên thế giới, người ta đã chứng kiến rất nhiều quốc gia ở thời điểm này đang tan rã, chứ không phải thời điểm nào khác - một thời điểm mà tưởng chừng như thế giới đang yên ổn nhất khi mà lợi ích của các quốc gia đều có sự ràng buộc lẫn nhau. Không dễ gì một quốc gia có thể bị ảnh hưởng, bị chia cắt bởi một biến cố nào đó. Nhưng bằng cách này hay cách khác, nhiều quốc gia đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tan vỡ. Những bài học đó khiến chúng ta không thể chủ quan.
Hãy nhìn vào điều kiện thực tế bây giờ, lòng dân của chúng ta bây giờ, sức mạnh của Trung Quốc và phương tiện để thực hiện được ý muốn của Trung Quốc bây giờ đang ở một thời điểm hoàn toàn khác, để biết rằng chúng ta cần phải có những suy tính thật kỹ càng trong mỗi bước đi của mình.
Lịch sử chiến tranh của chúng ta đã chứng minh: vũ khí chưa bao giờ mang tính quyết định sự thắng bại của cuộc chiến. Chúng ta có tự tin vào sự đoàn kết của dân tộc lúc này hay không? Chúng ta có tự tin vào sức mạnh của đất nước trong một bối cảnh đang có rất nhiều khó khăn, mà không ít trong số đó do lỗi của chủ quan.
Có ý kiến cho rằng giờ không phải là thời dùng sức người cho những cuộc chiến tranh. Giờ là thời đại chiến tranh của vũ khí tối tân hiện đại. Nhưng nếu như thế, chẳng lẽ tất cả những quốc gia nhỏ bé sẽ rơi vào tay kẻ mạnh? Nếu nghĩ như thế, thì nghĩa là những người đó đã có tư tưởng chuẩn bị đầu hàng. Lịch sử của chúng ta đã chứng kiến những chiến thắng tưởng như phi lý nhưng lại rất hợp lý nhờ biết kết hợp sức mạnh chiến tranh toàn dân.
Chúng ta tin tưởng vào điều đó, song chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận tất cả những hiện thực đang diễn ra, cả những điều có thể khôn lường.
Người Việt Nam có câu "lá lành đùm lá rách". Nhưng những hiện tượng người Việt xấu xí vừa qua, nhìn rộng ra, những hiện tượng như vậy sẽ ít nhiều làm sứt mẻ lòng yêu nước nơi người dân.
Khi chúng ta nói đến lòng yêu nước, nói đến toàn vẹn lãnh thổ, nói đến sức mạnh dân tộc, chúng ta sẽ phải nhắc lại những điều nhỏ nhất: những người không biết động lòng trước những đau khổ của người khác, không biết xót xa cho sự bất hạnh của người khác, thì không thể nào chờ đợi tình yêu đất nước từ họ.
Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế đó, để kịp thay đổi những bất ổn trong cách tổ chức xã hội của chúng ta hiện nay, để không để mất đi thêm nữa thứ tài sản quý giá vô vàn ấy của dân tộc.
Tôi luôn tin, bất kể chuyện gì xảy ra, lòng yêu nước luôn luôn có trong tâm hồn mọi người Việt Nam, cũng như tôi vẫn tin rằng sức sống của dân tộc là mãi mãi. Chỉ có ở trong mỗi điều kiện, sự thể hiện và sự nhiều ít của tình yêu đó trong mỗi con người có thể khác nhau. Nếu như chúng ta biết cách để làm cho cuộc sống hài hoà hơn, thì lòng yêu nước đó không chỉ xuất hiện khi giặc đến nhà, mà nó sẽ thể hiện trong cả từng hành động nhỏ mỗi ngày.
Chúng ta không bao giờ châm ngòi cho một chiến tranh , nhưng bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ sống còn.
Chúng ta đừng mơ hồ
Lịch sử đã chứng minh rằng, bất cứ lúc nào chúng ta yếu nhất, quân phương Bắc đều không bỏ lỡ cơ hội xâm lược; khi nào chúng ta tự mạnh lên được thì họ tự khắc sẽ phải e dè trong mỗi bước đi của mình.
Những ngày tháng 4 vừa qua, ta đã có hoạt động cầu siêu cho các liệt sĩ trong trận hải chiến. Nhưng sau 35 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, dường như ta vẫn chưa tôn vinh xứng đáng những người đã ngã xuống khi đó, bởi ta không muốn gợi lại để nhằm giữ tình hữu hảo.
Sự khôn khéo đã có từ đời ông cha mình. Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có. Thế nhưng ông cha ta tuyệt đối không bao giờ thể hiện sự yếu hèn.
Cả thế giới biết rằng Nhật và Mỹ là đồng minh, nhưng không vì thế mà người Nhật tránh né việc tổ chức lễ tưởng niệm những nạn nhân chết vì bom nguyên tử của Mỹ hàng năm. Vì dù như thế nào đi chăng nữa, những việc đồng bào, chiến sĩ hi sinh vì bảo vệ đất nước thì phải được đất nước này công nhận một cách đàng hoàng.
Việc chúng ta tôn trọng những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, không có nghĩa là chúng ta thiếu đi sự tôn trọng cần có trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Mà trong suy nghĩ của tôi, nếu chúng ta không tôn trọng đồng bào của mình đầu tiên, thì sự tôn trọng dành cho quốc gia khác cũng là vô nghĩa.
Nhưng chúng ta đã im lặng hơn mức mà chúng ta nên có. Còn Trung Quốc ngược lại. Lần này, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của chúng ta, người dân cả nước nhất loạt đi biểu tình ở cả 3 miền. Mặc dù trước đó, trong những chuyện như vậy, ta vẫn ứng xử mềm mỏng.
Với vấn đề biển Đông, chúng ta đừng hy vọng quá nhiều vào sự giúp đỡ của các nước khác. Vì bất cứ quốc gia nào khác cũng sẽ đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của họ lên hàng đầu. Chúng ta hãy xác đinh tinh thần tự lực tự cường là chính. Tự chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề của mình.
Không đâu xa, Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những việc Trung Quốc giúp chúng ta có sự chân thành ở trong đó, thể hiện ý nguyện và sự đồng thuận của nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng có cả sự toan tính về quyền lợi. Bất cứ thời điểm nào trong suốt quãng thời gian sát cánh bên chúng ta trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc chưa bao giờ quên đi lợi ích của họ.
Như truyền thông đã đưa tin, vào năm 1972, Trung Quốc đã bất ngờ bắt tay với Mỹ và quay lưng lại với chúng ta. Tôi vẫn còn nhớ bức tranh trên báo Nhân Dân năm 1972: Bàn tay của người Trung Quốc đã bắt lấy bàn tay của người Mỹ, và từ hai bàn tay đang bắt chặt đó những giọt máu chảy ra, biến thành bom đạn rơi xuống tấm bản đồ Việt Nam ở phía dưới.
Đã đến lúc cần những thay đổi trong cách ứng xử với người láng giềng.
Điều gì có thể khẳng định Trung Quốc sẽ không kéo giàn khoan vào sâu hơn nữa ở chỗ khác và điều gì khẳng định sẽ không chỉ có giàn khoan sau những bước đi này, ở những nơi sâu hơn nữa trong lãnh thổ nước ta. Vì theo như đường lưỡi bò mà TQ đang tuyên bố chủ quyền, thì lãnh thổ biển của TQ chỉ cách đất liền của chúng ta 12 hải lý và nơi mà chúng ta đang khai thác các nguồn tài nguyên biển bao đời nay là nằm trên đất Trung Quốc (!).
Chúng ta sẽ không bao giờ là người châm ngòi cho những cuộc đụng độ. Và chiến tranh là điều cuối cùng mà dân tộc này mong muốn. Những người Việt Nam đã đi qua chiến tranh như tôi hiểu và trân trọng hơn bao giờ hết hai chữ Hoà Bình.
Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng là nhiệm vụ sống còn của chúng ta - những chủ nhân thực sự của mảnh đất này. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể: tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tìm kiếm thêm những đồng minh trên biển Đông; Chúng ta có thể kiện ra Toà án Quốc tế nếu cần; Chúng ta phải làm cho đất nước mạnh lên, với việc đầu tiên là thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém và sửa chữa những yếu kém đó, để cả dân tộc có được sự gắn kết, sự tụ tâm trong bất cứ hoàn cảnh nào...
Tôi tin những việc làm cần thiết để bảo vệ chủ quyền của những người đứng đầu đất nước sẽ luôn có nhân dân đứng sau ủng hộ hết lòng. Dù vào bất kỳ thời nào, không bảo vệ được chủ quyền của đất nước đều là mang tội với thế hệ ông cha đã giữ mảnh đất này suốt mấy ngàn năm qua!
Lê Kiên Thành http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/175861/ong-cha-ta-khon-kheo-nhung-chua-bao-gio-yeu-hen.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)